CTTĐT - Từ nhiều năm nay, sản xuất vụ đông ở Văn Yên đã và đang trở thành vụ sản xuất chính đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.
Sản xuất vụ đông ở Văn Yên đã và đang trở thành vụ sản xuất chính
Vụ đông năm 2017 huyện Văn Yên thực hiện gieo trồng trên 2.450 ha cây vụ đông, trong đó cây ngô đông là 1.765 ha, diện tích ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa từ 1.015 ha, ngô trên đất màu bãi 750, rau màu đậu đỗ các loại trên 400 ha. Trong sản xuất, huyện Văn Yên đã đưa 100% diện tích ngô đông được trồng bằng giống ngô lai tiến bộ kỹ thuật như DK6919, NK4300, NK66, SB099, Bioseed 9698…; giống ngô nếp: MX4, MX6, MX10…với cơ cấu 80 - 90% diện tích ngô tẻ, còn lại bố trí từ 10 - 20% ngô nếp. Hiện tại, cây ngô đông đang ở thời kỳ sinh trưởng từ 5 - 7 lá, chưa xuất hiện các loại sâu bệnh hại. Bà con nông dân địa phương đang tập trung chăm sóc, tiến hành cung ứng lượng phân cần thiết, chủ động phòng chống sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh chân trì huyết dụ, đồng thời tiến hành khơi thông hệ thống thoát nước không để cây ngô bị ngập úng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 5 xã Yên Phú vụ đông này cũng đưa toàn bộ diện tích lúa nước vào trông cây ngô đông. Hiện tại hơn 4 sào ngô đông của gia đình ông Vinh đang phát triển rất tốt. Ông Vinh tâm sự: “Để cây ngô sinh trưởng phát triển tốt, gia đình tôi đã thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh hại, cung ứng lượng phân bón cần thiết để cây trông sinh trưởng phát triển tốt.”
Với xã An Thịnh nhiều năm qua đã đưa gần như toàn bộ diện tích ruộng nước vào sản xuất vụ đông với tập đoàn cây mầu phong phú đa dạng. Song cây ngô đông trồng trên đất ruộng 2 vụ lúa vẫn được địa phương xác định là cây trồng chính với diện tích chiếm trên 90%. Vụ Đông này, xã An Thịnh gieo trồng 200 ha cây ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, bởi cây ngô là loại cây dễ trồng, có thể trồng diện tích lớn tạo thành sản phẩm hàng hóa, phù hợp với trình độ canh tác của đông đảo các hộ sản xuất nông nghiệp. Bình quân vụ đông mỗi năm xã An Thịnh thu nhập từ cây ngô tính ra sản lượng là 72 tấn, giá trị kinh tế là trên 500 triệu đồng. Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã An thịnh cho biết: “Hiện nay, bà con nông dân xã An Thịnh đang tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng với việc khơi thông nước quanh ruộng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong các khâu chăm sóc. Các hộ dân đã chủ động sắp xếp thời gian, bố trí nguồn nhân lực lao động trong gia đình, huy động lực lượng tập trung sản xuất ngô đông đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt và đem lại hiệu quả cao.”
Sản xuất vụ đông năm nay ở huyện Văn Yên đã gặp phải không ít khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, mưa nhiều. Đặc biệt là trận lũ Ngòi Thia hồi đầu tháng 10 đã làm thiệt hại gần 500 ha ngô đông của các xã nằm ven Ngòi Thia, Yên Phú 30 ha, Đại Phác 20 ha, An Thịnh gần 20 ha…. Nhằm giúp bà con nông dân ở một số địa phương bị thiệt hại hoa màu, huyện đã có chủ trương chuyển đổi những diện tích ngô bị lũ cuốn trôi sang trồng các loại rau màu ngắn ngày để đảm bảo sản xuất cây vụ đông, đồng thời giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại trong sản xuất cho bàn con nông dân, Văn Yên đã trích gần 500 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện mua 22 tấn giống khoai tây Đức hỗ trợ cho bà con nông dân ở 6 xã Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Yên Hợp, Đại Sơn, Mỏ Vàng khắc phục hậu quả thiên tai với tổng diện tích 22 ha.
Đến nay, huyện đã cung ứng đủ giống khoai tây cho bà con nông dân đảm bảo chất lượng. Bà con nông dân ở các địa phương đã tiến hành làm đất, xuống giống khoai tây theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, đúng khung lịch thời vụ. Đây là một quyết sách đúng đắn của huyện Văn Yên nhằm hỗ trợ bà con nông dân bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. Bà Phạm Thị Thức, thôn Đồng Vật, xã An Thịnh cho biết: “Mưa lũ đã vùi lấp và cuốn trôi hết diện tích ngô của gia đình tôi, bao nhiêu tiền của, công sức, giống phân bón đã mất hết, người dân chúng tôi chưa biết trồng cấy cây gì để bù lại diện tích đã mất, vừa qua huyện Văn Yên đã cấp giống khoai tây Đức cho chúng tôi để trồng vào những diện tích đã bị thiệt hại.”
Với công thức luân canh hợp lý phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, gắn với việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung theo phương châm “đất nào cây ấy” hướng tới sản xuất vụ đông thực chất, hiệu quả. Hiện nay, những cánh đồng trồng cây ngô đông của xã Yên Phú, An Thịnh, Đại Phác, Yên Hợp trải dài một màu xanh non, cây ngô đông đã lên cao ngang tầm người, hứa hẹn một vụ ngô đông thắng lợi. Ông Lưu Hồng Minh – Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: “Nhờ sự tích cực tuyên truyền vận động của các cấp, các ngành, nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức được giá trị kinh tế của cây ngô đông, chính vì vậy nhân dân rất chủ động trong việc trồng chăm sóc cây ngô đông đúng khung thời vụ, nên năng suất ngô đông trên địa bàn huyện thường rất cao”.
Thời gian này tất cả các loại cây trồng vụ đông trên địa bàn huyện đều sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt là cây ngô đông. Với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của nhân dân trong vụ đông nhiều năm qua, tin tưởng rằng Văn Yên sẽ có một vụ ngô đông thắng lợi, góp phần giúp người dân trên địa bàn xóa đói, giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới./.
2445 lượt xem
CTV: Thu Nhài
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ nhiều năm nay, sản xuất vụ đông ở Văn Yên đã và đang trở thành vụ sản xuất chính đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân. Vụ đông năm 2017 huyện Văn Yên thực hiện gieo trồng trên 2.450 ha cây vụ đông, trong đó cây ngô đông là 1.765 ha, diện tích ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa từ 1.015 ha, ngô trên đất màu bãi 750, rau màu đậu đỗ các loại trên 400 ha. Trong sản xuất, huyện Văn Yên đã đưa 100% diện tích ngô đông được trồng bằng giống ngô lai tiến bộ kỹ thuật như DK6919, NK4300, NK66, SB099, Bioseed 9698…; giống ngô nếp: MX4, MX6, MX10…với cơ cấu 80 - 90% diện tích ngô tẻ, còn lại bố trí từ 10 - 20% ngô nếp. Hiện tại, cây ngô đông đang ở thời kỳ sinh trưởng từ 5 - 7 lá, chưa xuất hiện các loại sâu bệnh hại. Bà con nông dân địa phương đang tập trung chăm sóc, tiến hành cung ứng lượng phân cần thiết, chủ động phòng chống sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh chân trì huyết dụ, đồng thời tiến hành khơi thông hệ thống thoát nước không để cây ngô bị ngập úng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 5 xã Yên Phú vụ đông này cũng đưa toàn bộ diện tích lúa nước vào trông cây ngô đông. Hiện tại hơn 4 sào ngô đông của gia đình ông Vinh đang phát triển rất tốt. Ông Vinh tâm sự: “Để cây ngô sinh trưởng phát triển tốt, gia đình tôi đã thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh hại, cung ứng lượng phân bón cần thiết để cây trông sinh trưởng phát triển tốt.”
Với xã An Thịnh nhiều năm qua đã đưa gần như toàn bộ diện tích ruộng nước vào sản xuất vụ đông với tập đoàn cây mầu phong phú đa dạng. Song cây ngô đông trồng trên đất ruộng 2 vụ lúa vẫn được địa phương xác định là cây trồng chính với diện tích chiếm trên 90%. Vụ Đông này, xã An Thịnh gieo trồng 200 ha cây ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, bởi cây ngô là loại cây dễ trồng, có thể trồng diện tích lớn tạo thành sản phẩm hàng hóa, phù hợp với trình độ canh tác của đông đảo các hộ sản xuất nông nghiệp. Bình quân vụ đông mỗi năm xã An Thịnh thu nhập từ cây ngô tính ra sản lượng là 72 tấn, giá trị kinh tế là trên 500 triệu đồng. Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã An thịnh cho biết: “Hiện nay, bà con nông dân xã An Thịnh đang tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng với việc khơi thông nước quanh ruộng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong các khâu chăm sóc. Các hộ dân đã chủ động sắp xếp thời gian, bố trí nguồn nhân lực lao động trong gia đình, huy động lực lượng tập trung sản xuất ngô đông đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt và đem lại hiệu quả cao.”
Sản xuất vụ đông năm nay ở huyện Văn Yên đã gặp phải không ít khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, mưa nhiều. Đặc biệt là trận lũ Ngòi Thia hồi đầu tháng 10 đã làm thiệt hại gần 500 ha ngô đông của các xã nằm ven Ngòi Thia, Yên Phú 30 ha, Đại Phác 20 ha, An Thịnh gần 20 ha…. Nhằm giúp bà con nông dân ở một số địa phương bị thiệt hại hoa màu, huyện đã có chủ trương chuyển đổi những diện tích ngô bị lũ cuốn trôi sang trồng các loại rau màu ngắn ngày để đảm bảo sản xuất cây vụ đông, đồng thời giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại trong sản xuất cho bàn con nông dân, Văn Yên đã trích gần 500 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện mua 22 tấn giống khoai tây Đức hỗ trợ cho bà con nông dân ở 6 xã Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Yên Hợp, Đại Sơn, Mỏ Vàng khắc phục hậu quả thiên tai với tổng diện tích 22 ha.
Đến nay, huyện đã cung ứng đủ giống khoai tây cho bà con nông dân đảm bảo chất lượng. Bà con nông dân ở các địa phương đã tiến hành làm đất, xuống giống khoai tây theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, đúng khung lịch thời vụ. Đây là một quyết sách đúng đắn của huyện Văn Yên nhằm hỗ trợ bà con nông dân bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. Bà Phạm Thị Thức, thôn Đồng Vật, xã An Thịnh cho biết: “Mưa lũ đã vùi lấp và cuốn trôi hết diện tích ngô của gia đình tôi, bao nhiêu tiền của, công sức, giống phân bón đã mất hết, người dân chúng tôi chưa biết trồng cấy cây gì để bù lại diện tích đã mất, vừa qua huyện Văn Yên đã cấp giống khoai tây Đức cho chúng tôi để trồng vào những diện tích đã bị thiệt hại.”
Với công thức luân canh hợp lý phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, gắn với việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung theo phương châm “đất nào cây ấy” hướng tới sản xuất vụ đông thực chất, hiệu quả. Hiện nay, những cánh đồng trồng cây ngô đông của xã Yên Phú, An Thịnh, Đại Phác, Yên Hợp trải dài một màu xanh non, cây ngô đông đã lên cao ngang tầm người, hứa hẹn một vụ ngô đông thắng lợi. Ông Lưu Hồng Minh – Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: “Nhờ sự tích cực tuyên truyền vận động của các cấp, các ngành, nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức được giá trị kinh tế của cây ngô đông, chính vì vậy nhân dân rất chủ động trong việc trồng chăm sóc cây ngô đông đúng khung thời vụ, nên năng suất ngô đông trên địa bàn huyện thường rất cao”.
Thời gian này tất cả các loại cây trồng vụ đông trên địa bàn huyện đều sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt là cây ngô đông. Với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của nhân dân trong vụ đông nhiều năm qua, tin tưởng rằng Văn Yên sẽ có một vụ ngô đông thắng lợi, góp phần giúp người dân trên địa bàn xóa đói, giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới./.