CTTĐT - Đẩy mạnh phong trào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tín chấp vốn với ngân hàng, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân... là những hoạt động thiết thực, hiệu quả đã và đang được Hội Nông dân (HND) xã Phúc An, huyện Yên Bình triển khai. Từ đó, giúp nhiều hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, Hội đã thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, người bạn đồng hành tin cậy của hội viên nông dân.
Tổ thu gom rác thải của xã Phúc An làm nhiệm vụ giữ gìn môi trường
Gia đình anh Hà Văn An ở thôn Làng Cại, xã Phúc An trước kia vẫn gặp khó khăn trong việc tìm hướng để phát triển kinh tế. Năm 2012, được tham gia các lớp tập huấn trồng trọt, chăn nuôi do HND xã tổ chức và tham khảo biết đến một số mô hình chăn nuôi bò trên ti vi, sách, báo gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư mua 2 con bò cái. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, đến nay, gia đình anh đã có 13 con bò, cho thu nhập 25 - 30 triệu đồng/ lứa. Bên cạnh đó, gia đình anh còn đầu tư trồng 1ha keo, đã cho thu hoạch 1 lần 30 triệu đồng. Từ một hộ nghèo, cuộc sống gia đình dần đi lên khấm khá hơn, anh phấn khởi chia sẻ: "Thấy mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản rất hiệu quả, lại đúng dịp được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi gia súc do HND xã tổ chức, biết cách chăm sóc bò cái sinh sản, phòng chống dịch bệnh... Bây giờ, gia đình tôi có thu nhập ổn định, có tiền chăm lo cho cuộc sống hàng ngày và nuôi các con ăn học. Gia đình tôi dự định phát triển đàn bò lên khoảng 50 con". Cũng như gia đình anh An, ông Trần Kim Lĩnh ở thôn Khuôn Đát được tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học EMICH năm 2015 và được huyện hỗ trợ chế phẩm sinh học EMICH. Sau khi áp dụng sử dụng trên diện tích 1ha lúa của gia đình, mỗi sào năng suất tăng cao từ 0,5 - 0,7 tạ.
Thời gian qua, HND xã Phúc An đã quan tâm tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng thông qua việc hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo vốn sản xuất, kinh doanh. Ông Hà Xuân Đạt - Phó Chủ tịch HND xã Phúc An cho biết: "Trong 6 tháng đầu năm 2017, Hội đã phối hợp với Hội Khuyến nông xã tổ chức 6 lớp tập huấn đầu bờ và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng trăm lượt hội viên nông dân. Qua đó, giúp hội viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo. Các mô hình phát triển kinh tế của hội viên ngày càng tăng cao cả về năng xuất, hiệu quả và quy mô". Cùng với hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, Hội còn triển khai các hoạt động giúp đỡ hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Thông qua nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội đã ủy thác cho 310 hộ vay vốn 23,9 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực tế nhiều hội viên nông dân thoát nghèo nhờ chương trình vốn vay ưu đãi của Hội. Trong phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu, 100% hội viên trên địa bàn xã đăng kí hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Đặc biệt, đã có bình quân từ 50 - 85 hội viên phát triển kinh tế trồng rừng thu 80 - 100 triệu đồng/ ha.
Với nhiều cách làm hay, thiết thực, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của HND xã Phúc An luôn được các hội viên tích cực hưởng ứng. Qua đó, góp phần cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát huy sức mạnh đông đảo hội viên, của giai cấp nông dân, tạo sự chuyển biến tích cực về mọi mặt công tác Hội. HND xã ngày càng khẳng định vị trí vai trò của mình. Ông Hà Xuân Đạt - Phó Chủ tịch HND xã Phúc An cho biết: "Trong thời gian tới, bằng các biện pháp thiết thực như "đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn", Hội sẽ tiếp tục phối hợp mở 10 lớp tập huấn canh tác lúa bền vững, ủ phân hữu cơ có chế phẩm EMICH cho các chi hội chưa được thực hiện. Đồng thời, tiếp tục phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tới 100% hội viên, phấn đấu tăng tỷ lệ hộ khá, giàu và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hỗ trợ giống, vốn và kỹ thuật cho nông dân phát triển, mở rộng sản xuất để xuất hiện nhiều hơn nữa các mô hình kinh tế cho thu nhập cao".
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đẩy mạnh phong trào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tín chấp vốn với ngân hàng, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân... là những hoạt động thiết thực, hiệu quả đã và đang được Hội Nông dân (HND) xã Phúc An, huyện Yên Bình triển khai. Từ đó, giúp nhiều hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, Hội đã thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, người bạn đồng hành tin cậy của hội viên nông dân.Gia đình anh Hà Văn An ở thôn Làng Cại, xã Phúc An trước kia vẫn gặp khó khăn trong việc tìm hướng để phát triển kinh tế. Năm 2012, được tham gia các lớp tập huấn trồng trọt, chăn nuôi do HND xã tổ chức và tham khảo biết đến một số mô hình chăn nuôi bò trên ti vi, sách, báo gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư mua 2 con bò cái. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, đến nay, gia đình anh đã có 13 con bò, cho thu nhập 25 - 30 triệu đồng/ lứa. Bên cạnh đó, gia đình anh còn đầu tư trồng 1ha keo, đã cho thu hoạch 1 lần 30 triệu đồng. Từ một hộ nghèo, cuộc sống gia đình dần đi lên khấm khá hơn, anh phấn khởi chia sẻ: "Thấy mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản rất hiệu quả, lại đúng dịp được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi gia súc do HND xã tổ chức, biết cách chăm sóc bò cái sinh sản, phòng chống dịch bệnh... Bây giờ, gia đình tôi có thu nhập ổn định, có tiền chăm lo cho cuộc sống hàng ngày và nuôi các con ăn học. Gia đình tôi dự định phát triển đàn bò lên khoảng 50 con". Cũng như gia đình anh An, ông Trần Kim Lĩnh ở thôn Khuôn Đát được tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học EMICH năm 2015 và được huyện hỗ trợ chế phẩm sinh học EMICH. Sau khi áp dụng sử dụng trên diện tích 1ha lúa của gia đình, mỗi sào năng suất tăng cao từ 0,5 - 0,7 tạ.
Thời gian qua, HND xã Phúc An đã quan tâm tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng thông qua việc hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo vốn sản xuất, kinh doanh. Ông Hà Xuân Đạt - Phó Chủ tịch HND xã Phúc An cho biết: "Trong 6 tháng đầu năm 2017, Hội đã phối hợp với Hội Khuyến nông xã tổ chức 6 lớp tập huấn đầu bờ và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng trăm lượt hội viên nông dân. Qua đó, giúp hội viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo. Các mô hình phát triển kinh tế của hội viên ngày càng tăng cao cả về năng xuất, hiệu quả và quy mô". Cùng với hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, Hội còn triển khai các hoạt động giúp đỡ hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Thông qua nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội đã ủy thác cho 310 hộ vay vốn 23,9 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực tế nhiều hội viên nông dân thoát nghèo nhờ chương trình vốn vay ưu đãi của Hội. Trong phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu, 100% hội viên trên địa bàn xã đăng kí hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Đặc biệt, đã có bình quân từ 50 - 85 hội viên phát triển kinh tế trồng rừng thu 80 - 100 triệu đồng/ ha.
Với nhiều cách làm hay, thiết thực, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của HND xã Phúc An luôn được các hội viên tích cực hưởng ứng. Qua đó, góp phần cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát huy sức mạnh đông đảo hội viên, của giai cấp nông dân, tạo sự chuyển biến tích cực về mọi mặt công tác Hội. HND xã ngày càng khẳng định vị trí vai trò của mình. Ông Hà Xuân Đạt - Phó Chủ tịch HND xã Phúc An cho biết: "Trong thời gian tới, bằng các biện pháp thiết thực như "đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn", Hội sẽ tiếp tục phối hợp mở 10 lớp tập huấn canh tác lúa bền vững, ủ phân hữu cơ có chế phẩm EMICH cho các chi hội chưa được thực hiện. Đồng thời, tiếp tục phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tới 100% hội viên, phấn đấu tăng tỷ lệ hộ khá, giàu và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hỗ trợ giống, vốn và kỹ thuật cho nông dân phát triển, mở rộng sản xuất để xuất hiện nhiều hơn nữa các mô hình kinh tế cho thu nhập cao".
Các bài khác
- Xã Yên Hợp, huyện Văn Yên đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
- Công bố xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới
- Thẩm định xét công nhận xã Bạch Hà, huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới
- Thẩm định xét công nhận xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới
- Công bố quyết định của UBND tỉnh công nhận xã Mông Sơn, huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới
- Nông dân xã Hát Lừu cùng nhau xây dựng Nông thôn mới
- Nông dân Yên Bái thi đua xây dựng nông thôn mới
- Công nhận các xã Mông Sơn, Âu Lâu, Nghĩa Lợi, Yên Hợp đạt chuẩn nông thôn mới
- Công nhận xã Yên Hợp, huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
- Thẩm định xét công nhận xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ đạt chuẩn nông thôn mới