CTTĐT - Thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020, vừa qua Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND xã Bảo Ái tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các thôn: Ngòi Ngù, Ngòi Nhầu, Ngòi Mấy, Ngòi Kè, Ngòi Ngần và Vĩnh An là những thôn đặc biệt khó khăn của xã thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Buổi tuyên truyền pháp luật tại hội trường thôn Ngòi Nhầu
Bảo Ái là xã vùng hai của huyện Yên Bình. Toàn xã có 1.449 hộ với trên 8.000 nghìn nhân khẩu, sinh sống ở 16 thôn, bản, trong đó dân tộc Dao chiếm 1/4 dân số. Bảo Ái được biết đến như là rốn nghèo của huyện, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do người dân chưa biết khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong sản xuất nông nghiệp chưa biết thâm canh tăng vụ, về cây chè không chú trọng đầu tư cải tạo, về trồng rừng không mang tính tập trung mà theo hình thức tự phát nên nhiều diện tích đất của xã bị bỏ hoang, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm trên 50%.
Con đường đến Hội trường thôn Ngòi Nhầu - nơi tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật đầy ổ gà, ổ voi lớn, nhiều đoạn lớp nhựa gần như đã bong tróc hết. Khi đến được thôn thì những cơn mưa kéo dài đã làm cho con đường trở nên sình lầy và trơn trượt. Con đường vào tới hội trường thôn chỉ dài hơn 4 cây số nhưng đoàn cán bộ của Trung tâm mất gần 30 mươi phút mới tới nơi. Ông Lê Trí Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Ái cùng đi với đoàn, cho biết: “Ðược như thế này cũng là hạnh phúc cho bà con sinh sống ở đây lắm rồi, nhiều năm trước chúng tôi toàn phải đi bộ dọc theo đường mòn để vào thôn”.
Ông Nguyễn Trọng Tài - cán bộ Tư pháp xã cũng chia sẻ: “Những năm trước chưa có đường, nhân dân trong thôn sống tự cấp tự túc, hầu như bị cách biệt với bên ngoài, nông sản, thực phẩm làm ra không bán được. Từ khi có con đường liên thôn được Nhà nước đầu tư thì đời sống nhân dân đã có nhiều thay đổi, số hộ thuộc diện nghèo đến nay đã giảm. Nhưng người dân trong thôn vẫn "đói" về văn hóa, bà con rất "mù mờ" về pháp luật. Tôi rất mong có nhiều đợt TGPL như thế này để từng bước cải thiện nhận thức về pháp luật cho người dân địa phương”.
Trình độ dân trí cũng như kiến thức pháp luật của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế nên khi có vướng mắc pháp luật, thậm chí quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm nhưng người dân không biết tìm đến đâu để được giải quyết, hoặc đôi khi chỉ vì mâu thuẫn một chút lợi ích mà những thành viên trong gia đình thù hằn lẫn nhau. Những vấn đề này tồn tại âm ỉ trong đời sống, gây mất ổn định xã hội và ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư. Chuyến công tác của chúng tôi đến thôn đã trở thành cơ hội quý giá để các đối tượng trình bày những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình. Tại đó, các Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm đã tận tình giải đáp, hướng dẫn người dân cách thức để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó chúng tôi còn là trung gian để giải thích, hòa giải cho các bên tranh chấp. Nhờ những phân tích hợp tình, đúng lý của các Trợ giúp viên pháp lý mà nhiều vụ việc tranh chấp phức tạp, kéo dài đã được hòa giải thành, giải quyết triệt để. Có những vụ việc tranh chấp giữa chú cháu, anh em ruột, thậm chí là bố, mẹ và con đã kéo dài rất lâu, tưởng chừng không thể “ hóa giải”, tháo gỡ. Nhưng đoàn công tác đã tìm ra “nút thắt”, bản chất của tranh chấp để phân tích cho các bên về các quy định của pháp luật, về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình từ đó gỡ bỏ những vấn đề mâu thuẫn. Sau mỗi vụ việc như vậy, nhiều đối tượng được trợ giúp đã bày tỏ sự biết ơn đối với chúng tôi. Họ thể hiện những tình cảm đó cũng rất mộc mạc, chân thành đôi khi chỉ là cái bắt tay, câu nói “ cảm ơn”, nhưng đôi khi là những lá thư. Trong những lá thư như vậy, nhiều người dân đã bày tỏ việc biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý là một may mắn của họ, đã giúp họ hiểu biết hơn về pháp luật và biết coi trọng hơn tình cảm gia đình, làng xóm….
Không chỉ tạo được tình cảm tốt đẹp với người dân, những chuyến công tác của chúng tôi cũng đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với chính quyền địa phương, giúp họ tháo gỡ những vấn đề nổi cộm tại địa bàn, ổn định tình hình xã hội và tạo được sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Đối với ủy ban nhân dân xã, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước là người bạn đồng hành tích cực của chính quyền địa phương, là địa chỉ tin cậy của người dân, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
1956 lượt xem
CTV: Thu Hằng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020, vừa qua Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND xã Bảo Ái tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các thôn: Ngòi Ngù, Ngòi Nhầu, Ngòi Mấy, Ngòi Kè, Ngòi Ngần và Vĩnh An là những thôn đặc biệt khó khăn của xã thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.Bảo Ái là xã vùng hai của huyện Yên Bình. Toàn xã có 1.449 hộ với trên 8.000 nghìn nhân khẩu, sinh sống ở 16 thôn, bản, trong đó dân tộc Dao chiếm 1/4 dân số. Bảo Ái được biết đến như là rốn nghèo của huyện, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do người dân chưa biết khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong sản xuất nông nghiệp chưa biết thâm canh tăng vụ, về cây chè không chú trọng đầu tư cải tạo, về trồng rừng không mang tính tập trung mà theo hình thức tự phát nên nhiều diện tích đất của xã bị bỏ hoang, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm trên 50%.
Con đường đến Hội trường thôn Ngòi Nhầu - nơi tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật đầy ổ gà, ổ voi lớn, nhiều đoạn lớp nhựa gần như đã bong tróc hết. Khi đến được thôn thì những cơn mưa kéo dài đã làm cho con đường trở nên sình lầy và trơn trượt. Con đường vào tới hội trường thôn chỉ dài hơn 4 cây số nhưng đoàn cán bộ của Trung tâm mất gần 30 mươi phút mới tới nơi. Ông Lê Trí Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Ái cùng đi với đoàn, cho biết: “Ðược như thế này cũng là hạnh phúc cho bà con sinh sống ở đây lắm rồi, nhiều năm trước chúng tôi toàn phải đi bộ dọc theo đường mòn để vào thôn”.
Ông Nguyễn Trọng Tài - cán bộ Tư pháp xã cũng chia sẻ: “Những năm trước chưa có đường, nhân dân trong thôn sống tự cấp tự túc, hầu như bị cách biệt với bên ngoài, nông sản, thực phẩm làm ra không bán được. Từ khi có con đường liên thôn được Nhà nước đầu tư thì đời sống nhân dân đã có nhiều thay đổi, số hộ thuộc diện nghèo đến nay đã giảm. Nhưng người dân trong thôn vẫn "đói" về văn hóa, bà con rất "mù mờ" về pháp luật. Tôi rất mong có nhiều đợt TGPL như thế này để từng bước cải thiện nhận thức về pháp luật cho người dân địa phương”.
Trình độ dân trí cũng như kiến thức pháp luật của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế nên khi có vướng mắc pháp luật, thậm chí quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm nhưng người dân không biết tìm đến đâu để được giải quyết, hoặc đôi khi chỉ vì mâu thuẫn một chút lợi ích mà những thành viên trong gia đình thù hằn lẫn nhau. Những vấn đề này tồn tại âm ỉ trong đời sống, gây mất ổn định xã hội và ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư. Chuyến công tác của chúng tôi đến thôn đã trở thành cơ hội quý giá để các đối tượng trình bày những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình. Tại đó, các Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm đã tận tình giải đáp, hướng dẫn người dân cách thức để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó chúng tôi còn là trung gian để giải thích, hòa giải cho các bên tranh chấp. Nhờ những phân tích hợp tình, đúng lý của các Trợ giúp viên pháp lý mà nhiều vụ việc tranh chấp phức tạp, kéo dài đã được hòa giải thành, giải quyết triệt để. Có những vụ việc tranh chấp giữa chú cháu, anh em ruột, thậm chí là bố, mẹ và con đã kéo dài rất lâu, tưởng chừng không thể “ hóa giải”, tháo gỡ. Nhưng đoàn công tác đã tìm ra “nút thắt”, bản chất của tranh chấp để phân tích cho các bên về các quy định của pháp luật, về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình từ đó gỡ bỏ những vấn đề mâu thuẫn. Sau mỗi vụ việc như vậy, nhiều đối tượng được trợ giúp đã bày tỏ sự biết ơn đối với chúng tôi. Họ thể hiện những tình cảm đó cũng rất mộc mạc, chân thành đôi khi chỉ là cái bắt tay, câu nói “ cảm ơn”, nhưng đôi khi là những lá thư. Trong những lá thư như vậy, nhiều người dân đã bày tỏ việc biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý là một may mắn của họ, đã giúp họ hiểu biết hơn về pháp luật và biết coi trọng hơn tình cảm gia đình, làng xóm….
Không chỉ tạo được tình cảm tốt đẹp với người dân, những chuyến công tác của chúng tôi cũng đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với chính quyền địa phương, giúp họ tháo gỡ những vấn đề nổi cộm tại địa bàn, ổn định tình hình xã hội và tạo được sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Đối với ủy ban nhân dân xã, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước là người bạn đồng hành tích cực của chính quyền địa phương, là địa chỉ tin cậy của người dân, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.