Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Đề nghị Chính phủ khi ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện cần có các chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là vấn đề tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trả lời: Tại Công văn số 783/BTP-VP ngày 13 tháng 3 năm 2015
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó đã quy định các chế tài đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung cũng như hành vi tảo hôn nói riêng, cụ thể, Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), để đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính với Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, trong đó bổ sung quy định xử phạt hoặc nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, ví dụ như: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Dự thảo Nghị định đã được Bộ Tư pháp trình Chính phủ cho ý kiến. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để chỉnh lý, trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
1066 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Đề nghị Chính phủ khi ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện cần có các chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là vấn đề tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Trả lời: Tại Công văn số 783/BTP-VP ngày 13 tháng 3 năm 2015
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó đã quy định các chế tài đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung cũng như hành vi tảo hôn nói riêng, cụ thể, Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), để đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính với Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, trong đó bổ sung quy định xử phạt hoặc nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, ví dụ như: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Dự thảo Nghị định đã được Bộ Tư pháp trình Chính phủ cho ý kiến. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để chỉnh lý, trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.