CTTĐT - Đến thời điểm này, hơn 3.600ha diện tích lúa mùa trên địa bàn huyện Lục Yên đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đây cũng là giai đoạn các loại sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh như: sâu cuốn lá nhỏ, các loại rầy, giòi đục nõn, bệnh khô vằn, bệnh nghẹt rễ...
Bà con nông dân trong huyện tập trung chăm sóc, bảo vệ lúa mùa
Để cùng
bà con chăm sóc lúa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cử cán bộ xuống tất cả các
xã để điều tra, thu thập số liệu và nắm tình hình diễn biến của sâu bệnh, mỗi
tuần một lần phát hành thông báo tình hình sâu bệnh để chính quyền các cấp, các
ngành liên quan và bà con nông dân nắm được, từ đó có biện pháp kịp thời phòng
trừ sâu bệnh. Theo kết quả điều tra mới nhất, hiện nay các loại sâu bệnh hại
chủ yếu có: sâu cuốn lá nhỏ mật độ 52 con/m2 , cục
bộ có nơi 80con/m2, rầy nâu và rầy lưng
trắng nơi cao nhất 1600 con/m2 , ngoài
ra còn có ruồi đục nõn, bọ xít đen, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ phát sinh gây
hại, tổng diện tích nhiễm 131 ha, cấp độ nhiễm từ nhẹ đến trung bình, chưa có
nơi nào bị nhiễm nặng. Ông Ma Văn Biểu, Phó trưởng Trạm BVTV huyện Lục Yên cho
biết: "Thời kỳ này bà con cần bón phân cân đối, bón lượng đạm vừa phải,
thăm đồng thường xuyên nếu thấy sâu xuất hiện mật độ 50 con/m2 giai đoạn đẻ nhánh và 20 con/m2 giai đoạn làm đòng thì nên sử
dụng các loại thuốc như Clever, Victory; đối với tập đoàn rầy nếu mật độ trên
500 con/m2 thì sử dụng
Bassa, Actara và đối với bệnh khô vằn nên dùng Validacin".
Hiện
nay phần lớn diện tích lúa mùa của huyện Lục Yên đang trong giai đoạn đẻ nhánh,
một số cấy sớm đã bắt đầu đứng cái, về cơ bản đang phát triển tốt không có diễn
biễn bất thường. Tuy nhiên, thời gian canh tác lúa mùa thường ngắn, đòi hỏi cấp
ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng tích cực chỉ đạo bà con nông
dân thường xuyên theo dõi, chăm sóc cây lúa, bón phân, làm cỏ đúng thời điểm,
tránh tình trạng lúa nhiễm bệnh không kịp thời phòng trừ làm ảnh hưởng đến năng
suất.
1384 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đến thời điểm này, hơn 3.600ha diện tích lúa mùa trên địa bàn huyện Lục Yên đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đây cũng là giai đoạn các loại sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh như: sâu cuốn lá nhỏ, các loại rầy, giòi đục nõn, bệnh khô vằn, bệnh nghẹt rễ...
Để cùng
bà con chăm sóc lúa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cử cán bộ xuống tất cả các
xã để điều tra, thu thập số liệu và nắm tình hình diễn biến của sâu bệnh, mỗi
tuần một lần phát hành thông báo tình hình sâu bệnh để chính quyền các cấp, các
ngành liên quan và bà con nông dân nắm được, từ đó có biện pháp kịp thời phòng
trừ sâu bệnh. Theo kết quả điều tra mới nhất, hiện nay các loại sâu bệnh hại
chủ yếu có: sâu cuốn lá nhỏ mật độ 52 con/m2 , cục
bộ có nơi 80con/m2, rầy nâu và rầy lưng
trắng nơi cao nhất 1600 con/m2 , ngoài
ra còn có ruồi đục nõn, bọ xít đen, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ phát sinh gây
hại, tổng diện tích nhiễm 131 ha, cấp độ nhiễm từ nhẹ đến trung bình, chưa có
nơi nào bị nhiễm nặng. Ông Ma Văn Biểu, Phó trưởng Trạm BVTV huyện Lục Yên cho
biết: "Thời kỳ này bà con cần bón phân cân đối, bón lượng đạm vừa phải,
thăm đồng thường xuyên nếu thấy sâu xuất hiện mật độ 50 con/m2 giai đoạn đẻ nhánh và 20 con/m2 giai đoạn làm đòng thì nên sử
dụng các loại thuốc như Clever, Victory; đối với tập đoàn rầy nếu mật độ trên
500 con/m2 thì sử dụng
Bassa, Actara và đối với bệnh khô vằn nên dùng Validacin".
Hiện
nay phần lớn diện tích lúa mùa của huyện Lục Yên đang trong giai đoạn đẻ nhánh,
một số cấy sớm đã bắt đầu đứng cái, về cơ bản đang phát triển tốt không có diễn
biễn bất thường. Tuy nhiên, thời gian canh tác lúa mùa thường ngắn, đòi hỏi cấp
ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng tích cực chỉ đạo bà con nông
dân thường xuyên theo dõi, chăm sóc cây lúa, bón phân, làm cỏ đúng thời điểm,
tránh tình trạng lúa nhiễm bệnh không kịp thời phòng trừ làm ảnh hưởng đến năng
suất.