Đã gần cuối chiều, thửa ruộng nhà bà Trần Thị Dậu ở thôn 4, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên vẫn rôm rả tiếng nói cười. Hôm nay, mọi người đến gặt giúp gia đình gần 2 sào lúa. Vụ này, nhà bà trồng giống tám thơm, năng suất ước đạt 1,8 tạ/sào.
Nông dân xã Việt Thành, huyện Trấn Yên sử dụng máy tuốt lúa.
Đầu vụ,
chuột phá mạnh. Tới đầu tháng Tám, khi mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng
của đợt mưa kéo dài, ruộng ngập nước lưng cây lúa hàng tuần. Sau ngập, gia đình
tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo
hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp.
“Nhờ trời
là vụ lúa này vẫn cho năng suất tương đương các vụ trước, không thấp hơn đâu” -
bà Dậu cười tươi. Lúa thu xong là thành thóc, thành rơm ngay lập tức với dịch
vụ máy tuốt lúa đến tận chân ruộng. Anh con rể của bà Dậu có mặt góp chuyện:
“Chỉ cần hai ngày được nắng như hôm nay thì thóc sẽ vào bao, về nhà thật ổn
rồi”.
Trò chuyện
ngay trên bờ ruộng, bà Dậu bảo rằng, chiều nay gặt xong, sáng mai phát rạ, chờ
ngô giống về là trồng luôn. Năm nào gia đình bà cũng trồng ngô vụ đông. Vừa mới
hôm qua, bà tham gia tập huấn kỹ thuật trồng ngô đông do cán bộ Trạm Khuyến
nông huyện hướng dẫn cho 70 hộ dân của thôn 4, thôn 5, thôn 6. Bà phấn khởi:
“Ngô giống hỗ trợ về đúng kế hoạch thì không có gì thay đổi, khoảng tuần nữa
tôi sẽ trồng xong ngô vụ đông. Nếu đúng như vậy là sớm hơn năm trước độ một tuần,
thời tiết tốt thế này giúp cây ngô phát triển tốt lắm đấy”.
Xã Báo Đáp
có 30ha lúa, 5ha màu bị ngập nước tại thời điểm đầu tháng Tám. Diện tích bị ngập
tập trung chủ yếu ở thôn 3, thôn 9, thôn 11, thôn 16. Tuy nhiên, thời gian ngập
không kéo dài, nước rút nhanh. Ngay sau khi nước rút, xã cũng đã tập trung tuyên
truyền, vận động nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc kịp thời nên
diện tích lúa bị ngập vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Ông Trần
Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Lúa vụ mùa của địa phương tốt
lắm. Được thời tiết ủng hộ thì chừng nửa tháng nữa, nông dân địa phương thu
hoạch xong toàn bộ 171,6ha, trong đó diện tích thu sớm là 90ha”.
Theo kế
hoạch huyện giao, vụ đông này, địa phương sẽ trồng 108ha ngô trên đất hai vụ lúa
và đất soi bãi. Những năm gần đây, cây ngô đông đã trở thành cây trồng chính
của người dân nơi này. Báo Đáp là 1 trong số 8 xã thuộc vùng quy hoạch trồng
ngô trên đất hai vụ lúa của Trấn Yên và cũng là địa phương trồng ngô đông với
diện tích lớn nhất huyện. Cây ngô đông được trồng nhiều trên địa bàn thôn 12,
thôn 13, thôn 14, thôn 15. Ông Nguyễn Tiến Ngân - Trưởng thôn 15 hôm ấy lên trụ
sở UBND xã nộp danh sách các hộ dân đăng ký trồng ngô đông.
Ông Ngân
cho biết, từ ngày 12/9, thôn đã bắt đầu gặt lúa mùa. Thôn chỉ đạo các gia đình
tranh thủ thời tiết thuận lợi để thu hoạch lúa mùa, bảo đảm diện tích 9ha trồng
ngô đông. Hộ nào gặt xong thì cũng đã tập trung làm đất, chỉ chờ ngô giống hỗ
trợ về là trồng ngay.
Vụ mùa năm
2015 trên địa bàn huyện Trấn Yên, tình hình sản xuất gặp khó khăn. Đầu vụ, khô
hạn diện rộng kéo dài đúng vào thời điểm gieo cấy và chăm sóc lúa, ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực hiện thời vụ gieo cấy và chăm sóc. Sâu bệnh trong vụ
này phát sinh gây hại tăng hơn so với các vụ trước, đặc biệt là sâu cuốn lá ở
giai đoạn lúa trà 1 đứng cái - làm đòng và trà 2 ở giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng
cái. Ủy ban nhân dân huyện đã kịp thời chỉ đạo các địa phương và các cơ quan
chuyên môn làm tốt công tác chống hạn và phòng trừ sâu bệnh.
Đầu tháng
Tám, một số diện tích lúa và màu của các xã ven sông Hồng bị ngập. Ngay khi
nước rút, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã chú trọng công tác
chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các địa phương tập trung chăm sóc diện
tích lúa sau ngập. Nước rút đến đâu, nông dân rửa lá đến đó cho sạch bùn đất.
Đồng ruộng được vệ sinh bằng cách sục bùn, phá váng, giúp cây lúa nhanh hồi
phục. Đặc biệt, sau ngập, đẩy mạnh việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Đến thời
điểm hiện nay, sản xuất vụ mùa cơ bản bảo đảm an toàn, dự ước năng suất lúa 50
tạ/ha, năng suất ngô 35 tạ/ha, đạt so với kế hoạch đề ra. Thực hiện sản xuất vụ
đông năm 2015, các xã, thị trấn toàn huyện sớm kiểm tra quỹ đất, xây dựng kế
hoạch sản xuất cây trồng trong vụ. Trên cơ sở thực tế vụ mùa, các địa phương
chủ động thời vụ trồng ngô và cây rau màu phù hợp với điều kiện lao động và nhu
cầu của hộ nông dân.
Vụ đông năm 2015, huyện Trấn
Yên phấn đấu gieo trồng 1.150ha, tổng sản lượng 8.245 tấn. Cây ngô được xác
định là cây trồng chủ lực, kế hoạch phấn đấu gieo trồng 550ha, trong đó ngô
trồng trên đất hai vụ lúa 400ha. Cây khoai lang diện tích 100ha và cây rau
màu các loại 500ha. Đến nay, các điều kiện về đất, giống, phân bón đã được
chuẩn bị chu đáo, bảo đảm phục vụ sản xuất vụ đông kịp thời.
|
981 lượt xem
Theo Nguyễn Thơm/Báo Yên Bái
Đã gần cuối chiều, thửa ruộng nhà bà Trần Thị Dậu ở thôn 4, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên vẫn rôm rả tiếng nói cười. Hôm nay, mọi người đến gặt giúp gia đình gần 2 sào lúa. Vụ này, nhà bà trồng giống tám thơm, năng suất ước đạt 1,8 tạ/sào.
Đầu vụ,
chuột phá mạnh. Tới đầu tháng Tám, khi mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng
của đợt mưa kéo dài, ruộng ngập nước lưng cây lúa hàng tuần. Sau ngập, gia đình
tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo
hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp.
“Nhờ trời
là vụ lúa này vẫn cho năng suất tương đương các vụ trước, không thấp hơn đâu” -
bà Dậu cười tươi. Lúa thu xong là thành thóc, thành rơm ngay lập tức với dịch
vụ máy tuốt lúa đến tận chân ruộng. Anh con rể của bà Dậu có mặt góp chuyện:
“Chỉ cần hai ngày được nắng như hôm nay thì thóc sẽ vào bao, về nhà thật ổn
rồi”.
Trò chuyện
ngay trên bờ ruộng, bà Dậu bảo rằng, chiều nay gặt xong, sáng mai phát rạ, chờ
ngô giống về là trồng luôn. Năm nào gia đình bà cũng trồng ngô vụ đông. Vừa mới
hôm qua, bà tham gia tập huấn kỹ thuật trồng ngô đông do cán bộ Trạm Khuyến
nông huyện hướng dẫn cho 70 hộ dân của thôn 4, thôn 5, thôn 6. Bà phấn khởi:
“Ngô giống hỗ trợ về đúng kế hoạch thì không có gì thay đổi, khoảng tuần nữa
tôi sẽ trồng xong ngô vụ đông. Nếu đúng như vậy là sớm hơn năm trước độ một tuần,
thời tiết tốt thế này giúp cây ngô phát triển tốt lắm đấy”.
Xã Báo Đáp
có 30ha lúa, 5ha màu bị ngập nước tại thời điểm đầu tháng Tám. Diện tích bị ngập
tập trung chủ yếu ở thôn 3, thôn 9, thôn 11, thôn 16. Tuy nhiên, thời gian ngập
không kéo dài, nước rút nhanh. Ngay sau khi nước rút, xã cũng đã tập trung tuyên
truyền, vận động nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc kịp thời nên
diện tích lúa bị ngập vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Ông Trần
Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Lúa vụ mùa của địa phương tốt
lắm. Được thời tiết ủng hộ thì chừng nửa tháng nữa, nông dân địa phương thu
hoạch xong toàn bộ 171,6ha, trong đó diện tích thu sớm là 90ha”.
Theo kế
hoạch huyện giao, vụ đông này, địa phương sẽ trồng 108ha ngô trên đất hai vụ lúa
và đất soi bãi. Những năm gần đây, cây ngô đông đã trở thành cây trồng chính
của người dân nơi này. Báo Đáp là 1 trong số 8 xã thuộc vùng quy hoạch trồng
ngô trên đất hai vụ lúa của Trấn Yên và cũng là địa phương trồng ngô đông với
diện tích lớn nhất huyện. Cây ngô đông được trồng nhiều trên địa bàn thôn 12,
thôn 13, thôn 14, thôn 15. Ông Nguyễn Tiến Ngân - Trưởng thôn 15 hôm ấy lên trụ
sở UBND xã nộp danh sách các hộ dân đăng ký trồng ngô đông.
Ông Ngân
cho biết, từ ngày 12/9, thôn đã bắt đầu gặt lúa mùa. Thôn chỉ đạo các gia đình
tranh thủ thời tiết thuận lợi để thu hoạch lúa mùa, bảo đảm diện tích 9ha trồng
ngô đông. Hộ nào gặt xong thì cũng đã tập trung làm đất, chỉ chờ ngô giống hỗ
trợ về là trồng ngay.
Vụ mùa năm
2015 trên địa bàn huyện Trấn Yên, tình hình sản xuất gặp khó khăn. Đầu vụ, khô
hạn diện rộng kéo dài đúng vào thời điểm gieo cấy và chăm sóc lúa, ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực hiện thời vụ gieo cấy và chăm sóc. Sâu bệnh trong vụ
này phát sinh gây hại tăng hơn so với các vụ trước, đặc biệt là sâu cuốn lá ở
giai đoạn lúa trà 1 đứng cái - làm đòng và trà 2 ở giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng
cái. Ủy ban nhân dân huyện đã kịp thời chỉ đạo các địa phương và các cơ quan
chuyên môn làm tốt công tác chống hạn và phòng trừ sâu bệnh.
Đầu tháng
Tám, một số diện tích lúa và màu của các xã ven sông Hồng bị ngập. Ngay khi
nước rút, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã chú trọng công tác
chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các địa phương tập trung chăm sóc diện
tích lúa sau ngập. Nước rút đến đâu, nông dân rửa lá đến đó cho sạch bùn đất.
Đồng ruộng được vệ sinh bằng cách sục bùn, phá váng, giúp cây lúa nhanh hồi
phục. Đặc biệt, sau ngập, đẩy mạnh việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Đến thời
điểm hiện nay, sản xuất vụ mùa cơ bản bảo đảm an toàn, dự ước năng suất lúa 50
tạ/ha, năng suất ngô 35 tạ/ha, đạt so với kế hoạch đề ra. Thực hiện sản xuất vụ
đông năm 2015, các xã, thị trấn toàn huyện sớm kiểm tra quỹ đất, xây dựng kế
hoạch sản xuất cây trồng trong vụ. Trên cơ sở thực tế vụ mùa, các địa phương
chủ động thời vụ trồng ngô và cây rau màu phù hợp với điều kiện lao động và nhu
cầu của hộ nông dân.
Vụ đông năm 2015, huyện Trấn
Yên phấn đấu gieo trồng 1.150ha, tổng sản lượng 8.245 tấn. Cây ngô được xác
định là cây trồng chủ lực, kế hoạch phấn đấu gieo trồng 550ha, trong đó ngô
trồng trên đất hai vụ lúa 400ha. Cây khoai lang diện tích 100ha và cây rau
màu các loại 500ha. Đến nay, các điều kiện về đất, giống, phân bón đã được
chuẩn bị chu đáo, bảo đảm phục vụ sản xuất vụ đông kịp thời.