CTTĐT – UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Nông dân xã Đại Phác, huyện Văn Yên thu hoạch lúa.
Tỉnh Yên Bái xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn và trở thành phong trào thi đua sâu rộng giữa các hộ dân, cộng đồng dân cư và các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh Yên Bái có 64 xã/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nâng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 8 tiêu chí/xã năm 2015 lên 14 tiêu chí/xã năm 2020; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; Phấn đấu 01 huyện (huyện Trấn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới, với 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Để thực hiện được các mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; Tập trung huy động các nguồn vốn; Có cơ chế, chính sách phù hợp trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời kện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp.
1878 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.Tỉnh Yên Bái xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn và trở thành phong trào thi đua sâu rộng giữa các hộ dân, cộng đồng dân cư và các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh Yên Bái có 64 xã/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nâng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 8 tiêu chí/xã năm 2015 lên 14 tiêu chí/xã năm 2020; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; Phấn đấu 01 huyện (huyện Trấn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới, với 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Để thực hiện được các mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; Tập trung huy động các nguồn vốn; Có cơ chế, chính sách phù hợp trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời kện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp.