Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Nghĩa Lộ đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp

05/11/2019 08:11:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, lao động nông nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ còn khoảng 30,1%, trung bình mỗi năm thị xã sẽ có khoảng 2 - 3% lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động.

Công ty may Chiến Thắng, thị xã Nghĩa Lộ thu hút nhiều lao động ở địa phương

Để thực hiện mục tiêu này, lao động nông nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ còn khoảng 30,1%, trung bình mỗi năm thị xã sẽ có khoảng 2 - 3% lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp, thị xã đã có định hướng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp để các phòng, ban, đơn vị liên quan và các xã, phường phối hợp thực hiện, đảm bảo tăng dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hình thành cơ cấu lao động hợp lý, đảm bảo sự chuyển dịch hàng năm đúng với tình hình thực tế.

Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề và tạo việc làm trên địa bàn thị xã đến năm 2020”, hàng năm thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với doanh nghiệp. Trong năm 2018, thị xã đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quan tâm thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như nghề đan lát, nghề may, du lịch cộng đồng, các dịch vụ nhà hàng ăn uống… Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phối hợp tư vấn, định hướng, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 1.200 người, trong đó phát triển kinh tế - xã hội 523 người. Đến cuối năm 2018, Nghĩa Lộ có khoảng 400 lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 35,4%.

Trong năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 32,4%, giảm khoảng 3% so với năm 2018, tương đương từ 400 - 500 lao động. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, thị xã đã tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững.

Thị xã phấn đấu đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho khoảng 600 người. Trong đó, đào tạo ở nhóm nghề phi nông nghiệp chiếm từ 40 - 45%, ưu tiên đào tạo nghề phi nông nghiệp theo Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Quan tâm gắn kết hoạt động đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp và đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động ở các ngành như: công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, du lịch, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, cung ứng lao động làm việc trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động; cải cách thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các công ty, tập đoàn kinh tế lớn đảm bảo việc làm bền vững cho lao động địa phương.

Ban Biên tập