CTTĐT – Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt chú trọng đến việc quản lý và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Yên Bái đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh
Yên Bái là tỉnh giàu tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản. Tổng diện tích đất đai của cả tỉnh là
trên 688 nghìn ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng còn trên 52 nghìn ha. Tỉnh
có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng, chì, kẽm, mangan, đất hiếm,
graphit…Trong đó khoáng sản phân bổ tập trung và có trữ lượng lớn là sắt (trữ
lượng khoảng 200 triệu tấn), đá vôi trắng ( trữ lượng trên 800 triệu m3)…
Bên cạnh đó, tỉnh còn có tài nguyên nước tương đối phong phú. Toàn tỉnh có tới
101 sông, ngòi, khe suối; 160 hồ thủy lợi vừa và nhỏ và các hồ, ao đầm với diện
tích trên 32 nghìn ha.
Với những tiềm năng, thế mạnh về tài
nguyên thiên nhiên như vậy, Yên Bái đã thu hút rất đông đảo các nhà đầu tư đến
đầu tư tại tỉnh. Vì vậy công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã
được tỉnh đặc biệt quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của tỉnh. Trong
thời gian qua, đã hình thành được hệ thống tổ chức làm công tác bảo vệ môi
trường từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện chặt chẽ quy định về đánh giá tác động môi
trường của các dự án đầu tư; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi
phạm pháp luật về môi trường; đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, tạo nên
những bước phát triển mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, tỉnh
đã phê duyệt báo cáo đầu tư mới cho 160 dự án, phê duyệt đề án bảo vệ môi
trường cho 2 dự án, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho 21 cơ sở,
xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường,
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho 1.210 dự án; Xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường đối với 7 cơ sở, cấp Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
cho 165 đơn vị có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản
lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công
tác quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường, chú trọng đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,
đổi mới tư duy, hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân. Chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng
đến phát triển bền vững, phát huy thế mạnh của địa phương. Tăng cường giám sát,
đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm
căn cứ để hoạch định chính sách, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để bảo
đảm các hoạt động liên quan tới quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường theo đúng quy địn của pháp luật. Chú trọng hợp tác, đa dạng hóa
nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích
nguồn chi từ ngân sách cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quản
lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng
đất đai, nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
đẩy mạnh đo đạc lập hồ sơ địa chính. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, phục hồi và
cải thiện chất lượng môi trường, đẩy mạnh cung cấp nước sạch, vệ sinh môi
trường, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường ở địa
phương bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả khi triển khai.
1282 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt chú trọng đến việc quản lý và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển.
Yên Bái là tỉnh giàu tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản. Tổng diện tích đất đai của cả tỉnh là
trên 688 nghìn ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng còn trên 52 nghìn ha. Tỉnh
có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng, chì, kẽm, mangan, đất hiếm,
graphit…Trong đó khoáng sản phân bổ tập trung và có trữ lượng lớn là sắt (trữ
lượng khoảng 200 triệu tấn), đá vôi trắng ( trữ lượng trên 800 triệu m3)…
Bên cạnh đó, tỉnh còn có tài nguyên nước tương đối phong phú. Toàn tỉnh có tới
101 sông, ngòi, khe suối; 160 hồ thủy lợi vừa và nhỏ và các hồ, ao đầm với diện
tích trên 32 nghìn ha.
Với những tiềm năng, thế mạnh về tài
nguyên thiên nhiên như vậy, Yên Bái đã thu hút rất đông đảo các nhà đầu tư đến
đầu tư tại tỉnh. Vì vậy công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã
được tỉnh đặc biệt quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của tỉnh. Trong
thời gian qua, đã hình thành được hệ thống tổ chức làm công tác bảo vệ môi
trường từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện chặt chẽ quy định về đánh giá tác động môi
trường của các dự án đầu tư; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi
phạm pháp luật về môi trường; đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường, tạo nên
những bước phát triển mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, tỉnh
đã phê duyệt báo cáo đầu tư mới cho 160 dự án, phê duyệt đề án bảo vệ môi
trường cho 2 dự án, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho 21 cơ sở,
xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường,
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho 1.210 dự án; Xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường đối với 7 cơ sở, cấp Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
cho 165 đơn vị có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản
lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công
tác quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường, chú trọng đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,
đổi mới tư duy, hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân. Chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng
đến phát triển bền vững, phát huy thế mạnh của địa phương. Tăng cường giám sát,
đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm
căn cứ để hoạch định chính sách, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để bảo
đảm các hoạt động liên quan tới quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường theo đúng quy địn của pháp luật. Chú trọng hợp tác, đa dạng hóa
nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích
nguồn chi từ ngân sách cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quản
lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng
đất đai, nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
đẩy mạnh đo đạc lập hồ sơ địa chính. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, phục hồi và
cải thiện chất lượng môi trường, đẩy mạnh cung cấp nước sạch, vệ sinh môi
trường, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường ở địa
phương bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả khi triển khai.