CTTĐT - Mù Cang Chải thuộc 62 huyện nghèo của cả nước với trên 91% là đồng bào Mông, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, giao thông đi lại khó khăn. Nhận thức rõ điều đó cấp ủy, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp trong huyện đã quan tâm công tác tuyên truyền vận động nhân dân đổi mới tập quán canh tác, từng bước cải biến, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đồng thời phát huy truyền thống cần cù chịu khó trong sản xuất phát triển kinh tế từ việc chỉ tập trung vào sản xuất một vụ nay đã tích cực sản xuất hai vụ trong năm, từ việc chăn thả gia súc, gia cầm tự do nay nhiều hộ đã quan tâm đến phòng chống dịch, chống rét, phát triển đàn … Công tác trồng và chăm sóc rừng được người dân quan tâm, hạn chế việc phá rừng làm nương rẫy, đốt phá rừng, gây cháy rừng.
Nhân dân khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng lúa nước
Xác định nhiệm vụ trọng tâm, then chốt là xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo nguồn an ninh lương thực trên địa bàn huyện, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân. Trước đây, với tập quán canh tác lạc hậu, người dân chỉ làm ruộng một vụ. Nay tập quán đó dần được cải tạo, lúa, ngô, đậu, tương… được trồng thêm vụ đông xuân. Năng suất, sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp khá tập trung như: Vùng sản xuất lúa nước 2 vụ, vùng trồng ngô, vùng trồng chè shan tuyết, vùng trồng rừng phòng hộ…
Năm 2010, tổng diện tích kế hoạch giao 750ha, thực hiện gieo trồng được 760ha, tăng 10ha, đạt 101,3%; năng suất 43 tạ/ha; sản lượng đạt 3.268 tấn, vượt 3,6% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ đông xuân đạt 5.668,5 tấn, vượt 3,3% kế hoạch. Năm 2011, diện tích lúa gieo trồng được 4.416 ha, đạt 95,2% so với kế hoạch. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng lương thực và cây màu đạt 9.382 ha, tăng 2.054,6 ha so với năm 2010; trong đó, chuyển đổi 1.140 ha lúa nương sang trồng ngô. Cây lương thực có hạt cơ cấu giống mới chiếm trên 85%, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 33.200 tấn, bình quân lương thực 600kg/người/năm, tăng 7.200 tấn so với nghị quyết Đại hội
Phát huy truyền thống của Huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, đến nay Huyện Mù Cang Chải đã phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế của huyện không ngừng phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm qua kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua đạt 14,7%, cao hơn 3,25% so với giai đoạn 2005 - 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 13 triệu đồng, tăng 8 triệu đồng so với năm 2010, vượt 3 triệu đồng so với Nghị quyết. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư làm cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày một khang trang, đến nay 14/14 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, 100% các bản có đường xe máy phục vụ nhân dân đi lại trong mùa khô và 60% số bản đi được xe máy bốn mùa trong năm; điện lưới quốc gia đã phủ 83/126 bản đạt 66%. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển biến rõ rệt, nhất là tại thị trấn Mù Cang Chải, từng bước mang dáng dấp của thị trấn du lịch. Hệ thống thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá.
Cùng với những thành tựu nêu trên, lĩnh vực Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội được chú trọng, triển khai đầy đủ. Trong 5 năm (2010 – 2015) đào tạo nghề cho trên 2.600 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 16,2% lên 27%. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quan tâm và có bước phát triển, quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển mở rộng từ mầm non đến trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề. Toàn huyện có 39 cơ sở giáo dục, tăng 03 cơ sở so với năm 2010, với 636 lớp 16.853 học sinh; tỷ lệ học sinh ra lớp hằng năm đạt từ 95%; nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% số xã; phổ cập giáo dục trung học cơ sở 13/14 đơn vị đạt 93%. Phong trào thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia với 45 câu lạc bộ thể thao, các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thanh, truyền hình có bước tiến bộ, nội dung và hình thức được đổi mới. Hằng năm, trung bình có từ 75% hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam và xem truyền hình Việt Nam; 35% hộ dân được xem truyền hình Yên Bái.
Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã hết sức quan tâm thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh. Chủ động phòng chống có hiệu quả âm mưu “ Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng và thường xuyên chăm lo. Đến nay, toàn Đảng bộ huyện có 31 chi đảng bộ trực thuộc với 181 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở, với trên 2.100 đảng viên. Đặc biệt, trong thời gian qua Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến tư tưởng hành động của cán bộ đảng viên và nhân dân trong toàn huyện. Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trong học tập và làm theo Bác. Công tác vận động quần chúng nhân dân được thực hiện tốt với 43 mô hình dân vận khéo góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị của địa phương. Đặc biệt để thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng 14 xã thị trấn trong huyện đã có 57 công trình phần việc đã đăng ký và đang hoàn thành.
Từ cuộc sống tăm tối, mù chữ, đói nghèo phiêu bạt từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, ngày nay con em người dân huyện Mù Cang Chải đã được học chữ, nhiều người trở thành kỹ sư, bác sĩ, thày giáo giỏi, nhiều người đang giữ các cương vị chủ chốt của Huyện, của Tỉnh, Trương ương, cuộc sống của đồng bào Mông cơ bản đã ổn định.…Ánh sáng văn hoá đã đến được tận bản làng, những hủ tục ma chay cưới xin dần được đẩy lùi, tập quán trồng cây thuốc phiện đã bị xoá bỏ, đời sống vật chất, tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt, không còn hộ đói ăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm. Bộ mặt nông thôn được thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ thâm canh tăng vụ, đưa cây ngô vào trồng thay lúa nương mà nhiều gia đình đã khấm khá hơn. Rồi đây, cuộc sống di cư theo những mùa nương chỉ còn trong ký ức.
Có được kết quả như hôm nay là nhờ sự quyết tâm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự nỗ lực không mệt mỏi của đồng bào các dân tộc trong huyện trong những năm qua để hướng tới ổn định cuốc sống cho nhân dân, chấm dứt hoàn toàn tập quán du canh, du cư của đồng bào Mông, quyết tâm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, phấn đấu đưa huyện Mù Cang Chải từng bước thoát nghèo bền vững./.
1236 lượt xem
(Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mù Cang Chải thuộc 62 huyện nghèo của cả nước với trên 91% là đồng bào Mông, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, giao thông đi lại khó khăn. Nhận thức rõ điều đó cấp ủy, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp trong huyện đã quan tâm công tác tuyên truyền vận động nhân dân đổi mới tập quán canh tác, từng bước cải biến, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đồng thời phát huy truyền thống cần cù chịu khó trong sản xuất phát triển kinh tế từ việc chỉ tập trung vào sản xuất một vụ nay đã tích cực sản xuất hai vụ trong năm, từ việc chăn thả gia súc, gia cầm tự do nay nhiều hộ đã quan tâm đến phòng chống dịch, chống rét, phát triển đàn … Công tác trồng và chăm sóc rừng được người dân quan tâm, hạn chế việc phá rừng làm nương rẫy, đốt phá rừng, gây cháy rừng.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm, then chốt là xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo nguồn an ninh lương thực trên địa bàn huyện, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân. Trước đây, với tập quán canh tác lạc hậu, người dân chỉ làm ruộng một vụ. Nay tập quán đó dần được cải tạo, lúa, ngô, đậu, tương… được trồng thêm vụ đông xuân. Năng suất, sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp khá tập trung như: Vùng sản xuất lúa nước 2 vụ, vùng trồng ngô, vùng trồng chè shan tuyết, vùng trồng rừng phòng hộ…
Năm 2010, tổng diện tích kế hoạch giao 750ha, thực hiện gieo trồng được 760ha, tăng 10ha, đạt 101,3%; năng suất 43 tạ/ha; sản lượng đạt 3.268 tấn, vượt 3,6% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ đông xuân đạt 5.668,5 tấn, vượt 3,3% kế hoạch. Năm 2011, diện tích lúa gieo trồng được 4.416 ha, đạt 95,2% so với kế hoạch. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng lương thực và cây màu đạt 9.382 ha, tăng 2.054,6 ha so với năm 2010; trong đó, chuyển đổi 1.140 ha lúa nương sang trồng ngô. Cây lương thực có hạt cơ cấu giống mới chiếm trên 85%, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 33.200 tấn, bình quân lương thực 600kg/người/năm, tăng 7.200 tấn so với nghị quyết Đại hội
Phát huy truyền thống của Huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, đến nay Huyện Mù Cang Chải đã phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế của huyện không ngừng phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm qua kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua đạt 14,7%, cao hơn 3,25% so với giai đoạn 2005 - 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 13 triệu đồng, tăng 8 triệu đồng so với năm 2010, vượt 3 triệu đồng so với Nghị quyết. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư làm cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày một khang trang, đến nay 14/14 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, 100% các bản có đường xe máy phục vụ nhân dân đi lại trong mùa khô và 60% số bản đi được xe máy bốn mùa trong năm; điện lưới quốc gia đã phủ 83/126 bản đạt 66%. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển biến rõ rệt, nhất là tại thị trấn Mù Cang Chải, từng bước mang dáng dấp của thị trấn du lịch. Hệ thống thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá.
Cùng với những thành tựu nêu trên, lĩnh vực Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội được chú trọng, triển khai đầy đủ. Trong 5 năm (2010 – 2015) đào tạo nghề cho trên 2.600 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 16,2% lên 27%. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quan tâm và có bước phát triển, quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển mở rộng từ mầm non đến trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề. Toàn huyện có 39 cơ sở giáo dục, tăng 03 cơ sở so với năm 2010, với 636 lớp 16.853 học sinh; tỷ lệ học sinh ra lớp hằng năm đạt từ 95%; nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% số xã; phổ cập giáo dục trung học cơ sở 13/14 đơn vị đạt 93%. Phong trào thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia với 45 câu lạc bộ thể thao, các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thanh, truyền hình có bước tiến bộ, nội dung và hình thức được đổi mới. Hằng năm, trung bình có từ 75% hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam và xem truyền hình Việt Nam; 35% hộ dân được xem truyền hình Yên Bái.
Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã hết sức quan tâm thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh. Chủ động phòng chống có hiệu quả âm mưu “ Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng và thường xuyên chăm lo. Đến nay, toàn Đảng bộ huyện có 31 chi đảng bộ trực thuộc với 181 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở, với trên 2.100 đảng viên. Đặc biệt, trong thời gian qua Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến tư tưởng hành động của cán bộ đảng viên và nhân dân trong toàn huyện. Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trong học tập và làm theo Bác. Công tác vận động quần chúng nhân dân được thực hiện tốt với 43 mô hình dân vận khéo góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị của địa phương. Đặc biệt để thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng 14 xã thị trấn trong huyện đã có 57 công trình phần việc đã đăng ký và đang hoàn thành.
Từ cuộc sống tăm tối, mù chữ, đói nghèo phiêu bạt từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, ngày nay con em người dân huyện Mù Cang Chải đã được học chữ, nhiều người trở thành kỹ sư, bác sĩ, thày giáo giỏi, nhiều người đang giữ các cương vị chủ chốt của Huyện, của Tỉnh, Trương ương, cuộc sống của đồng bào Mông cơ bản đã ổn định.…Ánh sáng văn hoá đã đến được tận bản làng, những hủ tục ma chay cưới xin dần được đẩy lùi, tập quán trồng cây thuốc phiện đã bị xoá bỏ, đời sống vật chất, tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt, không còn hộ đói ăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm. Bộ mặt nông thôn được thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ thâm canh tăng vụ, đưa cây ngô vào trồng thay lúa nương mà nhiều gia đình đã khấm khá hơn. Rồi đây, cuộc sống di cư theo những mùa nương chỉ còn trong ký ức.
Có được kết quả như hôm nay là nhờ sự quyết tâm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự nỗ lực không mệt mỏi của đồng bào các dân tộc trong huyện trong những năm qua để hướng tới ổn định cuốc sống cho nhân dân, chấm dứt hoàn toàn tập quán du canh, du cư của đồng bào Mông, quyết tâm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, phấn đấu đưa huyện Mù Cang Chải từng bước thoát nghèo bền vững./.