CTTĐT - Trong thời gian qua công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi: quyết liệt hơn, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tháo gỡ những điểm mấu chốt để đảm bảo lãnh đạo có hệ thống và nâng cao hiệu quả, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển.
Khoa học và công nghệ giúp Yên Bái phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ trên thế giới cũng như trong nước không ngừng phát triển và đã có những bước đột phá trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu của sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Để có được những bước nhảy vọt, bức phá đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, có sự đóng góp rất lớn của việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cũng như đời sống hàng ngày.
Khoa học – Công nghệ đi trước một bước
Trong thời gian qua công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi: quyết liệt hơn, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tháo gỡ những điểm mấu chốt để đảm bảo lãnh đạo có hệ thống và nâng cao hiệu quả, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển khoa học công nghệ nhất là công tác nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các văn bản chỉ đạo điều hành, tập trung tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 76-CTr/Tu ngày 31/3/2014 của Tỉnh Ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đến năm 2020; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành 04 văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, trong đó phải kể đến là Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đối với hoạt động nghiên cứu triển khai. Bám sát chủ trương, chỉ đạo của tỉnh và yêu cầu của thực tiễn. Hàng năm, trên cơ sở kinh phí sự nghiệp khoa học được giao. Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo chính quyền nghiên cứu tham mưu đề xuất với UBND tỉnh bố trí riêng kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án khoa học chiếm khoảng 70% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm. Trong đó tập trung ưu tiên dành trên 40% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu triển khai lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp theo chỉ đạo của tỉnh, đặc biệt chú trọng hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhân rộng mô hình áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất.
Trong 5 năm qua, trên địa bàn các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện được 230 đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, dự án xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp, trong đó trên 60% là các đề tài, dự án khoa học tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, nông dân, nông thôn; những đề tài, dự án khoa học này tập trung chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hỗ trợ nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả ra diện rộng, đẩy mạnh đổi mới công nghệ chế biến nông lâm sản, nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, tăng giá trị, hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần sớm đạt mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Kết quả thực hiện một số đề tài, dự án thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và công nghệ thông tin đã cung cấp luận cứ, góp phần hỗ trợ tích cực hiệu quả hoạt động chuyên môn của các đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Nhiều thành tựu KH&CN mới
và kết quả nghiên cứu của địa phương đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực
sản xuất nông - lâm nghiệp. Công tác KH&CN từng bước được đổi mới, góp phần
thúc đẩy phát triển KH&CN của địa phương.
Giai đoạn 2012 – 2014 Yên Bái đã triển khai 133 đề tài, dự
án, mô hình nông, lâm nghiệp, trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp gồm 90 đề tài,
dự án, chiếm 67,66%; lĩnh vực khoa học và nhân văn 29 đề tài, dự án, chiếm
21,80% và lĩnh vực các lĩnh vực khác 14 đề tài, dự án, chiếm 10,54%.
Các đề tài, dự án KH&CN
được đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng KH&CN theo yêu cầu phát
triển của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là trong sản
xuất nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, những năm gần
đây, đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, số lượng cũng như tổng kinh phí
thực hiện các đề tài, dự án đều tăng so với những năm trước. Đối tượng được
hưởng lợi trong các đề tài dự án, mô hình sản suất hầu hết đều là nông dân
thông qua hỗ trợ về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật mới trong chăn nuôi,
trồng trọt. Tổng số các đề tài, dự án cấp tỉnh và cấp bộ của tỉnh Yên Bái được
thực hiện từ 2011 đến 2013 là 132 đề tài, dự án với tổng kinh phí là 21,143 tỷ
đồng.
Công tác thẩm định công nghệ của các dự án chuẩn bị đầu tư
mới luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng. Giai đoạn 2012 – 2014 đã thẩm
định được 11 dự án. Về công tác sở hữu trí tuệ, tính đến nay toàn tỉnh Yên Bái
có 175 đơn vị đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó 155 đơn vị đăng ký
nhãn hiệu; làm tốt công tác quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân. Công tác thông tin KH&CN, phổ biến tiến bộ kỹ
thuật vào trong sản xuất và đời sống; hoạt động thanh tra KH&CN, công tác
quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được quan tâm
và có nhiều chuyển biến tích cực.
Những mô hình hiệu quả
Có thể nói, hoạt động nghiên cứu triển khai đã phát huy tiền năng, thế mạnh góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có khả năng nhân rộng. Tiêu biểu là Dự án: Thử nghiệm giống lúa chịu lạnh ĐS1 trên đất ruộng 1 vụ chủ động nước ở huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Kết quả của dự án đã được người nông dân nhiệt tình tiếp nhận (đặc biệt là người dân 2 huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu). Giống lúa nhập nội chất lượng cao ĐS1 đã được ngành nông nghiệp bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Qua thống kê cho thấy từ diện tích thử nghiệm ban đầu 6 ha trong 2 vụ Đông xuân năm 2011 và 2012 (xã Nậm Khắt: 03 ha, xã Púng Luông: 03 ha) đến vụ xuân 2015 giống lúa ĐS1 đã được nhân rộng và duy trì ổn định với tổng diện tích đạt trên 700 ha/năm (Văn chấn 400 ha; Trạm Tấu: 100 ha, Mù Cang Chải: 200 ha).
Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình. Từ kết quả các thí nghiệm Viện nghiên cứu Rau quả đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh. Kết quả Đề tài đã góp phần nâng cao giá trị cho người dân trồng bưởi, đồng thời góp phần thúc đầy phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Bình. Theo thống kê, nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật kết quả của đề tài tạo ra, từ chỗ Cây Bưởi Đại Minh trước năm 2011 thường xuyên bị mất mùa, chất lượng thấp mà năm 2013 doanh thu từ 130 ha bưởi kinh doanh của 2 xã Hán Đà và Đại Minh đạt 30,15 tỷ đồng (Trong đó: Xã Đại Minh có 95,6 ha, thu 24,15 tỷ đồng; xã Hán Đà có 34,5 ha, thu 6,0 tỷ đồng); Năm 2014 doanh thu từ 130 ha bưởi kinh doanh đạt trên 35 tỷ đồng (Trong đó: Xã Đại Minh có 95,6 ha, thu 27,5 tỷ đồng; xã Hán Đà có 34,5 ha thu 7,5 tỷ đồng). Bình quân thu nhập cho 1 ha bưởi Đại Minh/năm đạt 269 triệu đồng/ha/năm; bình quân lợi nhuận của 1 ha đạt 150 triệu đồng/ha/năm.
Đề tài: Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống tằm sắn tại huyện Trấn Yên. Kết quả đề tài đã thu thập được 4 giống tằm sắn và bằng phương pháp lai chéo ổ kết hợp với nâng cao chất lượng thức ăn đã bồi dục phục tráng giống tằm SL1 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của tỉnh Yên Bái. Năng suất kén bình quân đạt 15,8-17,6kg/hộp 20g trứng tăng 12,91-23,47%, khối lượng toàn kén tăng 5,24-10,59% và tỷ lệ vỏ kén tăng 6,48-9,72% so với giống tằm đang sử dụng ngoài sản xuất. Đồng thời đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nuôi tằm và sản xuất trứng giống tằm sắn chuyển giao cho nông dân. Kết quả đề tài đã thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm và tận dụng lao động nhàn dỗi. Hiện nay kết quả đề tài đang được bà con nhân dân huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên phát triển, mở rộng.
Dự án: Ứng dụng quy trình sản xuất chăn nuôi gà an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn đồi tại thành phố Yên Bái; Kết quả đã xây dựng thành công mô hình sản xuất gà an toàn sinh học trong chăn nuôi thả vườn với quy mô 5.000 con, qua dự án đã đánh giá được hiệu quả thu được từ chăn nuôi tập trung bằng hình thức bán chăn thả, cụ thể sau gần 4 tháng nuôi mỗi con gà xuất chuồng cho lãi trên 14.000 đồng. Hiện nay hình thức chăn nuôi này đang được người sản xuất chăn nuôi đón nhận, nhân rộng trên địa bàn các xã Đại Minh, Đại Đồng, Văn Lãng (H. Yên Bình), Phúc Lộc (Thành phố Yên Bái) với 15 hộ (trong đó có 6 hộ quy mô trên 2.000 con).
Dự án: Xây dựng mô hình trồng cây Súp lơ xanh, Cà chua vụ đông trên đất ruộng hai vụ lúa tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa giống súp lơ, cà chua mới vào sản xuất mô hình đã mạng lại kết quả tốt, được người dân nhiệt tình đón nhận. Thông qua kết quả mô hình cho thấy nhờ áp dụng TBKT mà 01 ha trồng giống cà chua Montavi (Ấn độ) mang lại lợi nhuận cho người dân trong 3 tháng là 137 triệu đồng và 01 ha trồng suplơ xanh VL-1772 (Nhật Bản) cho lãi sau 3 tháng trồng là 86 triệu đồng.
Đề tài: Nghiên cứu cải tạo đàn Trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái, từ kết quả của đề tài đã được ngành nông nghiệp đề xuất với tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh trong năm 2015.
Dự án: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá Nheo trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình. Kết quả của dự án thực hiện năm 2013 đã thu được hiệu quả cao hơn so với một số giống cá nuôi truyền thống, do vậy từ chỗ nuôi thử nghiệm 4 lồng, đến nay đã có trên 60 lồng nuôi cá Nheo trên hồ Thác Bà.
Để khoa học công nghệ thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng trong việc triển khai thực hiện các giải pháp: Đổi mới tổ chức và quản lý KHCN; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tạo lập và phát triển thị trường khoa học công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm.
1186 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi: quyết liệt hơn, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tháo gỡ những điểm mấu chốt để đảm bảo lãnh đạo có hệ thống và nâng cao hiệu quả, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển.
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ trên thế giới cũng như trong nước không ngừng phát triển và đã có những bước đột phá trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu của sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Để có được những bước nhảy vọt, bức phá đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, có sự đóng góp rất lớn của việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cũng như đời sống hàng ngày.
Khoa học – Công nghệ đi trước một bước
Trong thời gian qua công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi: quyết liệt hơn, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tháo gỡ những điểm mấu chốt để đảm bảo lãnh đạo có hệ thống và nâng cao hiệu quả, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển khoa học công nghệ nhất là công tác nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung chỉ đạo rà soát lại toàn bộ các văn bản chỉ đạo điều hành, tập trung tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 76-CTr/Tu ngày 31/3/2014 của Tỉnh Ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đến năm 2020; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành 04 văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, trong đó phải kể đến là Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đối với hoạt động nghiên cứu triển khai. Bám sát chủ trương, chỉ đạo của tỉnh và yêu cầu của thực tiễn. Hàng năm, trên cơ sở kinh phí sự nghiệp khoa học được giao. Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo chính quyền nghiên cứu tham mưu đề xuất với UBND tỉnh bố trí riêng kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án khoa học chiếm khoảng 70% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm. Trong đó tập trung ưu tiên dành trên 40% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu triển khai lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp theo chỉ đạo của tỉnh, đặc biệt chú trọng hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhân rộng mô hình áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất. Trong 5 năm qua, trên địa bàn các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện được 230 đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, dự án xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp, trong đó trên 60% là các đề tài, dự án khoa học tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, nông dân, nông thôn; những đề tài, dự án khoa học này tập trung chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hỗ trợ nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả ra diện rộng, đẩy mạnh đổi mới công nghệ chế biến nông lâm sản, nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, tăng giá trị, hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần sớm đạt mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Kết quả thực hiện một số đề tài, dự án thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và công nghệ thông tin đã cung cấp luận cứ, góp phần hỗ trợ tích cực hiệu quả hoạt động chuyên môn của các đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Nhiều thành tựu KH&CN mới
và kết quả nghiên cứu của địa phương đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực
sản xuất nông - lâm nghiệp. Công tác KH&CN từng bước được đổi mới, góp phần
thúc đẩy phát triển KH&CN của địa phương.
Giai đoạn 2012 – 2014 Yên Bái đã triển khai 133 đề tài, dự
án, mô hình nông, lâm nghiệp, trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp gồm 90 đề tài,
dự án, chiếm 67,66%; lĩnh vực khoa học và nhân văn 29 đề tài, dự án, chiếm
21,80% và lĩnh vực các lĩnh vực khác 14 đề tài, dự án, chiếm 10,54%.
Các đề tài, dự án KH&CN
được đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng KH&CN theo yêu cầu phát
triển của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là trong sản
xuất nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, những năm gần
đây, đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, số lượng cũng như tổng kinh phí
thực hiện các đề tài, dự án đều tăng so với những năm trước. Đối tượng được
hưởng lợi trong các đề tài dự án, mô hình sản suất hầu hết đều là nông dân
thông qua hỗ trợ về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật mới trong chăn nuôi,
trồng trọt. Tổng số các đề tài, dự án cấp tỉnh và cấp bộ của tỉnh Yên Bái được
thực hiện từ 2011 đến 2013 là 132 đề tài, dự án với tổng kinh phí là 21,143 tỷ
đồng.
Công tác thẩm định công nghệ của các dự án chuẩn bị đầu tư
mới luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng. Giai đoạn 2012 – 2014 đã thẩm
định được 11 dự án. Về công tác sở hữu trí tuệ, tính đến nay toàn tỉnh Yên Bái
có 175 đơn vị đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó 155 đơn vị đăng ký
nhãn hiệu; làm tốt công tác quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân. Công tác thông tin KH&CN, phổ biến tiến bộ kỹ
thuật vào trong sản xuất và đời sống; hoạt động thanh tra KH&CN, công tác
quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được quan tâm
và có nhiều chuyển biến tích cực.
Những mô hình hiệu quả
Có thể nói, hoạt động nghiên cứu triển khai đã phát huy tiền năng, thế mạnh góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có khả năng nhân rộng. Tiêu biểu là Dự án: Thử nghiệm giống lúa chịu lạnh ĐS1 trên đất ruộng 1 vụ chủ động nước ở huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Kết quả của dự án đã được người nông dân nhiệt tình tiếp nhận (đặc biệt là người dân 2 huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu). Giống lúa nhập nội chất lượng cao ĐS1 đã được ngành nông nghiệp bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Qua thống kê cho thấy từ diện tích thử nghiệm ban đầu 6 ha trong 2 vụ Đông xuân năm 2011 và 2012 (xã Nậm Khắt: 03 ha, xã Púng Luông: 03 ha) đến vụ xuân 2015 giống lúa ĐS1 đã được nhân rộng và duy trì ổn định với tổng diện tích đạt trên 700 ha/năm (Văn chấn 400 ha; Trạm Tấu: 100 ha, Mù Cang Chải: 200 ha).
Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình. Từ kết quả các thí nghiệm Viện nghiên cứu Rau quả đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh. Kết quả Đề tài đã góp phần nâng cao giá trị cho người dân trồng bưởi, đồng thời góp phần thúc đầy phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Bình. Theo thống kê, nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật kết quả của đề tài tạo ra, từ chỗ Cây Bưởi Đại Minh trước năm 2011 thường xuyên bị mất mùa, chất lượng thấp mà năm 2013 doanh thu từ 130 ha bưởi kinh doanh của 2 xã Hán Đà và Đại Minh đạt 30,15 tỷ đồng (Trong đó: Xã Đại Minh có 95,6 ha, thu 24,15 tỷ đồng; xã Hán Đà có 34,5 ha, thu 6,0 tỷ đồng); Năm 2014 doanh thu từ 130 ha bưởi kinh doanh đạt trên 35 tỷ đồng (Trong đó: Xã Đại Minh có 95,6 ha, thu 27,5 tỷ đồng; xã Hán Đà có 34,5 ha thu 7,5 tỷ đồng). Bình quân thu nhập cho 1 ha bưởi Đại Minh/năm đạt 269 triệu đồng/ha/năm; bình quân lợi nhuận của 1 ha đạt 150 triệu đồng/ha/năm.
Đề tài: Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống tằm sắn tại huyện Trấn Yên. Kết quả đề tài đã thu thập được 4 giống tằm sắn và bằng phương pháp lai chéo ổ kết hợp với nâng cao chất lượng thức ăn đã bồi dục phục tráng giống tằm SL1 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của tỉnh Yên Bái. Năng suất kén bình quân đạt 15,8-17,6kg/hộp 20g trứng tăng 12,91-23,47%, khối lượng toàn kén tăng 5,24-10,59% và tỷ lệ vỏ kén tăng 6,48-9,72% so với giống tằm đang sử dụng ngoài sản xuất. Đồng thời đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nuôi tằm và sản xuất trứng giống tằm sắn chuyển giao cho nông dân. Kết quả đề tài đã thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm và tận dụng lao động nhàn dỗi. Hiện nay kết quả đề tài đang được bà con nhân dân huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên phát triển, mở rộng.
Dự án: Ứng dụng quy trình sản xuất chăn nuôi gà an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn đồi tại thành phố Yên Bái; Kết quả đã xây dựng thành công mô hình sản xuất gà an toàn sinh học trong chăn nuôi thả vườn với quy mô 5.000 con, qua dự án đã đánh giá được hiệu quả thu được từ chăn nuôi tập trung bằng hình thức bán chăn thả, cụ thể sau gần 4 tháng nuôi mỗi con gà xuất chuồng cho lãi trên 14.000 đồng. Hiện nay hình thức chăn nuôi này đang được người sản xuất chăn nuôi đón nhận, nhân rộng trên địa bàn các xã Đại Minh, Đại Đồng, Văn Lãng (H. Yên Bình), Phúc Lộc (Thành phố Yên Bái) với 15 hộ (trong đó có 6 hộ quy mô trên 2.000 con).
Dự án: Xây dựng mô hình trồng cây Súp lơ xanh, Cà chua vụ đông trên đất ruộng hai vụ lúa tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa giống súp lơ, cà chua mới vào sản xuất mô hình đã mạng lại kết quả tốt, được người dân nhiệt tình đón nhận. Thông qua kết quả mô hình cho thấy nhờ áp dụng TBKT mà 01 ha trồng giống cà chua Montavi (Ấn độ) mang lại lợi nhuận cho người dân trong 3 tháng là 137 triệu đồng và 01 ha trồng suplơ xanh VL-1772 (Nhật Bản) cho lãi sau 3 tháng trồng là 86 triệu đồng.
Đề tài: Nghiên cứu cải tạo đàn Trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái, từ kết quả của đề tài đã được ngành nông nghiệp đề xuất với tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh trong năm 2015.
Dự án: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá Nheo trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình. Kết quả của dự án thực hiện năm 2013 đã thu được hiệu quả cao hơn so với một số giống cá nuôi truyền thống, do vậy từ chỗ nuôi thử nghiệm 4 lồng, đến nay đã có trên 60 lồng nuôi cá Nheo trên hồ Thác Bà.
Để khoa học công nghệ thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng trong việc triển khai thực hiện các giải pháp: Đổi mới tổ chức và quản lý KHCN; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tạo lập và phát triển thị trường khoa học công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm.