Theo số liệu năm 2023, dân số trung bình năm 2022 toàn tỉnh đạt 847.245 người, tăng 4.574 người, tương đương tăng 0,54% so với năm 2021, bao gồm dân số thành thị 176.649 người, chiếm 20,85%; dân số nông thôn 670.596 người, chiếm 79,15%; dân số nam 427.311 người, chiếm 50,44%; dân số nữ 419.934 người, chiếm 49,56%. Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2022 là 122,92 người/km2, cao nhất là thành phố Yên Bái 1.021 người/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 48 người/km2. Tổng số hộ toàn tỉnh năm 2022 là 219.238 hộ, tăng 0,54% so với năm 2021. Trong đó số hộ ở thành thị là 52.893 hộ, chiếm 24,13%, tăng 2,66%; số hộ nông thôn chiếm 75,87%, giảm 0,11% so với năm 2021.
.
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, là nơi quần cư của 30 dân tộc, trong đó có 13 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời. Người Kinh chiếm 42,71%, còn lại là các dân tộc khác (Tày, Thái, Dao, Mông, Mường…) chiếm 57,29% với truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và nhiều nét độc đáo.
Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, sống xen kẽ với nhau, đặc trưng là các tộc người có số dân đông, hình thành cộng đồng là:
Người Tày, sống chủ yếu ở huyện Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình. Kinh tế chính là nền kinh tế nông, lâm nghiệp. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn.
Người Thái, sinh sống tập trung ở huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ… với 2 nhóm là Thái trắng và Thái đen; ở nhà sàn, hai đầu hồi nhà có 2 “khau cút”. Kinh tế truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. Nghề thủ công là dệt, đan lát tạo ra các sản phẩm có giá trị khá cao về thẩm mỹ, văn hóa và giá trị sử dụng.
Người Dao, sinh sống tập trung đông ở huyện Văn Yên, Yên Bình Văn Chấn, Trấn Yên… với 4 nhóm chính: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Quần Trắng, Dao Tuyển. Hình thái kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng trong đó phát triển nhất là trồng quế. Nghề thủ công truyền thống là làm giấy, dệt vải, in, thêu hoa văn trên vải. Người Dao quần trắng ở nhà sàn; người Dao đỏ nhà đất; người Dao Quần Chẹt, Dao Tuyển ở nhà nửa sàn nửa đất. Hiện nay, những gia đình người Dao có kinh tế khá giả làm nhà kiểu hiện đại.
Người Mông ở Yên Bái sống tập trung chủ yếu tại huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên… gồm 4 nhóm chính là Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng, Mông Si; ở nhà đất, lợp gỗ pơ mu chẻ mỏng, quần tụ thành thôn bản riêng. Kinh tế chủ đạo là nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc, nuôi ong lấy mật và đặc biệt là canh tác lúa nước bằng ruộng bậc thang. Nghề thủ công truyền thống là rèn đúc kỹ thuật cao, công phu. Họ tự rèn nông cụ; đồ trang sức của phụ nữ; khoan sắt chế tạo súng kíp rất chính xác.
Người Mường, sinh sống tập trung chủ yếu tại huyện Văn Chấn, Trấn Yên; ở nhà sàn có 2 cầu thang. Đồng bào Mường Yên Bái cư trú chủ yếu trên các thung lũng ven suối, nguồn sống chính của đồng bào dựa vào nông nghiệp, trong đó phần lớn làm ruộng nước. Lúa nước là cây lương thực chính. Ngoài ra cũng làm thêm nương rẫy và trồng các loại cây màu khác như: ngô, khoai, sắn. Đồng bào Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Để đưa nước vào đồng ruộng, đồng bào thường đắp mương, phai, làm cọn nước. Trước đây hoa màu chủ yếu trồng trên nương nhưng nay đồng bào đã tận dụng thời gian giữa 2 vụ xuân của đất ruộng trồng thêm vụ màu. Cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động và ứng dụng các khoa học, kỹ thuật, đưa giống mới vào đồng ruộng, ở nhiều nơi đồng bào đã chuyển từ 2 vụ sang 3 vụ lúa, màu/năm.
Cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Yên Bái, đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống lại giặc giã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, được sự quan tâm của cả nước mỗi bước đi lên của tỉnh Yên Bái đều có sự đóng góp của từng dân tộc, từng dòng họ và từng gia đình. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, tình đoàn kết hiếu nghĩa, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc, đức tính dũng cảm… ngày nay đang hướng tới xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
(Số liệu dân số tỉnh Yên Bái do Cục Thống kê tỉnh Yên Bái cung cấp)
49449 lượt xem
Ban Biên tập
Theo số liệu năm 2023, dân số trung bình năm 2022 toàn tỉnh đạt 847.245 người, tăng 4.574 người, tương đương tăng 0,54% so với năm 2021, bao gồm dân số thành thị 176.649 người, chiếm 20,85%; dân số nông thôn 670.596 người, chiếm 79,15%; dân số nam 427.311 người, chiếm 50,44%; dân số nữ 419.934 người, chiếm 49,56%. Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2022 là 122,92 người/km2, cao nhất là thành phố Yên Bái 1.021 người/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 48 người/km2. Tổng số hộ toàn tỉnh năm 2022 là 219.238 hộ, tăng 0,54% so với năm 2021. Trong đó số hộ ở thành thị là 52.893 hộ, chiếm 24,13%, tăng 2,66%; số hộ nông thôn chiếm 75,87%, giảm 0,11% so với năm 2021. Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, là nơi quần cư của 30 dân tộc, trong đó có 13 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời. Người Kinh chiếm 42,71%, còn lại là các dân tộc khác (Tày, Thái, Dao, Mông, Mường…) chiếm 57,29% với truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và nhiều nét độc đáo.
Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, sống xen kẽ với nhau, đặc trưng là các tộc người có số dân đông, hình thành cộng đồng là:
Người Tày, sống chủ yếu ở huyện Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình. Kinh tế chính là nền kinh tế nông, lâm nghiệp. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn.
Người Thái, sinh sống tập trung ở huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ… với 2 nhóm là Thái trắng và Thái đen; ở nhà sàn, hai đầu hồi nhà có 2 “khau cút”. Kinh tế truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm. Nghề thủ công là dệt, đan lát tạo ra các sản phẩm có giá trị khá cao về thẩm mỹ, văn hóa và giá trị sử dụng.
Người Dao, sinh sống tập trung đông ở huyện Văn Yên, Yên Bình Văn Chấn, Trấn Yên… với 4 nhóm chính: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Quần Trắng, Dao Tuyển. Hình thái kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng trong đó phát triển nhất là trồng quế. Nghề thủ công truyền thống là làm giấy, dệt vải, in, thêu hoa văn trên vải. Người Dao quần trắng ở nhà sàn; người Dao đỏ nhà đất; người Dao Quần Chẹt, Dao Tuyển ở nhà nửa sàn nửa đất. Hiện nay, những gia đình người Dao có kinh tế khá giả làm nhà kiểu hiện đại.
Người Mông ở Yên Bái sống tập trung chủ yếu tại huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên… gồm 4 nhóm chính là Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng, Mông Si; ở nhà đất, lợp gỗ pơ mu chẻ mỏng, quần tụ thành thôn bản riêng. Kinh tế chủ đạo là nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc, nuôi ong lấy mật và đặc biệt là canh tác lúa nước bằng ruộng bậc thang. Nghề thủ công truyền thống là rèn đúc kỹ thuật cao, công phu. Họ tự rèn nông cụ; đồ trang sức của phụ nữ; khoan sắt chế tạo súng kíp rất chính xác.
Người Mường, sinh sống tập trung chủ yếu tại huyện Văn Chấn, Trấn Yên; ở nhà sàn có 2 cầu thang. Đồng bào Mường Yên Bái cư trú chủ yếu trên các thung lũng ven suối, nguồn sống chính của đồng bào dựa vào nông nghiệp, trong đó phần lớn làm ruộng nước. Lúa nước là cây lương thực chính. Ngoài ra cũng làm thêm nương rẫy và trồng các loại cây màu khác như: ngô, khoai, sắn. Đồng bào Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Để đưa nước vào đồng ruộng, đồng bào thường đắp mương, phai, làm cọn nước. Trước đây hoa màu chủ yếu trồng trên nương nhưng nay đồng bào đã tận dụng thời gian giữa 2 vụ xuân của đất ruộng trồng thêm vụ màu. Cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động và ứng dụng các khoa học, kỹ thuật, đưa giống mới vào đồng ruộng, ở nhiều nơi đồng bào đã chuyển từ 2 vụ sang 3 vụ lúa, màu/năm.
Cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Yên Bái, đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống lại giặc giã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, được sự quan tâm của cả nước mỗi bước đi lên của tỉnh Yên Bái đều có sự đóng góp của từng dân tộc, từng dòng họ và từng gia đình. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, tình đoàn kết hiếu nghĩa, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc, đức tính dũng cảm… ngày nay đang hướng tới xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
(Số liệu dân số tỉnh Yên Bái do Cục Thống kê tỉnh Yên Bái cung cấp)