Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Lễ hội truyền thống

Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

30/01/2018

Với người Tày ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hội Lồng tồng (hay còn gọi là lễ hội Cầu mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất, vui nhất của dân tộc Tày được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng, nhằm gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

07/02/2018

Đình làng Dọc nằm trong vùng Chiến khu cách mạng, thuộc xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Lễ hội được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mùng 3, mùng 4 tháng Giêng âm lịch và ngày 13, 14 tháng Bảy âm lịch.

Lễ hội đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

15/03/2018

Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên có lịch sử lâu đời, là thiết chế tín ngưỡng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang. Đền Phúc Linh thuộc thôn 18, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Đền nằm cách trung tâm huyện Văn Yên 20 km về phía Nam, với diện tích trên 150 mét vuông, được xây dựng khang trang với năm gian nhà gỗ, mái lợp ngói vẩy. Đền được xây dựng trên đỉnh núi cao, một vị trí đắc địa, có tầm quan sát rộng.

Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

25/01/2018

CTTĐT - Đình Phúc Hòa thuộc địa phận thôn Phúc Hòa 1, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đình thờ ba vị tiền nhân là Hiển Công Đài Vàng Quý Minh Đại Vượng, Tướng Công Phò Mã Án Sát Đại Vương và Hồng Hoa công chúa là con và cháu của vua Hùng Duệ Vương thứ 18.

Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò

15/08/2016

CTTĐT - Lễ hội Xên Mường (cúng mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Thái nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường (cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống), cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc. Lễ hội này diễn ra giống nhau ở mọi vùng, nhưng mỗi mường lại chọn địa điểm, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn mường; người Thái đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở khu rừng cấm của mường (tu mường) - nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là nơi yên nghỉ của những người đã khuất.

Lễ hội Xên Đông - Nét đẹp văn hóa của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

15/08/2016

CTTĐT - Mỗi độ xuân về, người Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên Đông - lễ hội “Cúng rừng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.

Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

15/03/2018

CTTĐT - Nằm trong quần thể di tích lịch sử của thành phố Yên Bái, từ lâu, Đền Tuần Quán đã nổi tiếng là một ngôi Đền tôn nghiêm, cổ kính với nhiều chứng tích lịch sử còn nguyên giá trị. Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân.

Lễ hội Đền Nhược sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

09/01/2018

CTTĐT - Nằm bên bờ sông Hồng, cách thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái chừng 41 km theo đường tỉnh lộ 151 là tới Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Nhược Sơn. Khu di tích này thuộc thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là tên gọi của đền mộ Nhược Sơn, thờ ngài Hà Khắc Chương, một nhân vật lịch sử có thật, một võ tướng thời nhà Trần có công đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc, chống lại quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIII. Hàng năm cứ vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm, người dân nơi đây tưng bừng tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương dâng hương tại đền để tưởng nhớ công lao của Hà Chương và cầu cho cuộc sống được ấm no hạnh phúc.

Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

15/03/2018

CTTĐT - Đền Đông Cuông thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (hay còn gọi là Đền Thần Vệ quốc, Đông Quang). Đền cách trung tâm tỉnh Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến di tích đều được rải nhựa, bê tông. Phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi. Từ lâu, Đền nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn.

Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

15/03/2018

CTTĐT - Đã thành truyền thống, cứ ngày rằm tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại tìm về khu Di tích lịch sử văn hóa đình - đền – chùa Nam Cường của thành phố Yên Bái - nơi được cho là hội tụ những nét văn hóa đặc trưng của người Việt.

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h