Hàng năm nhân dân xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại nô nức tổ chức lễ hội đình và đền Tân Hợp, thu hút du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước về cầu tài lộc và tham dự lễ hội.
Hình ảnh rước lễ tại đình - đền Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
1. Nguồn gốc lễ hội
Di tích đình và đền Tân Hợp được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Đình thờ Tam vị đẳng thần (Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương) và thờ Thành Hoàng Ma Văn Chít – ông là người dân tộc Tày ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có công tập hợp nhân dân trong vùng chống Pháp trong khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914). Đồng thời, ông dạy cho nhân dân trong vùng cách trồng cấy, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Sau khi ông mất nhân dân trong vùng suy tôn làm Thành Hoàng Làng và được phối thờ tại đình Làng Luông.
Đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – “Bà Mẹ trên rừng”, là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi; thờ Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), là “Bà Mẹ trên trời” được dân gian sùng bái, tâm linh hóa gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ, người đã xuống trần gian hóa thân là bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả; Mẫu Thoải là “Bà Mẹ Nước” – vị thần trị vì sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp với thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước.
Trải qua thời gian, đền được tu bổ, tôn tạo nhiều lần. Ban đầu đền có kiến trúc nhà gỗ 3 gian, mái lợp cọ. Năm 1962 đền bị phá hủy. Đến năm 2017, sau khi được cộng nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhân dân đã đóng góp xây dựng đền mới, có kiến trúc 3 gian hình chữ Đinh, phần đuôi mái được vuốt cong hình mũi thuyền theo kiến trúc đền truyền thống Bắc bộ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình và đền Tân Hợp là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm vinh dự và tự hào của nhân dân xã Tân Hợp nói riêng và huyện Văn Yên nói chung. Thông qua buổi lễ nhân dân được ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của di tích đình, đền Tân Hợp. Từ đó khơi dậy niềm tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước của các thế hệ đi trước, làm cho mỗi người phải phấn đấu nỗ lực hơn để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ đầu năm mới - Ngày Mùi đầu năm; Lễ tháng Bảy - Ngày Thân; Lễ tháng Mười - Ngày Thân; Lễ cuối năm - Ngày Thân.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Hàng năm tại di tích đình và đền Tân Hợp có những lễ hội chính sau:
* Lễ đầu năm mới: Thời gian được tổ chức vào ngày Mùi đầu năm. Lễ hội được chuẩn bị rất nhiều lễ vật. Lễ vật tại đền: 12 mâm cỗ, 12 chén tiết trâu, chân, đầu, nội tạng trâu. Lễ vật tại đình: Cúng cả con trâu đen, gà, vịt. Tại ruộng: 36 mâm, biểu trưng của số may mắn, sinh sôi nảy nở. Sau khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, dân làng tổ chức rước lễ từ đình Làng Luông sang đền Làng Mít sau đó quay lại đình. Sau khi rước lễ xong, thầy mo làm lễ tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã phù hộ, che chở dân làng một năm vạn vật sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu và cầu 1 năm mới khỏe mạnh, cuộc sống an lành.
Mọi người cũng xem hát hầu đồng ở đền. Cùng với phần lễ, phần hội gồm các hoạt động văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian và hội lồng tồng (xuống đồng). Tại hội lồng tồng, lãnh đạo huyện, xã xuống ruộng cày, cấy lúa khai hội, các thôn tổ chức thi cấy lúa, mỗi thôn cử 1 đội khoảng 5 người, tất cả thi trên 1 mảnh ruộng lớn, thôn nào cấy nhanh, thẳng hàng, đúng kỹ thuật thôn đó được trao giải thưởng.
* Lễ tháng Bảy: Thời gian được tổ chức vào ngày Thân của tháng bảy. Lễ vật gồm có: Mổ 01 con lợn, gà, vịt, hoa quả, bánh nếp; 12 mâm cúng ở đền, 03 mâm cúng ở đình. Nghi lễ: Thầy mo tạ ơn Thành Hoàng và Thánh Mẫu, cầu mong sự che chở của Thành Hoàng và Thánh Mẫu. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi như: Đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ.
* Lễ tháng Mười: Lễ tháng 10 được tổ chức vào ngày thân cúng mừng cơm mới. Lễ vật mừng cơm mới gồm có: gà, vịt, hoa quả, bánh nếp cúng ở đình và đền. Sau khi lễ vật được sắp xếp đầy đủ, thầy Mo sẽ thực hiện nghi lễ tạ ơn Thành Hoàng và Thánh Mẫu đã phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
* Lễ cuối năm: Thời gian được tổ chức vào ngày Thân với các lễ vật như: gà, vịt, hoa quả, bánh nếp cúng ở đình và đền. Sau đó thầy Mo sẽ thực hiện nghi lễ tạ ơn Thành Hoàng và Thánh Mẫu và cầu mong 1 năm mới tốt lành.
5. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Yên; Điện thoại: 0216.3834.181.
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
- Khách sạn Thiên Hương - Khu phố 2, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0912.109.476.
- Nhà nghỉ Mai Lan - Thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0293832588.
- Nhà nghỉ Quế Hương - Khu phố 1, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0979138654.
- Nhà nghỉ Hoàng Anh - Thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Điện thoại: 0339547278; 0817078666.
- Nhà nghỉ Mai Trang - Khu phố 2, TT Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0983297208
- Cơ sở ăn uống:
- Nhà hàng Bến Sông - Thôn Hồng Hà, đường vành đai, huyện Văn Yên; chuyên món ăn tổng hợp; Điện thoại: 0989417888.
- Nhà hàng Cường Hoài - Khu phố 2, đường Tuệ Tĩnh, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn tổng hợp; Điện thoại: 0943183992.
- Nhà hàng Mạnh Oanh - Thôn Đại An, Đầu Cầu An Thịnh, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn: Cá sông, vịt xuối; Điện thoại: 0967945375.
- Nhà hàng Biển Xanh - Khu phố 1, đường Thanh niên, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn: Dê núi.
Một số hình ảnh lễ hội:
3903 lượt xem
Ban Biên tập
Hàng năm nhân dân xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại nô nức tổ chức lễ hội đình và đền Tân Hợp, thu hút du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước về cầu tài lộc và tham dự lễ hội. 1. Nguồn gốc lễ hội
Di tích đình và đền Tân Hợp được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Đình thờ Tam vị đẳng thần (Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương) và thờ Thành Hoàng Ma Văn Chít – ông là người dân tộc Tày ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có công tập hợp nhân dân trong vùng chống Pháp trong khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914). Đồng thời, ông dạy cho nhân dân trong vùng cách trồng cấy, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Sau khi ông mất nhân dân trong vùng suy tôn làm Thành Hoàng Làng và được phối thờ tại đình Làng Luông.
Đền thờ Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – “Bà Mẹ trên rừng”, là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi; thờ Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), là “Bà Mẹ trên trời” được dân gian sùng bái, tâm linh hóa gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ, người đã xuống trần gian hóa thân là bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả; Mẫu Thoải là “Bà Mẹ Nước” – vị thần trị vì sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp với thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước.
Trải qua thời gian, đền được tu bổ, tôn tạo nhiều lần. Ban đầu đền có kiến trúc nhà gỗ 3 gian, mái lợp cọ. Năm 1962 đền bị phá hủy. Đến năm 2017, sau khi được cộng nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhân dân đã đóng góp xây dựng đền mới, có kiến trúc 3 gian hình chữ Đinh, phần đuôi mái được vuốt cong hình mũi thuyền theo kiến trúc đền truyền thống Bắc bộ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 3467/QĐ-UBND công nhận di tích đình và đền Tân Hợp là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm vinh dự và tự hào của nhân dân xã Tân Hợp nói riêng và huyện Văn Yên nói chung. Thông qua buổi lễ nhân dân được ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của di tích đình, đền Tân Hợp. Từ đó khơi dậy niềm tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước của các thế hệ đi trước, làm cho mỗi người phải phấn đấu nỗ lực hơn để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ đầu năm mới - Ngày Mùi đầu năm; Lễ tháng Bảy - Ngày Thân; Lễ tháng Mười - Ngày Thân; Lễ cuối năm - Ngày Thân.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Hàng năm tại di tích đình và đền Tân Hợp có những lễ hội chính sau:
* Lễ đầu năm mới: Thời gian được tổ chức vào ngày Mùi đầu năm. Lễ hội được chuẩn bị rất nhiều lễ vật. Lễ vật tại đền: 12 mâm cỗ, 12 chén tiết trâu, chân, đầu, nội tạng trâu. Lễ vật tại đình: Cúng cả con trâu đen, gà, vịt. Tại ruộng: 36 mâm, biểu trưng của số may mắn, sinh sôi nảy nở. Sau khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, dân làng tổ chức rước lễ từ đình Làng Luông sang đền Làng Mít sau đó quay lại đình. Sau khi rước lễ xong, thầy mo làm lễ tạ ơn Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã phù hộ, che chở dân làng một năm vạn vật sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu và cầu 1 năm mới khỏe mạnh, cuộc sống an lành.
Mọi người cũng xem hát hầu đồng ở đền. Cùng với phần lễ, phần hội gồm các hoạt động văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian và hội lồng tồng (xuống đồng). Tại hội lồng tồng, lãnh đạo huyện, xã xuống ruộng cày, cấy lúa khai hội, các thôn tổ chức thi cấy lúa, mỗi thôn cử 1 đội khoảng 5 người, tất cả thi trên 1 mảnh ruộng lớn, thôn nào cấy nhanh, thẳng hàng, đúng kỹ thuật thôn đó được trao giải thưởng.
* Lễ tháng Bảy: Thời gian được tổ chức vào ngày Thân của tháng bảy. Lễ vật gồm có: Mổ 01 con lợn, gà, vịt, hoa quả, bánh nếp; 12 mâm cúng ở đền, 03 mâm cúng ở đình. Nghi lễ: Thầy mo tạ ơn Thành Hoàng và Thánh Mẫu, cầu mong sự che chở của Thành Hoàng và Thánh Mẫu. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi như: Đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ.
* Lễ tháng Mười: Lễ tháng 10 được tổ chức vào ngày thân cúng mừng cơm mới. Lễ vật mừng cơm mới gồm có: gà, vịt, hoa quả, bánh nếp cúng ở đình và đền. Sau khi lễ vật được sắp xếp đầy đủ, thầy Mo sẽ thực hiện nghi lễ tạ ơn Thành Hoàng và Thánh Mẫu đã phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
* Lễ cuối năm: Thời gian được tổ chức vào ngày Thân với các lễ vật như: gà, vịt, hoa quả, bánh nếp cúng ở đình và đền. Sau đó thầy Mo sẽ thực hiện nghi lễ tạ ơn Thành Hoàng và Thánh Mẫu và cầu mong 1 năm mới tốt lành.
5. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Yên; Điện thoại: 0216.3834.181.
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
- Khách sạn Thiên Hương - Khu phố 2, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0912.109.476.
- Nhà nghỉ Mai Lan - Thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0293832588.
- Nhà nghỉ Quế Hương - Khu phố 1, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0979138654.
- Nhà nghỉ Hoàng Anh - Thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Điện thoại: 0339547278; 0817078666.
- Nhà nghỉ Mai Trang - Khu phố 2, TT Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0983297208
- Cơ sở ăn uống:
- Nhà hàng Bến Sông - Thôn Hồng Hà, đường vành đai, huyện Văn Yên; chuyên món ăn tổng hợp; Điện thoại: 0989417888.
- Nhà hàng Cường Hoài - Khu phố 2, đường Tuệ Tĩnh, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn tổng hợp; Điện thoại: 0943183992.
- Nhà hàng Mạnh Oanh - Thôn Đại An, Đầu Cầu An Thịnh, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn: Cá sông, vịt xuối; Điện thoại: 0967945375.
- Nhà hàng Biển Xanh - Khu phố 1, đường Thanh niên, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; chuyên món ăn: Dê núi.
Một số hình ảnh lễ hội:
Các bài khác
- Lễ hội đình Yên Phú - huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/09/2018)
- Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
- Lễ hội đền Suối Tiên, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
- Lễ hội “Mừng cơm mới” xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2018)
- Lễ hội đình Làng Xóa, xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (26/07/2018)
- Lễ hội đình làng Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (23/07/2018)
- Lễ hội đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/07/2018)
- Lễ hội đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/07/2018)
- Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (03/07/2018)
- Lễ hội Tết rừng, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (02/04/2018)
Xem thêm »