Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.
Trang trại của gia đình bà Vũ Thanh Lâm mỗi năm cho doanh thu trên 1 tỷ đồng và tạo việc làm ổn định cho 6 lao động.
Chỉ mất gần 10 phút đi xe máy từ trụ sở
UBND phường Nam Cường, chúng tôi đã có mặt tại khu trang trại rộng trên 10ha
của gia đình bà Vũ Thanh Lâm. Đang bon bon xe phóng trên con đường bê tông, hai
bên là đồi keo xanh ngát, mát rượi, chị Oanh - cán bộ UBND phường dừng xe lại
làm tôi phanh gấp theo, thì ra trước cổng trang trại là khu vực phun khử trùng các
loại phương tiện ra vào. Đi qua khu vực khử trùng, chúng tôi vào đến khu trang
trại, bốn bề xung quanh là những đồi keo từ 4 - 7 năm tuổi.
Khu trang trại chăn nuôi lợn rộng 3ha xây
dựng cuối năm 2011, khép kín với hệ thống nhà điều hành, nhà ở cho công nhân,
nhà kho cám, hệ thống khử trùng, hệ thống làm mát, hệ thống máng ăn, uống tự
động vệ sinh… Tất cả đều được thiết kế theo tiêu chuẩn chăn nuôi công nghệ cao của
Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Chúng tôi đến trang trại đúng dịp
bà Lâm vừa nhập chuồng 600 con nên mọi công việc trở lên bận rộn hơn bình
thường vì theo bà, đây là thời gian quan trọng khi lợn con vừa nhập chuồng phải
theo dõi và chăm sóc rất tỷ mỉ để bảo đảm tỷ lệ sống cao nhất.
Rót nước mời khách, bà Lâm kể lại quãng
thời gian vất vả xây dựng khu chăn nuôi này. “Có được cơ ngơi này cũng không
phải đơn giản, từ khi xây dựng năm 2011 đến cuối năm 2014, hầu như đêm nào vợ
chồng cũng mất ăn, mất ngủ vì khoản nợ ngân hàng 2,2 tỷ đồng và tiền lãi hàng
tháng lên đến trên 50 triệu đồng. Giờ thì có thể ăn ngon, ngủ yên, yên tâm chăm
sóc đàn lợn được rồi vì cơ bản chúng tôi đã trả hết nợ”. Qua tìm hiểu, được
biết, theo mô hình liên kết này, người chăn nuôi bỏ vốn xây dựng chuồng trại
theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sau khi hoàn tất chuồng trại, Công ty tiến
hành cung cấp giống lợn chất lượng cao, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý để người
dân chăn nuôi. Đồng thời, đội ngũ kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y của Công ty
sẽ hướng dẫn, giám sát, giúp nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi
hiệu quả. Khi xuất chuồng, người chăn nuôi được hưởng 3.500 đồng/kg hơi sau khi
đã trừ giống.
Bà Lâm tâm sự: “Trải qua bao năm chăn nuôi
rồi, thành công cũng có, thất bại cũng có nhưng tôi rất thích chăn nuôi và muốn
theo đuổi đến cùng. Chăn nuôi theo phương thức liên kết này thì không phải lo
đầu ra cho sản phẩm nên giá thành có thấp chúng tôi cũng không sợ lỗ". Mỗi
năm, gia đình bà Lâm nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa 1.200 con, nuôi khoảng từ 4,5 - 5
tháng, khi xuất chuồng được từ 135 - 140 tấn, cho doanh thu từ 420 - 450 triệu
đồng. Cộng thêm các khoản thu nhập từ 7ha keo, 4.000m2 ao nuôi cá các loại,
nuôi gà, chó…, mỗi năm, trang trại của bà cho doanh thu trên 1 tỷ đồng. Hiện
tại, trang trại chăn nuôi của bà đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 6 lao
động với mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng và được nuôi ăn, ở.
Mặc dù là trang trại chăn nuôi công nghiệp
lớn nhưng khi đến đây chúng tôi vẫn cảm nhận được không khí trong lành, không
bị ô nhiễm môi trường do trang trại đã đầu tư trên 100 triệu đồng làm hệ thống
biogas phủ bạt HDPE dung tích 3.500m3. Khi được hỏi về dự định trong
thời gian tới, bà Lâm cho biết: “Qua khảo sát và tham quan một số trang trại
chăn nuôi ở các tỉnh khác, sắp tới, gia đình giữ ổn định quy mô chăn nuôi và
đầu tư khoảng 700 triệu đồng đầu tư thêm các thiết bị khử mùi và hệ thống xử lý
chất thải làm phân bón bán ra thị trường. Chúng tôi sẽ mua 1 xe hút chất thải,
làm sân phơi và kho chứa bã, in bao bì… Nếu làm được hệ thống này thì trang
trại không những không bị ô nhiễm mà mỗi năm mang về cho gia đình khoảng 150
triệu đồng tiền bán phân bón”.
Không những kinh doanh giỏi mà bà Lâm còn
tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương. Mọi khoản đóng góp, ủng hộ khi
các đoàn thể kêu gọi bà đều là người đi đầu thực hiện. Gia đình bà nhiều năm
liền được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. “Bà nhà tôi “mê” chăn nuôi lắm!
Một ngày mà bà ấy không tự tay chăm sóc đàn lợn thì hôm đấy trong người bứt rứt,
khó chịu. Bà ấy không những giỏi làm kinh tế mà còn giỏi quản lý, chăm sóc, dạy
bảo con cái. Bà là người dâu hiền, vợ đảm. Dưới sự quán xuyến của bà, 4 thế hệ
trong gia đình tôi sống với nhau hòa thuận, êm ấm. Nhờ có “hậu phương” vững
chắc, tôi yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao
phó mấy chục năm qua” - ông Đỗ Ngọc Lân tự hào khi nói về người vợ của mình.
1052 lượt xem
(Theo Hồng Duyên/Báo Yên Bái)
Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.
Chỉ mất gần 10 phút đi xe máy từ trụ sở
UBND phường Nam Cường, chúng tôi đã có mặt tại khu trang trại rộng trên 10ha
của gia đình bà Vũ Thanh Lâm. Đang bon bon xe phóng trên con đường bê tông, hai
bên là đồi keo xanh ngát, mát rượi, chị Oanh - cán bộ UBND phường dừng xe lại
làm tôi phanh gấp theo, thì ra trước cổng trang trại là khu vực phun khử trùng các
loại phương tiện ra vào. Đi qua khu vực khử trùng, chúng tôi vào đến khu trang
trại, bốn bề xung quanh là những đồi keo từ 4 - 7 năm tuổi.
Khu trang trại chăn nuôi lợn rộng 3ha xây
dựng cuối năm 2011, khép kín với hệ thống nhà điều hành, nhà ở cho công nhân,
nhà kho cám, hệ thống khử trùng, hệ thống làm mát, hệ thống máng ăn, uống tự
động vệ sinh… Tất cả đều được thiết kế theo tiêu chuẩn chăn nuôi công nghệ cao của
Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Chúng tôi đến trang trại đúng dịp
bà Lâm vừa nhập chuồng 600 con nên mọi công việc trở lên bận rộn hơn bình
thường vì theo bà, đây là thời gian quan trọng khi lợn con vừa nhập chuồng phải
theo dõi và chăm sóc rất tỷ mỉ để bảo đảm tỷ lệ sống cao nhất.
Rót nước mời khách, bà Lâm kể lại quãng
thời gian vất vả xây dựng khu chăn nuôi này. “Có được cơ ngơi này cũng không
phải đơn giản, từ khi xây dựng năm 2011 đến cuối năm 2014, hầu như đêm nào vợ
chồng cũng mất ăn, mất ngủ vì khoản nợ ngân hàng 2,2 tỷ đồng và tiền lãi hàng
tháng lên đến trên 50 triệu đồng. Giờ thì có thể ăn ngon, ngủ yên, yên tâm chăm
sóc đàn lợn được rồi vì cơ bản chúng tôi đã trả hết nợ”. Qua tìm hiểu, được
biết, theo mô hình liên kết này, người chăn nuôi bỏ vốn xây dựng chuồng trại
theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sau khi hoàn tất chuồng trại, Công ty tiến
hành cung cấp giống lợn chất lượng cao, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý để người
dân chăn nuôi. Đồng thời, đội ngũ kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y của Công ty
sẽ hướng dẫn, giám sát, giúp nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi
hiệu quả. Khi xuất chuồng, người chăn nuôi được hưởng 3.500 đồng/kg hơi sau khi
đã trừ giống.
Bà Lâm tâm sự: “Trải qua bao năm chăn nuôi
rồi, thành công cũng có, thất bại cũng có nhưng tôi rất thích chăn nuôi và muốn
theo đuổi đến cùng. Chăn nuôi theo phương thức liên kết này thì không phải lo
đầu ra cho sản phẩm nên giá thành có thấp chúng tôi cũng không sợ lỗ". Mỗi
năm, gia đình bà Lâm nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa 1.200 con, nuôi khoảng từ 4,5 - 5
tháng, khi xuất chuồng được từ 135 - 140 tấn, cho doanh thu từ 420 - 450 triệu
đồng. Cộng thêm các khoản thu nhập từ 7ha keo, 4.000m2 ao nuôi cá các loại,
nuôi gà, chó…, mỗi năm, trang trại của bà cho doanh thu trên 1 tỷ đồng. Hiện
tại, trang trại chăn nuôi của bà đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 6 lao
động với mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng và được nuôi ăn, ở.
Mặc dù là trang trại chăn nuôi công nghiệp
lớn nhưng khi đến đây chúng tôi vẫn cảm nhận được không khí trong lành, không
bị ô nhiễm môi trường do trang trại đã đầu tư trên 100 triệu đồng làm hệ thống
biogas phủ bạt HDPE dung tích 3.500m3. Khi được hỏi về dự định trong
thời gian tới, bà Lâm cho biết: “Qua khảo sát và tham quan một số trang trại
chăn nuôi ở các tỉnh khác, sắp tới, gia đình giữ ổn định quy mô chăn nuôi và
đầu tư khoảng 700 triệu đồng đầu tư thêm các thiết bị khử mùi và hệ thống xử lý
chất thải làm phân bón bán ra thị trường. Chúng tôi sẽ mua 1 xe hút chất thải,
làm sân phơi và kho chứa bã, in bao bì… Nếu làm được hệ thống này thì trang
trại không những không bị ô nhiễm mà mỗi năm mang về cho gia đình khoảng 150
triệu đồng tiền bán phân bón”.
Không những kinh doanh giỏi mà bà Lâm còn
tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương. Mọi khoản đóng góp, ủng hộ khi
các đoàn thể kêu gọi bà đều là người đi đầu thực hiện. Gia đình bà nhiều năm
liền được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. “Bà nhà tôi “mê” chăn nuôi lắm!
Một ngày mà bà ấy không tự tay chăm sóc đàn lợn thì hôm đấy trong người bứt rứt,
khó chịu. Bà ấy không những giỏi làm kinh tế mà còn giỏi quản lý, chăm sóc, dạy
bảo con cái. Bà là người dâu hiền, vợ đảm. Dưới sự quán xuyến của bà, 4 thế hệ
trong gia đình tôi sống với nhau hòa thuận, êm ấm. Nhờ có “hậu phương” vững
chắc, tôi yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao
phó mấy chục năm qua” - ông Đỗ Ngọc Lân tự hào khi nói về người vợ của mình.