CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong những năm qua Thị ủy Nghĩa Lộ đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn cùng chung tay chăm lo cho giáo dục, đến nay ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã đã phát triển bền vững, nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đồng thời có những bước tiến đáng kể, được chính quyền và nhân dân ngày càng tin tưởng, ghi nhận. Trong đó nổi bật là việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Hiện nay, thị xã có 25 đơn vị trường và 01 trung tâm. Bậc mầm non có 70 nhóm lớp với 2.100 trẻ, tăng 08 nhóm, lớp so với năm học 2010 - 2011. Bậc tiểu học có 92 lớp với 2.769 học sinh, tăng 09 nhóm, lớp so với năm học 2010 - 2011. Bậc THCS có 53 lớp với 1820 học sinh và bậc THPT có 53 lớp với 1934 học sinh. Trong 25 trường thuộc các bậc học đã có 14 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 57% cụ thể: có 04 trường MN, 05 trường TH, 04 trường THCS và 01 trường THPT. So với năm 2010 tăng 7 trường.
Với nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ, năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã đã được nâng lên một bước đáng kể. Trình độ đào tạo đạt chuẩn chiếm 100%, trong đó trên chuẩn chiếm hơn 70%. 100% hiệu trưởng đạt trình độ đào tạo trên chuẩn và đảm bảo các kiến thức phụ trợ khác. Từ năm 2010 đến nay, ngành GD&ĐT thị xã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa 84 phòng học, 13 phòng phục vụ học tập, 31 phòng hành chính quản trị, 02 nhà công vụ, 09 bếp nấu ăn phục vụ học sinh, 23 công trình WC nước sạch với tổng giá trị trên 72 tỷ. Thực hiện huy động, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và ngân sách thị xã đã xây dựng được 08 phòng học, 01 phòng học đa năng, 06 nhà vệ sinh, các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học với tổng giá trên 06 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, Ngành GD&ĐT thị xã đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành vận động nhân dân hiến được 168 m2 đất để mở rộng diện tích xây dựng các trường đạt chuẩn; đóng góp công sức, vật chất để chăm lo, tu sửa, xây dựng trường lớp trị giá hơn 104 triệu đồng.
Trong 25 trường thuộc các bậc học đã có 14 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 57%. (Ảnh minh họa: Lãnh đạo tỉnh trao tặng Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2014 cho Trường THPT Nghĩa Lộ).
Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo và thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia, thị xã còn gặp một số khó khăn như chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng trên địa bàn, nhất là học sinh con em các dân tộc ít người, vùng sản xuất nông nghiệp; Sự phát triển về trình độ sản xuất của thị xã chưa cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn chiếm 14,2%, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc huy động, duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi phổ cập ra lớp và chất lượng giáo dục; Công tác xã hội hóa giáo dục tuy đã có sự chuyển biến song chưa mạnh, chưa đều. Một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào bao cấp của Nhà nước, chưa tạo điều kiện cho con em mình đi học; Cơ sở vật chất một số đơn vị trường còn thiếu các phòng chức năng, phòng làm việc. Sân chơi bãi tập còn hạn chế cho các hoạt động chung của các đơn vị; Đội ngũ chưa cân đối đủ theo cơ cấu bộ môn, nhân viên còn thiếu nhiều so với định mức. Công tác giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn nhiều hạn chế về chất lượng và số lượng.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia đến năm 2020 trên địa bàn thị xã trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền thị xã tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia sâu rộng đến các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội đặc biệt là trong quần chúng nhân dân, coi công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là đánh dấu sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là tạo cho con em nhân dân có một môi trường học tập tốt nhất. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015 - 2020, giao nhiệm vụ cho từng thành viên của ban chỉ đạo gắn với nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn. Tổ chức hướng dẫn Ban chỉ đạo các xã phường về các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia đối với từng cấp học, thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hóa giáo dục. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, điều chỉnh bổ sung mạng lưới trường lớp trên địa bàn đến năm 2020. Tiến hành quy hoạch, sử dụng đất đảm bảo đủ điều kiện, diện tích xây dựng trường học đạt chuẩn theo quy định. Điều tra thực trạng 5 tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho cả giai đoạn và từng năm phù hợp với thực tế tại địa phương.
Cùng với đó tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn thị xã phấn đấu xây dựng nhiều phòng học kiên cố, phòng học chức năng, phòng học bộ môn. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, tập trung trang bị nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em theo hướng hiện đại hóa. Trong công tác này phải nói đến công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Ngành GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; quan tâm bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu kém đồng thời chủ động phối hợp với gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể để giáo dục, chăm lo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập tốt nhất. Tranh thủ các nguồn vốn của tỉnh, các chương trình, dự án để đầu tư và đầu tư theo hướng tập trung cho các đơn vị trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tránh dàn trải, hiệu quả thấp. Có giải pháp hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng và kinh phí cải tạo các phòng chức năng, phòng hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường.
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương. Chuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của thị xã, tin tưởng rằng sự nghiệp giáo trên địa bàn thực sự có những bước phát triển đột phá, hoàn thành chỉ tiêu xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia đến năm 2020.
1437 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong những năm qua Thị ủy Nghĩa Lộ đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn cùng chung tay chăm lo cho giáo dục, đến nay ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã đã phát triển bền vững, nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đồng thời có những bước tiến đáng kể, được chính quyền và nhân dân ngày càng tin tưởng, ghi nhận. Trong đó nổi bật là việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Hiện nay, thị xã có 25 đơn vị trường và 01 trung tâm. Bậc mầm non có 70 nhóm lớp với 2.100 trẻ, tăng 08 nhóm, lớp so với năm học 2010 - 2011. Bậc tiểu học có 92 lớp với 2.769 học sinh, tăng 09 nhóm, lớp so với năm học 2010 - 2011. Bậc THCS có 53 lớp với 1820 học sinh và bậc THPT có 53 lớp với 1934 học sinh. Trong 25 trường thuộc các bậc học đã có 14 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 57% cụ thể: có 04 trường MN, 05 trường TH, 04 trường THCS và 01 trường THPT. So với năm 2010 tăng 7 trường.
Với nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ, năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã đã được nâng lên một bước đáng kể. Trình độ đào tạo đạt chuẩn chiếm 100%, trong đó trên chuẩn chiếm hơn 70%. 100% hiệu trưởng đạt trình độ đào tạo trên chuẩn và đảm bảo các kiến thức phụ trợ khác. Từ năm 2010 đến nay, ngành GD&ĐT thị xã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa 84 phòng học, 13 phòng phục vụ học tập, 31 phòng hành chính quản trị, 02 nhà công vụ, 09 bếp nấu ăn phục vụ học sinh, 23 công trình WC nước sạch với tổng giá trị trên 72 tỷ. Thực hiện huy động, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và ngân sách thị xã đã xây dựng được 08 phòng học, 01 phòng học đa năng, 06 nhà vệ sinh, các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học với tổng giá trên 06 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, Ngành GD&ĐT thị xã đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành vận động nhân dân hiến được 168 m2 đất để mở rộng diện tích xây dựng các trường đạt chuẩn; đóng góp công sức, vật chất để chăm lo, tu sửa, xây dựng trường lớp trị giá hơn 104 triệu đồng.
Trong 25 trường thuộc các bậc học đã có 14 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 57%. (Ảnh minh họa: Lãnh đạo tỉnh trao tặng Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2014 cho Trường THPT Nghĩa Lộ).
Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo và thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia, thị xã còn gặp một số khó khăn như chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng trên địa bàn, nhất là học sinh con em các dân tộc ít người, vùng sản xuất nông nghiệp; Sự phát triển về trình độ sản xuất của thị xã chưa cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn chiếm 14,2%, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc huy động, duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi phổ cập ra lớp và chất lượng giáo dục; Công tác xã hội hóa giáo dục tuy đã có sự chuyển biến song chưa mạnh, chưa đều. Một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào bao cấp của Nhà nước, chưa tạo điều kiện cho con em mình đi học; Cơ sở vật chất một số đơn vị trường còn thiếu các phòng chức năng, phòng làm việc. Sân chơi bãi tập còn hạn chế cho các hoạt động chung của các đơn vị; Đội ngũ chưa cân đối đủ theo cơ cấu bộ môn, nhân viên còn thiếu nhiều so với định mức. Công tác giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn nhiều hạn chế về chất lượng và số lượng.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia đến năm 2020 trên địa bàn thị xã trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền thị xã tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia sâu rộng đến các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội đặc biệt là trong quần chúng nhân dân, coi công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là đánh dấu sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là tạo cho con em nhân dân có một môi trường học tập tốt nhất. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015 - 2020, giao nhiệm vụ cho từng thành viên của ban chỉ đạo gắn với nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn. Tổ chức hướng dẫn Ban chỉ đạo các xã phường về các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia đối với từng cấp học, thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hóa giáo dục. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, điều chỉnh bổ sung mạng lưới trường lớp trên địa bàn đến năm 2020. Tiến hành quy hoạch, sử dụng đất đảm bảo đủ điều kiện, diện tích xây dựng trường học đạt chuẩn theo quy định. Điều tra thực trạng 5 tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho cả giai đoạn và từng năm phù hợp với thực tế tại địa phương.
Cùng với đó tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn thị xã phấn đấu xây dựng nhiều phòng học kiên cố, phòng học chức năng, phòng học bộ môn. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, tập trung trang bị nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em theo hướng hiện đại hóa. Trong công tác này phải nói đến công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Ngành GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; quan tâm bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu kém đồng thời chủ động phối hợp với gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể để giáo dục, chăm lo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập tốt nhất. Tranh thủ các nguồn vốn của tỉnh, các chương trình, dự án để đầu tư và đầu tư theo hướng tập trung cho các đơn vị trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tránh dàn trải, hiệu quả thấp. Có giải pháp hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng và kinh phí cải tạo các phòng chức năng, phòng hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường.
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương. Chuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của thị xã, tin tưởng rằng sự nghiệp giáo trên địa bàn thực sự có những bước phát triển đột phá, hoàn thành chỉ tiêu xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia đến năm 2020.