Ngày 07/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1669/QĐ-UBND công nhận Chùa Y Can thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Toàn cảnh Chùa Y Can ngày Đại lễ Phật Đản (nguồn ảnh: Trang du lịch Yên Bái)
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Y Can, thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Chùa Y Can còn có tên gọi khác là “Chùa Đông Môn Tự”.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1669/QĐ-UBND công nhận Chùa Y Can thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Chùa Y Can được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Chùa có kiến trúc 3 gian, 2 chái, cột gỗ, tường đất, mái lợp ngói cánh sen và tọa lạc trên một gò cao, mặt quay hướng chính Đông, nằm bên bờ sông Hồng. Chùa được thiết kế tuần tự, hài hòa từ sân chùa, bái đường, chính diện, hành lang đến hậu đường. Phía trên phần mái là kiến trúc lưỡng long chầu nguyệt, sân chùa rộng, thoáng, có cây bồ quân lớn buông tán che kín khu sân chùa.
Theo lời kể của các cụ cao niên ở thôn Hòa Bình, xã Y Can, vùng đất này là nơi sinh tụ của nhân dân nhiều vùng miền, vào đầu thế kỷ XIX một số dòng họ Lê, Hoàng, Đào, Nguyễn ở tỉnh Phú Thọ di cư lên vùng đất này để khai hoang lập ấp, khi đến đây họ đã thấy có ngôi ngôi chùa này, dòng họ Chu là những dòng họ gốc sinh sống ở xã Y Can.
Vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Y Can chính là cơ sở cách mạng của quân và dân ta, không chỉ che chở cho dân làng mà còn là điểm dừng chân, trạm dưỡng thương, điểm canh gác, cất dấu lương thực, quân trang, quân dụng cho bộ đội, dân quân du kích phục vụ kháng chiến lâu dài. Đối với mỗi người dân nơi đây, Chùa Y Can là ngôi nhà thứ hai bảo vệ, che chở trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền đầy gian khổ. Năm 1953, do chiến tranh kéo dài, chùa bị xuống cấp và sụp đổ, một số di vật trong chùa như: tượng thờ, chuông đồng, khánh, mõ… đã bị thất lạc. Năm 1961, chùa Y Can được các phật tử và bà con dân làng dựng lại dựa trên nền cũ với kiến trúc 3 gian, mái lợp cọ, cột gỗ. Lúc này bài trí thờ tự của chùa chỉ còn tượng Thích Ca, Quan âm và một số đồ thờ tự khác. Đến năm 1968, giặc Mỹ đánh phá ác liệt khu vực sân bay Yên Bái, các xã lân cận, nhân dân và các phật tử phải sơ tán để tránh bom Mỹ đánh phá. Chùa Y Can bị bỏ hoang và sụp đổ nên các di vật thờ tự bị thất lạc.
6. Các nhân vật được thờ tự: Thờ Phật và những người có công khai phá vùng đất, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
7. Các hiện vật trong Di tích: Hiện nay hiện vật thờ tự của chùa chỉ còn tượng Thích Ca, Quan âm và một số di vật như: chân tảng, ngói cánh sen và một số vật dụng gốm bị vùi dưới lòng đất.
8. Phong tục lễ hội
Chùa Y Can (Đông Môn Tự) là thiết chế văn hóa tôn giáo mang tính lịch sử, tri ân những người có công khai phá vùng đất, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của nhân dân tỉnh Yên Bái nói chung và của người dân xã Y Can, huyện Trấn Yên nói riêng. Chùa Y Can hiện nay thực sự trở thành địa điểm sinh hoạt tôn giáo mang đậm nét văn hóa của địa phương, nơi đây không chỉ là nơi cầu cho quốc thái, dân an, hội họp sinh hoạt làng xã hun đúc tinh thần đoàn kết, mà còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp xuyên suốt quá trình phát triển của địa phương.
Hàng năm tại chùa Y Can diễn ra 2 ngày lễ chính: Lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày 12/4 -15/4 (âm lịch); Lễ Vu Lan - Báo hiếu được tổ chức vào ngày 15/7 (âm lịch) hàng năm.
4013 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 07/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1669/QĐ-UBND công nhận Chùa Y Can thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Y Can, thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Chùa Y Can còn có tên gọi khác là “Chùa Đông Môn Tự”.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1669/QĐ-UBND công nhận Chùa Y Can thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Chùa Y Can được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Chùa có kiến trúc 3 gian, 2 chái, cột gỗ, tường đất, mái lợp ngói cánh sen và tọa lạc trên một gò cao, mặt quay hướng chính Đông, nằm bên bờ sông Hồng. Chùa được thiết kế tuần tự, hài hòa từ sân chùa, bái đường, chính diện, hành lang đến hậu đường. Phía trên phần mái là kiến trúc lưỡng long chầu nguyệt, sân chùa rộng, thoáng, có cây bồ quân lớn buông tán che kín khu sân chùa.
Theo lời kể của các cụ cao niên ở thôn Hòa Bình, xã Y Can, vùng đất này là nơi sinh tụ của nhân dân nhiều vùng miền, vào đầu thế kỷ XIX một số dòng họ Lê, Hoàng, Đào, Nguyễn ở tỉnh Phú Thọ di cư lên vùng đất này để khai hoang lập ấp, khi đến đây họ đã thấy có ngôi ngôi chùa này, dòng họ Chu là những dòng họ gốc sinh sống ở xã Y Can.
Vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Y Can chính là cơ sở cách mạng của quân và dân ta, không chỉ che chở cho dân làng mà còn là điểm dừng chân, trạm dưỡng thương, điểm canh gác, cất dấu lương thực, quân trang, quân dụng cho bộ đội, dân quân du kích phục vụ kháng chiến lâu dài. Đối với mỗi người dân nơi đây, Chùa Y Can là ngôi nhà thứ hai bảo vệ, che chở trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền đầy gian khổ. Năm 1953, do chiến tranh kéo dài, chùa bị xuống cấp và sụp đổ, một số di vật trong chùa như: tượng thờ, chuông đồng, khánh, mõ… đã bị thất lạc. Năm 1961, chùa Y Can được các phật tử và bà con dân làng dựng lại dựa trên nền cũ với kiến trúc 3 gian, mái lợp cọ, cột gỗ. Lúc này bài trí thờ tự của chùa chỉ còn tượng Thích Ca, Quan âm và một số đồ thờ tự khác. Đến năm 1968, giặc Mỹ đánh phá ác liệt khu vực sân bay Yên Bái, các xã lân cận, nhân dân và các phật tử phải sơ tán để tránh bom Mỹ đánh phá. Chùa Y Can bị bỏ hoang và sụp đổ nên các di vật thờ tự bị thất lạc.
6. Các nhân vật được thờ tự: Thờ Phật và những người có công khai phá vùng đất, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
7. Các hiện vật trong Di tích: Hiện nay hiện vật thờ tự của chùa chỉ còn tượng Thích Ca, Quan âm và một số di vật như: chân tảng, ngói cánh sen và một số vật dụng gốm bị vùi dưới lòng đất.
8. Phong tục lễ hội
Chùa Y Can (Đông Môn Tự) là thiết chế văn hóa tôn giáo mang tính lịch sử, tri ân những người có công khai phá vùng đất, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của nhân dân tỉnh Yên Bái nói chung và của người dân xã Y Can, huyện Trấn Yên nói riêng. Chùa Y Can hiện nay thực sự trở thành địa điểm sinh hoạt tôn giáo mang đậm nét văn hóa của địa phương, nơi đây không chỉ là nơi cầu cho quốc thái, dân an, hội họp sinh hoạt làng xã hun đúc tinh thần đoàn kết, mà còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp xuyên suốt quá trình phát triển của địa phương.
Hàng năm tại chùa Y Can diễn ra 2 ngày lễ chính: Lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày 12/4 -15/4 (âm lịch); Lễ Vu Lan - Báo hiếu được tổ chức vào ngày 15/7 (âm lịch) hàng năm.
Các bài khác
- Chùa Lạc Điền xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (14/06/2019)
- Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích Đình Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Trung đoàn 165 xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Chùa Linh Thông - thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
- Di tích Gò Cọ - làng Chiềng, thôn Trung Mỹ, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/06/2019)
Xem thêm »