CTTĐT - Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã; kịp thời ngăn chặn dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Ngày 21/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1748/QĐ-UBND về việc ban hành Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tính đến ngày 30/8/2015, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 124 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực cấp cho 91 doanh nghiệp.
Trên cơ sở quy định của Luật Khoáng sản 2010, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012, thay thế Quy định đã được ban hành trước đây, trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép như các Văn bản triển khai thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2014 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2015 về việc tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên, thời gian qua công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra trên địa bàn như: Khai thác quặng sắt tại huyện Trấn Yên; quặng chì-kẽm huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; đá cảnh, đá mỹ nghệ, than huyện Văn Chấn; cát, sỏi, vàng sa khoáng trên sông Hồng, sông Chảy… làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương.
Để khắc phục những tồn tại và tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Phương án này.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường hằng năm xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND các huyện, thành phố, thị xã; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
Sở Công Thương, Sở Xây dựng rà soát quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó chú ý đến các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản…
1939 lượt xem
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã; kịp thời ngăn chặn dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Ngày 21/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1748/QĐ-UBND về việc ban hành Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trên cơ sở quy định của Luật Khoáng sản 2010, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012, thay thế Quy định đã được ban hành trước đây, trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép như các Văn bản triển khai thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2014 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2015 về việc tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên, thời gian qua công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra trên địa bàn như: Khai thác quặng sắt tại huyện Trấn Yên; quặng chì-kẽm huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; đá cảnh, đá mỹ nghệ, than huyện Văn Chấn; cát, sỏi, vàng sa khoáng trên sông Hồng, sông Chảy… làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương.
Để khắc phục những tồn tại và tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Phương án này.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường hằng năm xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND các huyện, thành phố, thị xã; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
Sở Công Thương, Sở Xây dựng rà soát quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó chú ý đến các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản…