CTTĐT- Trong năm 2019, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu chuyển dịch 1.429 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Lớp học nghề thêu thổ cẩm cho phụ nữ Thái ở Văn Chấn.
Năm 2018 tại huyện Văn Chấn số lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt 1.466 người, bằng 107% kế hoạch. Trong đó có 237 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động; 650 lao động làm công nhân, làm thuê dịch vụ tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; số lao động tự học nghề tại các cơ sở, doanh nghiệp và tham gia các lớp đào tạo nghề và chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là 579 người. Trong năm 2018 số lao động tại huyện Văn Chấn chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt 1.466 người.
Năm 2019, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu chuyển dịch 1.427 lao động từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Theo số liệu báo cáo đến 15/8/2019 huyện Văn Chấn đã chuyển dịch được 725 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tuy nhiên mới chỉ đạt 51,1% kế hoạch đặt ra. Từ nay đến hết năm 2019, để đạt được mục tiêu đã đề ra, huyện Văn Chấn sẽ phối hợp với các sở, ngành xây dựng quy hoạch cụ thể về các diện tích, khu vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó tập trung vào quy hoạch khu vực nguồn nguyên liệu, khu vực xây dựng nhà máy chế biến, giúp doanh nghiệp hợp tác cùng các hộ dân sản xuất theo chuỗi giá trị giúp chuyển đổi lao động từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.
Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như khảo sát nhu cầu của người lao động, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp… tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trên địa bàn tham gia tuyển dụng đi xuất khẩu lao động hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước…
Đánh giá chung cho thấy việc triển khai thực hiện các chương trình chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Văn Chấn đã làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn của huyện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời cho người nông dân trong quá trình chuyển dịch lao động sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong năm 2019, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu chuyển dịch 1.429 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Năm 2018 tại huyện Văn Chấn số lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt 1.466 người, bằng 107% kế hoạch. Trong đó có 237 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động; 650 lao động làm công nhân, làm thuê dịch vụ tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; số lao động tự học nghề tại các cơ sở, doanh nghiệp và tham gia các lớp đào tạo nghề và chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là 579 người. Trong năm 2018 số lao động tại huyện Văn Chấn chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt 1.466 người.
Năm 2019, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu chuyển dịch 1.427 lao động từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Theo số liệu báo cáo đến 15/8/2019 huyện Văn Chấn đã chuyển dịch được 725 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tuy nhiên mới chỉ đạt 51,1% kế hoạch đặt ra. Từ nay đến hết năm 2019, để đạt được mục tiêu đã đề ra, huyện Văn Chấn sẽ phối hợp với các sở, ngành xây dựng quy hoạch cụ thể về các diện tích, khu vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó tập trung vào quy hoạch khu vực nguồn nguyên liệu, khu vực xây dựng nhà máy chế biến, giúp doanh nghiệp hợp tác cùng các hộ dân sản xuất theo chuỗi giá trị giúp chuyển đổi lao động từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.
Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như khảo sát nhu cầu của người lao động, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp… tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trên địa bàn tham gia tuyển dụng đi xuất khẩu lao động hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước…
Đánh giá chung cho thấy việc triển khai thực hiện các chương trình chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Văn Chấn đã làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn của huyện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời cho người nông dân trong quá trình chuyển dịch lao động sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn.