Chiều ngày 1/9, tại Sở Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác rà soát, thống kê các công trình và đất đai nằm trong hành lanh an toàn đường bộ trên các tuyến Quốc lộ 32, 32C và Quốc lộ 37, triển khai thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 – 2020.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Ủy viên Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội
nghị còn có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan cùng lãnh đạo các huyện: Yên Bình,
Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn liên
quan.
Thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày
19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự
hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020, UBND tỉnh đã xây dựng
Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn
tỉnh, giai đoạn 2014 – 2020 với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, nhằm tiếp
tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, trong đó chú trọng
vai trò làm công tác tuyên truyền của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí, với phương châm: Kiên
trì, thường xuyên, liên tục. Rà soát phân loại thống kê các công trình vi phạm
nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhành đấu nối trái phép vào
quốc lộ, đường tỉnh, rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường
sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ phù hợp với
quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt. Tổ chức
cưỡng chế, giải toả các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm
mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn
đường bộ; xoá bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ, hoàn thiện và bảo vệ hệ
thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, bảo vệ phần đất hành lang an
toàn đường bộ đã được giải toả…
Đối với hệ thống đường bộ từ năm 2014 đến
năm 2017, đơn vị quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương
rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, cập nhật thống kê, phân loại các công
trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, phối
hợp với ban an toàn giao thông các địa phương đề xuất các công trình, cây cối
nằm trong hành lang an toàn giao thông ảnh hưởng đến an toàn giao thông trình
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải toả phần đất bảo
vệ, bảo trì đường bộ; thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ
và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn
liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh
hưởng đến an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ từ cấp I đến cấp III… Từ
năm 2018 đến năm 2020 thu hồi hết phần đất của đường bộ và bồi thường thiệt hại
do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với
phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao
thông; tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ,
phần đất hành lang an toàn đường bộ.
Đối với đường sắt từ năm 2014 – năm
2017, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cưỡng chế giải toả các
công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt đã được đền bù. Đơn vị quản lý
đường sắt xây dựng hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối
đi dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia. Từ năm 2018 – năm
2020, thực hiện giải toả hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 2 (theo
quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của
Chính phủ).
Phát biểu kết luận Hội nghị, trên cơ sở
thống nhất ý kiến các ngành, các địa phương, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Chiến Thắng lưu ý các ngành và các địa phương cần tập trung làm tốt công
tác quy hoạch khu vực hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Khu vực nào đã quy
hoạch sẽ thực hiện việc cắm mốc hành lang an toàn; khu vực nào chưa quy hoạch
tiếp tục điều tra thực địa để có phương án quy hoạch cho hợp lý. UBND các huyện
khẩn trương thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ,
đường sắt theo đúng Quyết định của UBND tỉnh. Các đơn vị được phân công thực
hiện cần cử người điều tra sao cho hợp lý nhất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân hiểu về ý nghĩa, mục đích của hành
lang an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phù hợp với
từng địa bàn, vùng - miền dân cư. Sở Giao thông Vận tải phối hợp Sở Tài nguyên
và Môi trường xây dựng lại các mẫu, biểu phù hợp, thống nhất trình UBND tỉnh và
Tổng cục Đường bộ, Đường sắt; Sở Giao thông Vận tải điều tra, cập nhật hồ sơ
sao cho thực tế nhất tại từng thời điểm tiến hành điều tra…
2159 lượt xem
Theo Quyết Thắng/Báo Yên Bái
Chiều ngày 1/9, tại Sở Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác rà soát, thống kê các công trình và đất đai nằm trong hành lanh an toàn đường bộ trên các tuyến Quốc lộ 32, 32C và Quốc lộ 37, triển khai thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 – 2020.
.ExternalClass6AEA6193EDC940B991D96FFD998A41A5 .shape {
}
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Ủy viên Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội
nghị còn có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan cùng lãnh đạo các huyện: Yên Bình,
Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn liên
quan.
Thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày
19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự
hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020, UBND tỉnh đã xây dựng
Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn
tỉnh, giai đoạn 2014 – 2020 với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, nhằm tiếp
tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, trong đó chú trọng
vai trò làm công tác tuyên truyền của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí, với phương châm: Kiên
trì, thường xuyên, liên tục. Rà soát phân loại thống kê các công trình vi phạm
nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhành đấu nối trái phép vào
quốc lộ, đường tỉnh, rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường
sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ phù hợp với
quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt. Tổ chức
cưỡng chế, giải toả các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm
mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn
đường bộ; xoá bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ, hoàn thiện và bảo vệ hệ
thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, bảo vệ phần đất hành lang an
toàn đường bộ đã được giải toả…
Đối với hệ thống đường bộ từ năm 2014 đến
năm 2017, đơn vị quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương
rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, cập nhật thống kê, phân loại các công
trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, phối
hợp với ban an toàn giao thông các địa phương đề xuất các công trình, cây cối
nằm trong hành lang an toàn giao thông ảnh hưởng đến an toàn giao thông trình
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải toả phần đất bảo
vệ, bảo trì đường bộ; thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ
và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn
liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh
hưởng đến an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ từ cấp I đến cấp III… Từ
năm 2018 đến năm 2020 thu hồi hết phần đất của đường bộ và bồi thường thiệt hại
do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với
phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao
thông; tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ,
phần đất hành lang an toàn đường bộ.
Đối với đường sắt từ năm 2014 – năm
2017, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cưỡng chế giải toả các
công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt đã được đền bù. Đơn vị quản lý
đường sắt xây dựng hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối
đi dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia. Từ năm 2018 – năm
2020, thực hiện giải toả hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 2 (theo
quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của
Chính phủ).
Phát biểu kết luận Hội nghị, trên cơ sở
thống nhất ý kiến các ngành, các địa phương, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Chiến Thắng lưu ý các ngành và các địa phương cần tập trung làm tốt công
tác quy hoạch khu vực hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Khu vực nào đã quy
hoạch sẽ thực hiện việc cắm mốc hành lang an toàn; khu vực nào chưa quy hoạch
tiếp tục điều tra thực địa để có phương án quy hoạch cho hợp lý. UBND các huyện
khẩn trương thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ,
đường sắt theo đúng Quyết định của UBND tỉnh. Các đơn vị được phân công thực
hiện cần cử người điều tra sao cho hợp lý nhất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân hiểu về ý nghĩa, mục đích của hành
lang an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phù hợp với
từng địa bàn, vùng - miền dân cư. Sở Giao thông Vận tải phối hợp Sở Tài nguyên
và Môi trường xây dựng lại các mẫu, biểu phù hợp, thống nhất trình UBND tỉnh và
Tổng cục Đường bộ, Đường sắt; Sở Giao thông Vận tải điều tra, cập nhật hồ sơ
sao cho thực tế nhất tại từng thời điểm tiến hành điều tra…