CTTĐT - Xã Khao Mang là một xã vùng cao thuộc huyện Mù Cang Chải, đây là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, toàn huyện có 13/14 xã là đặc biệt khó khăn, do đó nơi đây đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong thời gian qua, xã Khao Mang đã có những bước đổi mới về diện mạo, cuộc sống đồng bào các dân tộc nơi đây đang hứa hẹn nhiều điều tươi sáng.
Niềm hạnh phúc gia đình người Mông bản Khao Mang, xã Khao Mang huyện MCC được mùa.
Khao Mang còn nhiều khó khăn lắm
Khao Mang là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, xã cách trung tâm huyện lỵ 13km gồm có 10 bản nằm ở phía Tây huyện. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên 6.634,9 ha với tổng số hộ dân trên địa bàn là 822 hộ với 4.649 khẩu, trong đó tổng số hộ nghèo có tới 480 hộ/2.613 khẩu chiếm 58,4%. Toàn xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống chiếm tới 91,7% (754 hộ /4.365 khẩu), trong đó dân tộc Kinh chỉ chiếm 3% (24 hộ/101 khẩu) còn lại là đồng bào dân tộc Tày và Thái.
Theo ông Trương Đăng Hùng - Chủ tịch UBND xã Khao Mang thì hiện nay xã còn nhiều khó khăn lắm, với địa hình đồi núi bị chia cắt, thời tiết diễn biến bất thường nên khu vực này thường xảy ra các trận lũ lớn, đặc biệt là lũ ống, lũ quét. Bởi thế mà mùa mưa, hầu hết các thôn, bản trong xã đều bị chia cắt, việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Thêm nữa diện tích đất canh tác ít do đó vấn đề về lương thực luôn cấp thiết đối với xã, hầu như năm nào của có gia đình thiếu đói phải cứu trợ, nhân dân trên địa bàn xã đa số là đồng bào dân tộc thiểu số do đó trình độ nhận thức còn chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém nhất là hệ thống giao thông và công trình thủy lợi…
No ấm về tới Bản rồi
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Chính nhờ có Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ mà trong thời gian gần đây qua lăng kính phóng viên nhận thấy rất rõ sự thay da, đổi thịt của xã Khao Mang, người dân được nhận phân bón NPK, giống hạt kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất, tính vụ đông xuân năm 2014 - 2015 hoàn thành 100% kế hoạch huyện giao (180/175 ha lúa) tăng 15ha so với cùng kỳ, tổng năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, sản lượng ước đạt 954 tấn, tổng diện tích gieo trồng vụ mùa là 979,19 ha, đã có 9.600 kg các loại giống cây trồng được cấp phát cho nhân dân sản xuất vụ mùa năm 2015. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, đã mở hoàn thành 4 tuyến đường giao thông nông thôn vào khu vực sản xuất với tổng chiều dài 1.562 m các tuyến: Bản Séo Mả Pán; Bản Páo Sơ Dào; Bản Khao Mang; Bản Nả Dề Thàng. Hoàn thành xong 3 nhà lắp ghép khu bán trú cho học sinh ở, công tác xây dựng nông thôn mới xã đạt 9/19 tiêu chí, tổng thu ngân sách xã đạt 54% so với kế hoạch (1.783.187.650 đồng)…
|
|
Cùng với ông Chủ tịch UBND xã Khao Mang - Trương Đăng Hùng chúng tôi đến thăm gia đình già bản Giàng A Di, người có uy tín tiêu biểu của xã, thực hiện tốt xây dựng kinh tế nên gia đình ông Di hiện nay rất khá giả. Trao đổi với ông Giàng A Di cho biết, trước đây chưa có Chương trình 135, Nghị Quyết 30a bản chúng tôi nghèo lắm, dân bản quá khó khăn, không có giống lúa, không có phân bón, không được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nên các gia đình trong bản nghèo đói, không no cái bụng, ấm cái thân, tầm tháng 6, tháng 7 hầu hết trong nhà mọi người đều không còn ngô, thóc để ăn, khổ lắm cán bộ ạ. Nhưng giờ dân bản chúng tôi được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ đến với nhân dân nên chúng tôi giờ có cái ăn, cái mặc, nhà nước phát cho dân giống lúa, phân bón, lại còn mở lớp tập huấn hướng dẫn chăn nuôi kỹ thuật, đến nay chuyển đổi giống địa phương nên nhà nhà có cơm ăn, con cái được biết đến cái chữ.
Ông Di cho biết thêm nhà ông vụ đông xuân 2015 đã thu được hơn 100 bao thóc, tương đương trên 5 tấn lúa, nuôi được 25 con lợn bán khoảng 6000.000 đồng/con lên gia đình ông không những đủ ăn mà còn nuôi được 03 người con đi học, ông hào hứng cho biết hai đứa học đại học, một đứa học cao đẳng đến nay đứa thì làm Phó Chủ tịch UBND xã, một đứa làm giáo viên, một đứa thành viên dự án giảm nghèo. Ông phấn khởi khi nhắc đến việc triển khai thực hiện Chương trình 135 và Nghị quyết 30a giúp nhân dân ấm no, đường giao thông thuận tiện, nuôi trồng phát triển kinh tế giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, giờ chúng tôi không phải lo ngại cái ăn nữa, xã chúng tôi giờ có 7 điểm trường học lẻ, trong đó có 2 điểm trường chính giúp cho con em chúng tôi thoát khỏi mù chữ rồi cám ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm.
Hòa với niềm vui của gia đình ông già bản, chúng tôi thấy tinh thần phấn khích, vui lây, bước chân leo bản cũng nhẹ nhàng hơn để đến với một hộ gia đình nữa thuộc bản Nả Dề Thàng, đó là gia đình anh Thào A Sùng, vừa tiếp chúng tôi anh vừa tranh thủ tỉa nốt những bắp ngô đã thu hoạch được, anh Sùng cho biết vụ thu hoạch này gia đình anh có được trên 20 bao ngô, tương tương hơn tấn ngô, 50 bao thóc đủ ăn và chăn nuôi gia súc, anh dẫn chúng tôi xem những bao ngô, thóc, cùng với chuồng chăn nuôi gia súc với gương mặt rạng ngời hạnh phúc.
Anh Thào A Sùng - Bản Nả Dề Thàng xã Khao Mang huyện MCC vui được mùa.
Nhờ Chương trình
135 và Nghị quyết 30a mà diện mạo xã Khao Mang đã ngày một đổi mới, đời sống
nhân dân ổn định, hệ thống đường giao thông được mở rộng, hàng hóa, phân bón,
vật liệu xây dựng…được chở đến từng làng bản, việc đầu tư xây dựng hạ tầng với
nguồn vốn lớn đang được triển khai mạnh, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy
lợi, quốc phòng, an ninh đang dần được kiên cố. Nhằm giúp dân phát triển kinh
tế, trước mắt để ổn định an ninh lương thực, lãnh đạo xã xác định vấn đề cốt
lõi là phải thâm canh tăng vụ, có lương thực rồi, hướng tiếp theo là chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với mục tiêu năm 2015 xã sẽ phấn đấu giảm từ
8 - 10% tỷ lệ hộ nghèo (năm 2014 có 78 hộ mới/511 khẩu thoát nghèo, chiếm
9,62%) sẽ tiếp tục đưa xã Khao Mang thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, giảm
nghèo nhanh và bền vững góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải
nói riêng tỉnh Yên Bái nói chung.
1580 lượt xem
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xã Khao Mang là một xã vùng cao thuộc huyện Mù Cang Chải, đây là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, toàn huyện có 13/14 xã là đặc biệt khó khăn, do đó nơi đây đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong thời gian qua, xã Khao Mang đã có những bước đổi mới về diện mạo, cuộc sống đồng bào các dân tộc nơi đây đang hứa hẹn nhiều điều tươi sáng.
Khao Mang còn nhiều khó khăn lắm
Khao Mang là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, xã cách trung tâm huyện lỵ 13km gồm có 10 bản nằm ở phía Tây huyện. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên 6.634,9 ha với tổng số hộ dân trên địa bàn là 822 hộ với 4.649 khẩu, trong đó tổng số hộ nghèo có tới 480 hộ/2.613 khẩu chiếm 58,4%. Toàn xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống chiếm tới 91,7% (754 hộ /4.365 khẩu), trong đó dân tộc Kinh chỉ chiếm 3% (24 hộ/101 khẩu) còn lại là đồng bào dân tộc Tày và Thái.
Theo ông Trương Đăng Hùng - Chủ tịch UBND xã Khao Mang thì hiện nay xã còn nhiều khó khăn lắm, với địa hình đồi núi bị chia cắt, thời tiết diễn biến bất thường nên khu vực này thường xảy ra các trận lũ lớn, đặc biệt là lũ ống, lũ quét. Bởi thế mà mùa mưa, hầu hết các thôn, bản trong xã đều bị chia cắt, việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Thêm nữa diện tích đất canh tác ít do đó vấn đề về lương thực luôn cấp thiết đối với xã, hầu như năm nào của có gia đình thiếu đói phải cứu trợ, nhân dân trên địa bàn xã đa số là đồng bào dân tộc thiểu số do đó trình độ nhận thức còn chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém nhất là hệ thống giao thông và công trình thủy lợi…
No ấm về tới Bản rồi
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Chính nhờ có Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ mà trong thời gian gần đây qua lăng kính phóng viên nhận thấy rất rõ sự thay da, đổi thịt của xã Khao Mang, người dân được nhận phân bón NPK, giống hạt kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất, tính vụ đông xuân năm 2014 - 2015 hoàn thành 100% kế hoạch huyện giao (180/175 ha lúa) tăng 15ha so với cùng kỳ, tổng năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, sản lượng ước đạt 954 tấn, tổng diện tích gieo trồng vụ mùa là 979,19 ha, đã có 9.600 kg các loại giống cây trồng được cấp phát cho nhân dân sản xuất vụ mùa năm 2015. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, đã mở hoàn thành 4 tuyến đường giao thông nông thôn vào khu vực sản xuất với tổng chiều dài 1.562 m các tuyến: Bản Séo Mả Pán; Bản Páo Sơ Dào; Bản Khao Mang; Bản Nả Dề Thàng. Hoàn thành xong 3 nhà lắp ghép khu bán trú cho học sinh ở, công tác xây dựng nông thôn mới xã đạt 9/19 tiêu chí, tổng thu ngân sách xã đạt 54% so với kế hoạch (1.783.187.650 đồng)…
Cùng với ông Chủ tịch UBND xã Khao Mang - Trương Đăng Hùng chúng tôi đến thăm gia đình già bản Giàng A Di, người có uy tín tiêu biểu của xã, thực hiện tốt xây dựng kinh tế nên gia đình ông Di hiện nay rất khá giả. Trao đổi với ông Giàng A Di cho biết, trước đây chưa có Chương trình 135, Nghị Quyết 30a bản chúng tôi nghèo lắm, dân bản quá khó khăn, không có giống lúa, không có phân bón, không được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nên các gia đình trong bản nghèo đói, không no cái bụng, ấm cái thân, tầm tháng 6, tháng 7 hầu hết trong nhà mọi người đều không còn ngô, thóc để ăn, khổ lắm cán bộ ạ. Nhưng giờ dân bản chúng tôi được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ đến với nhân dân nên chúng tôi giờ có cái ăn, cái mặc, nhà nước phát cho dân giống lúa, phân bón, lại còn mở lớp tập huấn hướng dẫn chăn nuôi kỹ thuật, đến nay chuyển đổi giống địa phương nên nhà nhà có cơm ăn, con cái được biết đến cái chữ.
Ông Di cho biết thêm nhà ông vụ đông xuân 2015 đã thu được hơn 100 bao thóc, tương đương trên 5 tấn lúa, nuôi được 25 con lợn bán khoảng 6000.000 đồng/con lên gia đình ông không những đủ ăn mà còn nuôi được 03 người con đi học, ông hào hứng cho biết hai đứa học đại học, một đứa học cao đẳng đến nay đứa thì làm Phó Chủ tịch UBND xã, một đứa làm giáo viên, một đứa thành viên dự án giảm nghèo. Ông phấn khởi khi nhắc đến việc triển khai thực hiện Chương trình 135 và Nghị quyết 30a giúp nhân dân ấm no, đường giao thông thuận tiện, nuôi trồng phát triển kinh tế giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, giờ chúng tôi không phải lo ngại cái ăn nữa, xã chúng tôi giờ có 7 điểm trường học lẻ, trong đó có 2 điểm trường chính giúp cho con em chúng tôi thoát khỏi mù chữ rồi cám ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm.
Hòa với niềm vui của gia đình ông già bản, chúng tôi thấy tinh thần phấn khích, vui lây, bước chân leo bản cũng nhẹ nhàng hơn để đến với một hộ gia đình nữa thuộc bản Nả Dề Thàng, đó là gia đình anh Thào A Sùng, vừa tiếp chúng tôi anh vừa tranh thủ tỉa nốt những bắp ngô đã thu hoạch được, anh Sùng cho biết vụ thu hoạch này gia đình anh có được trên 20 bao ngô, tương tương hơn tấn ngô, 50 bao thóc đủ ăn và chăn nuôi gia súc, anh dẫn chúng tôi xem những bao ngô, thóc, cùng với chuồng chăn nuôi gia súc với gương mặt rạng ngời hạnh phúc.
Anh Thào A Sùng - Bản Nả Dề Thàng xã Khao Mang huyện MCC vui được mùa.
Nhờ Chương trình
135 và Nghị quyết 30a mà diện mạo xã Khao Mang đã ngày một đổi mới, đời sống
nhân dân ổn định, hệ thống đường giao thông được mở rộng, hàng hóa, phân bón,
vật liệu xây dựng…được chở đến từng làng bản, việc đầu tư xây dựng hạ tầng với
nguồn vốn lớn đang được triển khai mạnh, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy
lợi, quốc phòng, an ninh đang dần được kiên cố. Nhằm giúp dân phát triển kinh
tế, trước mắt để ổn định an ninh lương thực, lãnh đạo xã xác định vấn đề cốt
lõi là phải thâm canh tăng vụ, có lương thực rồi, hướng tiếp theo là chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với mục tiêu năm 2015 xã sẽ phấn đấu giảm từ
8 - 10% tỷ lệ hộ nghèo (năm 2014 có 78 hộ mới/511 khẩu thoát nghèo, chiếm
9,62%) sẽ tiếp tục đưa xã Khao Mang thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, giảm
nghèo nhanh và bền vững góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải
nói riêng tỉnh Yên Bái nói chung.