CTTĐT - Những thanh niên triệu phú - đó là cách gọi nôm na của Câu lạc bộ trang thanh niên thị trấn Nông trường Trần Phú (TTNT) huyện Văn Chấn. Đi vào hoạt động từ năm 1999, Câu lạc bộ đã trở thành địa chỉ sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên thị trấn. Hiện nay, Câu lạc bộ có tổng số 32 thành viên với 32 mô hình trang trại, gồm các mô hình trồng cam, trồng chè, nuôi ba ba, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm… tổng thu nhập ước đạt trên 7,5 tỷ đồng/ năm.
Mô hình trang trại thu nhập cao của anh Nguyễn Tiến Dũng ở thị trấn Nông trường Trần Phú(Văn Chấn)
Tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ
trang trại thanh niên TTNT Trần Phú từ đầu năm 2014, anh Phạm Văn Hoàng ở Tổ
dân phố 7 hiện đang sở hữu trang trại với 7 ha cam các loại. Trong đó có 2 ha
cam đang cho thu hoạch, 4,5 ha cam mới trồng và 0,5 ha vườn ươm cây cam giống.
Cũng như những hộ trồng cam khác, anh Hoàng tự cấy ghép, ươm cây cam giống để
phục vụ trồng mới và trồng cải tạo cam của gia đình. Nhờ tìm được phương pháp
cấy ghép hiệu quả nên giống cam nhà anh có tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng và
phát triển nhanh, cho năng suất và chất lượng quả tốt. “Cũng nhờ được anh em
trong CLB động viên mà gia đình tôi đã mạnh dạn mở rộng vườn ươm và chủng loại
cây giống. Từ vườn cam, mỗi năm gia đình tôi thu về trên 700 triệu đồng chưa
trừ chi phí”- Anh Phạm Văn Hoàng vui vẻ chia sẻ.
Tham gia Câu lạc bộ từ những ngày
đầu thành lập, anh Phạm Văn Minh ở Tổ dân phố 8 thị trấn Trần Phú có đóng góp
lớn nhất trong CLB. Anh luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất. Bởi các mô hình của CLB phần lớn là trồng cam các loại, năng suất
chất lượng quả chỉ có thể được nâng cao nếu biết cách sử dụng các biện pháp
chăm sóc mới hiệu quả hơn. Vụ cam năm nay, anh Minh đã mạnh dạn sử dụng chế
phẩm sinh học Emz-USA phun cho trên 1ha cam của gia đình. Chế phẩm này có đặc
điểm thân thiện với môi trường. Qua đánh giá, cây cam sinh trưởng tốt, quả đều,
xanh bóng, đất tơi xốp, tán lá dày, xanh đậm… Đây sẽ là tiền đề để các thành
viên trong CLB và nhiều hộ trồng cam ở TTNT Trần Phú tiếp tục sử dụng các chế
phẩm sinh học vào sản xuất, dần thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa
học, hạn chế công lao động, nâng cao giá trị kinh tế.
Đi vào hoạt động từ năm 1999, Câu
lạc bộ trang trại thanh niên TTNT Trần Phú đã trở thành địa chỉ sinh hoạt, trao
đổi kinh nghiệm làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên thị trấn. Từ khi thành
lập, hoạt động của CLB đã có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì ổn định nhiều
mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Mỗi trang trại cho thu nhập trung bình từ 100
đến 800 triệu đồng/năm. Điển hình như mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn
Tiến Dũng, Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Văn Hoàng, Lê Xuân Thùy… Một số thành viên CLB
đã chủ động đi đầu trong việc cung ứng, phân phối cây, con giống, các loại phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các thành viên trong CLB và bà con nhân dân
với giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Anh Phạm Văn Thắng - Bí thư
Đoàn thị trấn, Chủ nhiệm CLB trang trại thanh niên TTNT Trần Phú vui vẻ nói:“Để duy trì và phát huy hiệu quả của Câu
lạc bộ, thời gian tới CLB sẽ tiếp tục đổi mới các nội dung sinh hoạt, thu hút
thêm nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Đồng thời, tổ chức tạo điều kiện để
thành viên CLB được tham dự các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo
điều kiện cho thành viên tiếp cận nguồn vay ưu đãi; tổ chức giao lưu, học tập
kinh nghiệm các mô hình sản xuất ở các địa phương khác”.
Ngoài nhiệm vụ chính về phát triển
kinh tế, CLB còn tập trung tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các thành viên,
đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, đưa các loại giống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao vào trồng
mới và trồng cải tạo thay thế những diện tích năng suất, sản lượng thấp… Đồng
chí Triệu Như Thọ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy TTNT Trần Phú nói: “Hiện nay
thị trấn Nông trường Trần Phú có 389 ha cam các loại, sản lượng quả tươi đạt từ
2000 đến 2200 tấn/năm, thu về trên 36 tỷ đồng cho người trồng cam. Từ các mô
hình trang trại trẻ đã đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.”
1027 lượt xem
Thanh Hà - Nguyễn Nghĩa: Đài TT - TH Văn Chấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những thanh niên triệu phú - đó là cách gọi nôm na của Câu lạc bộ trang thanh niên thị trấn Nông trường Trần Phú (TTNT) huyện Văn Chấn. Đi vào hoạt động từ năm 1999, Câu lạc bộ đã trở thành địa chỉ sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên thị trấn. Hiện nay, Câu lạc bộ có tổng số 32 thành viên với 32 mô hình trang trại, gồm các mô hình trồng cam, trồng chè, nuôi ba ba, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm… tổng thu nhập ước đạt trên 7,5 tỷ đồng/ năm.
Tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ
trang trại thanh niên TTNT Trần Phú từ đầu năm 2014, anh Phạm Văn Hoàng ở Tổ
dân phố 7 hiện đang sở hữu trang trại với 7 ha cam các loại. Trong đó có 2 ha
cam đang cho thu hoạch, 4,5 ha cam mới trồng và 0,5 ha vườn ươm cây cam giống.
Cũng như những hộ trồng cam khác, anh Hoàng tự cấy ghép, ươm cây cam giống để
phục vụ trồng mới và trồng cải tạo cam của gia đình. Nhờ tìm được phương pháp
cấy ghép hiệu quả nên giống cam nhà anh có tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng và
phát triển nhanh, cho năng suất và chất lượng quả tốt. “Cũng nhờ được anh em
trong CLB động viên mà gia đình tôi đã mạnh dạn mở rộng vườn ươm và chủng loại
cây giống. Từ vườn cam, mỗi năm gia đình tôi thu về trên 700 triệu đồng chưa
trừ chi phí”- Anh Phạm Văn Hoàng vui vẻ chia sẻ.
Tham gia Câu lạc bộ từ những ngày
đầu thành lập, anh Phạm Văn Minh ở Tổ dân phố 8 thị trấn Trần Phú có đóng góp
lớn nhất trong CLB. Anh luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất. Bởi các mô hình của CLB phần lớn là trồng cam các loại, năng suất
chất lượng quả chỉ có thể được nâng cao nếu biết cách sử dụng các biện pháp
chăm sóc mới hiệu quả hơn. Vụ cam năm nay, anh Minh đã mạnh dạn sử dụng chế
phẩm sinh học Emz-USA phun cho trên 1ha cam của gia đình. Chế phẩm này có đặc
điểm thân thiện với môi trường. Qua đánh giá, cây cam sinh trưởng tốt, quả đều,
xanh bóng, đất tơi xốp, tán lá dày, xanh đậm… Đây sẽ là tiền đề để các thành
viên trong CLB và nhiều hộ trồng cam ở TTNT Trần Phú tiếp tục sử dụng các chế
phẩm sinh học vào sản xuất, dần thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa
học, hạn chế công lao động, nâng cao giá trị kinh tế.
Đi vào hoạt động từ năm 1999, Câu
lạc bộ trang trại thanh niên TTNT Trần Phú đã trở thành địa chỉ sinh hoạt, trao
đổi kinh nghiệm làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên thị trấn. Từ khi thành
lập, hoạt động của CLB đã có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì ổn định nhiều
mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Mỗi trang trại cho thu nhập trung bình từ 100
đến 800 triệu đồng/năm. Điển hình như mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn
Tiến Dũng, Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Văn Hoàng, Lê Xuân Thùy… Một số thành viên CLB
đã chủ động đi đầu trong việc cung ứng, phân phối cây, con giống, các loại phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các thành viên trong CLB và bà con nhân dân
với giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Anh Phạm Văn Thắng - Bí thư
Đoàn thị trấn, Chủ nhiệm CLB trang trại thanh niên TTNT Trần Phú vui vẻ nói:“Để duy trì và phát huy hiệu quả của Câu
lạc bộ, thời gian tới CLB sẽ tiếp tục đổi mới các nội dung sinh hoạt, thu hút
thêm nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Đồng thời, tổ chức tạo điều kiện để
thành viên CLB được tham dự các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo
điều kiện cho thành viên tiếp cận nguồn vay ưu đãi; tổ chức giao lưu, học tập
kinh nghiệm các mô hình sản xuất ở các địa phương khác”.
Ngoài nhiệm vụ chính về phát triển
kinh tế, CLB còn tập trung tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các thành viên,
đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, đưa các loại giống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao vào trồng
mới và trồng cải tạo thay thế những diện tích năng suất, sản lượng thấp… Đồng
chí Triệu Như Thọ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy TTNT Trần Phú nói: “Hiện nay
thị trấn Nông trường Trần Phú có 389 ha cam các loại, sản lượng quả tươi đạt từ
2000 đến 2200 tấn/năm, thu về trên 36 tỷ đồng cho người trồng cam. Từ các mô
hình trang trại trẻ đã đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.”