Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Lịch sử Yên Bái

Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở Yên Bái

Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở Yên Bái

04/01/2020

Năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái. Đến năm 1888, thành lập Quân khu Yên Bái. Ngày 20/8/1891, chúng thành lập các đạo quan binh ở Bắc Kỳ. Đạo quan binh 3 Yên Bái gồm có ba tiểu quân khu: tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Lào Cai và tiểu quân khu Tuyên Quang. Dưới tiểu quân khu có các đồn binh kiểm soát các khu vực trọng yếu. Năm 1896, Đạo quan binh 3 Yên Bái chuyển thành Đạo quan binh 4 Lào Cai, chỉ còn hai tiểu quân khu: tiểu quân khu Lào Cai và tiểu quân khu Yên Bái. Tư lệnh Đạo quan binh là sĩ quan quân sự nắm cả quân sự và dân sự. Về quân sự chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương; về dân sự quyền ngang Thống sứ Bắc Kỳ 1, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương (từ năm 1897 quyền của tư lệnh Đạo quan binh chỉ còn ngang quyền của Công sứ, chịu sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ).

Cuộc vận động chuyển dân xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà - Bài học về công tác vận động quần chúng

12/12/2019

Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc cũng như phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, năm 1960, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà trên dòng sông Chảy. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung, đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

09/12/2019

Sau các thất bại nặng nề ở Tây Bắc (12/1952), Thượng Lào (4/1953) và các mặt trận khác trên chiến trường Đông Dương, tháng 7 năm 1953, thực dân Pháp thực hiện “kế hoạch Na-va” hòng giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính, chuyển bại thành thắng. Chúng dự kiến đến năm 1954 tổ chức 7 sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn, gấp 3 lần số binh đoàn hiện có.

Quân, dân Yên Bái những ngày Cách mạng Tháng 8/1945

09/12/2019

Yên Bái là một địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng và an ninh. Nằm ở vị trí trung gian giữa các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ, cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, có nhiều đồng bào dân tộc anh em sinh sống, tài nguyên phong phú, là tỉnh có bề dầy truyền thống trong chiến đấu, xây dựng và trưởng thành; nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; anh dũng, kiên cường, bất khuất trong chiến tranh chống giặc ngọai xâm. Truyền thống quý báu đó được nhân lên một tầm cao mới từ khi có sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Yên Bái, đã lãnh đạo nhân dân và LLVT tiến hành Tổng khởi nghĩa thắng lợi Tháng 8 năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân.

Yên Bái mở đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

05/12/2019

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị là bảo đảm thông suốt mạch máu giao thông của chiến trường, Đảng bộ Yên Bái đã động viên quân và dân tập trung sức lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ tháng 4/1953, theo yêu cầu của Bộ Tổng tham mưu, các đơn vị công binh cùng dân công Yên Bái đã khởi công mở đường cho xe ra tiền tuyến.

Chiến thắng Nghĩa Lộ 18/10/1952 mở toang cánh cửa vào Tây Bắc, tạo bàn đạp cho quân ta giải phóng Điện Biên Phủ năm 1954

04/12/2019

Nghĩa Lộ là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng thuộc vùng cửa ngõ phía Đông đi vào vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Là một địa danh không những có truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét mà còn có truyền thống yêu nước và cách mạng. Tiêu biểu là cuộc chiến đấu chống giặc Cờ Vàng do thủ lĩnh Cầm Hánh đứng đầu và cuộc kháng chiến chống Pháp do Tuần phủ Nguyễn Quang Bích lãnh đạo cùng các nghĩa quân đã lấy Nghĩa Lộ - Mường Lò làm căn cứ chiến đấu, anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược vào những năm cuối thế kỷ XIX.

Đấu tranh làm thất bại âm mưu gây phỉ của thực dân Pháp

02/12/2019

Gây phỉ trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một bộ phận trong kế hoạch gây phỉ quy mô lớn của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc. Càng kéo dài chiến tranh, thực dân Pháp càng lún sâu vào thế bị động, thất bại nặng nề. Để cứu vãn tình thế, chúng đề ra nhiều biện pháp chiến lược quan trọng, trong đó có âm mưu gây phỉ. Mục đích của âm mưu này là phá hoại hậu phương, kìm chân các binh đoàn chủ lực ta có điều kiện xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, mở các cuộc tiến công, giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính.

Phục vụ chiến dịch Lý Thường Kiệt và Chiến dịch Tây Bắc giải phóng hoàn toàn địa phương

29/11/2019

Thắng lợi to lớn của Thu Đông năm 1950, trực tiếp là chiến trường Biên Giới Tây Bắc đã thu hẹp phạm vi phân khu Nghĩa Lộ của thực dân Pháp. Khu quân sự Tây Bắc địch bị uy hiếp nặng nề, tinh thần bọn Pháp và tay sai, đặc biệt ở khu Nghĩa Lộ sa sút nghiêm trọng.

Lực lượng vũ trang Yên Bái trong các cuộc kháng chiến

27/11/2019

Yên Bái là tỉnh có bề dày truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân và lực lượng vũ trang (LLVT) Yên Bái tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Yên Bái

21/11/2019

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Mặc dù ở xa các trung tâm đô thị lớn, song ảnh hưởng của Đảng có tác động lớn đến phong trào cách mạng ở Yên Bái. Đặc biệt là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học lãnh đạo (2/1930), ngọn lửa yêu nước, ý thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã được thổi bùng và khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân.

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h