Ngày 06/2/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 214/QĐ-UBND công nhận chùa Minh Bảo xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Minh Bảo cho lãnh đạo UNBD xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa chùa Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 214/QĐ-UBND, ngày 06/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận chùa Minh Bảo xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích chùa Minh Bảo tọa lạc trên đồi Dọc thuộc xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Diện tích khoanh vùng bảo vệ là 6.221,33 m2. Di tích chùa Minh Bảo cách Ủy ban nhân dân xã Minh Bảo 300m về hướng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Yên Bái 04 km.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sách Đồng Khánh dư địa chí, tại địa bàn xã Minh Bảo (xưa là xã Thanh Liễn) có núi Cái Đỉnh (núi Chóp Dù), là nơi chấn yểm phía Đông Bắc và là tổ sơn của thành phố Yên Bái. Vào những thập niên 80 của thế kỷ XX các nhà khảo cổ học trung ương và địa phương đã phát hiện tại thôn Đá Bia và Làng Vã nhiều di vật có giá trị lịch sử, khoa học đặc trưng cho văn hóa Sơn Vi. Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, địa danh, địa giới xã Minh Bảo có nhiều thay đổi và luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Theo các cụ cao niên trong xã Minh Bảo cho biết: Đầu thế kỷ XIX, do ở quê các thế lực thực dân phong kiến áp bức, bóc lột, dân nghèo không có đất ở, không có ruộng cày, cuộc sống như trâu ngựa, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, nên một số gia đình các dòng họ Nguyễn, Lê, Phạm, Trần ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên đã phải bỏ quê hương đưa gia đình, anh em lên sinh sống, khai phá đất, lập làng tại xã Thanh Liễn, tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên (nay xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái). Những ngày đầu, làng chỉ có vài nóc nhà với vài chục dân, lâu dần dân các nơi về cùng sinh sống đông đúc. Tuy mỗi dòng họ, gia đình thời gian lên có khác nhau, nhưng cùng chung hoàn cảnh nên đã gắn bó, đoàn kết chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn xây dựng làng xã ngày càng phát triển.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp thi hành chính sách "Di dân, giãn điền", di dân từ vùng đồng bằng lên miền núi khai hoang mở mang vùng đất. Ngôi chùa cũng được các phật tử xây dựng tại miền đất mới để tụng kinh, cầu nguyện đức Phật luôn bảo vệ và phù hộ để có sức khỏe và cuộc sống ấm no. Chùa Minh Bảo cũng được xây dựng từ thời kỳ này và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tâm linh của các phật tử trong vùng.
Năm 1930, chùa được xây dựng trên đồi Khe Trò. Do vị trí không thuận lợi, năm 1943, người dân tổ chức di chuyển chùa đến Gò Dọc, cách vị trí cũ khoảng 300m (nay thuộc thôn Bảo Yên). Gò Dọc có địa thế cao, thoáng "Tả Thanh long, hữu Bạch hổ, tiền án, hậu chẩm" rất phù hợp với thuật phong thủy khi dựng chùa.
Chùa Minh Bảo có những giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, là thiết chế tôn giáo, nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc xã Minh Bảo và nhân dân trong vùng. Đồng thời chùa còn có giá trị về kiến trúc độc đáo với những nét trạm trổ tinh xảo, thể hiện nghệ thuật điêu khắc của xã hội thời bấy giờ. Chùa Minh Bảo có kiến trúc hình chữ Đinh (丁), 3 gian, cột, xà, kèo bằng gỗ mít, lợp cọ, lịa ván xung quanh. Theo các cụ mô tả rất có thể câu đầu, đầu xà, kèo… được các thợ trạm trổ hoa văn tinh xảo mang nghệ thuật Phật giáo thời Nguyễn. Năm 1965 - 1966 máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, chùa Minh Bảo bị phá hủy, dân đi sơ tán, không có người trong coi, nên các đồ thờ, tượng thờ bị mất, còn lại một số đồ thờ, tượng phật chuyển sang Đình làng. Năm 1970, vì những nguyên nhân khác nhau, Đình làng không được quan tâm, chú trọng nên bị sụp đổ, đồ thờ, tượng bị mất. Việc phục dựng lại chùa Minh Bảo là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Do đó, năm 2017 chùa Minh Bảo đã được tu bổ và xây dựng lại.
Chùa Minh Bảo cũng như các ngôi chùa làng quê khác ở Việt Nam, hệ thống tượng thờ tương đối hoàn chỉnh.
- Lớp cao nhất: Được gọi là Tam Thế Phật, bao gồm ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Lớp thứ hai: Gồm các tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát.
- Lớp thứ ba: Gồm các tượng Bồ Tát Phổ Hiền (hoặc tượng Đức A Nan Đà), Phật Thích Ca (cầm Hoa sen hay nhập định), Bồ Tát Văn Thù (hoặc tượng Hoa Diếp Tôn Giả).
- Lớp thứ tư: Tượng Cửu Long (Đức Thích Ca sơ sinh).
Tiếp theo là hương án, tiền đường (Bái đường). Hai bên hương án, giáp tường có hai ban thờ. Bên trái hương án (nhìn từ ngoài vào) là ban thờ Đức Thánh Hiền; bên phải hương án là ban thờ Đức Thánh Ông. Hai bên ở Tiền đường (Bái đường) đặt tượng hai vị Hộ pháp, có ý nghĩa khuyến thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp.
6. Các nhân vật được thờ tự
Chùa Minh Bảo thờ: Tam Thế Phật; Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát; Bồ Tát Phổ Hiền; Phật Thích Ca; Bồ Tát Văn Thù; Tượng Cửu Long.
7. Các hiện vật trong Di tích
Năm 1965 - 1966 chùa Minh Bảo bị máy bay Mỹ ném bom đổ sập phải chuyển sang Đình làng, các hiện vật của nhà chùa như tượng, chuông, mõ, hoành phi, câu đối đều bị thất tán và bị mất. Hiện nay các hiện vật của nhà chùa sót lại rất ít, chỉ còn các mảnh vỡ của các hiện vật thờ cúng như mảnh vỡ bát hương, chum sành và còn sót lại một phiến đá tự nhiên có diện tích 30 x 40cm là chân tảng của chùa.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm chùa Minh Bảo tổ chức những nghi thức phật giáo, kết hợp với các nghi lễ của dân tộc gồm có:
Tết Thượng Nguyên - Rằm tháng giêng
Theo quan niệm của người Việt và theo Phật giáo vào ngày rằm đầu năm mới là ngày quan trọng, khởi đầu cho một năm mới, nên từ xa xưa người Việt đã có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng lễ rằm tháng giêng”. Chính vì vậy, vào ngày này mọi người lên chùa lễ Phật cầu an cho gia đình, dòng họ, đất nước thái bình, an lạc. Còn đối với phật tử về chùa lễ Phật, sám hối, phát nguyện, nỗ lực tinh tấn tu luyện, mong trọn vẹn, phúc lành và tin rằng đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các phật tử.
Lễ Phật Đản - Ngày 14/4 âm lịch
Lễ Phật Đản, là kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Đây là ngày tưởng nhớ sự ra đời, khai sáng và viên tịch của Đức Phật cũng là ngày của niềm hân hoan, sự thanh tịnh và chiêm nghiệm của các phật tử. Vào ngày này người dân trong làng xã Minh Bảo long trọng tổ chức với nhiều hoạt động như: tắm Phật, dâng hương, dâng hoa, lễ vật, tụng kinh… mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Những người theo đạo Phật tin rằng làm việc thiện vào ngày Lễ Phật Đản sẽ mang lại phúc nhiều hơn vạn lần.
Lễ Vu Lan báo hiếu - Rằm tháng bảy
Lễ Vu Lan (còn gọi là lễ báo hiếu) - là một trong lễ chính của Phật Giáo và trùng với ngày Rằm tháng bảy (Tết Trung nguyên) - lễ xá tội vong nhân theo phong tục của người Việt Nam. Theo tín ngưỡng dân gian là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.
Vào ngày lễ Vu Lan, các phật tử lên chùa với ước vọng cầu siêu mong cho các linh hồn của ông, bà, cha, mẹ được siêu thoát. Đây chính là thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam và đạo lý tri ân hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà, tổ tiên theo lời Đức Phật dạy. Mỗi gia đình chuẩn bị 2 mâm cơm cúng, cúng tổ tiên tại bàn thờ gia đình và cúng chúng sinh còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, cúng thí thực" (tặng thức ăn).
Chùa Minh Bảo không chỉ là một ngôi chùa có giá trị lịch sử quan trọng, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Minh Bảo mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của nhân dân và du khách thập phương, cầu cho quốc thái dân an, hội họp sinh hoạt làng xã, hun đúc tinh thần đoàn kết và lưu giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung trong đời sống của cộng đồng. Góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chùa Minh Bảo mang đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của một ngôi chùa cổ có bề dày lịch sử. Căn cứ các quy định của Luật di sản văn hóa và quy mô giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, chùa Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là Di tích cấp tỉnh.
4021 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 06/2/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 214/QĐ-UBND công nhận chùa Minh Bảo xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa chùa Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 214/QĐ-UBND, ngày 06/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận chùa Minh Bảo xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích chùa Minh Bảo tọa lạc trên đồi Dọc thuộc xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Diện tích khoanh vùng bảo vệ là 6.221,33 m2. Di tích chùa Minh Bảo cách Ủy ban nhân dân xã Minh Bảo 300m về hướng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Yên Bái 04 km.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sách Đồng Khánh dư địa chí, tại địa bàn xã Minh Bảo (xưa là xã Thanh Liễn) có núi Cái Đỉnh (núi Chóp Dù), là nơi chấn yểm phía Đông Bắc và là tổ sơn của thành phố Yên Bái. Vào những thập niên 80 của thế kỷ XX các nhà khảo cổ học trung ương và địa phương đã phát hiện tại thôn Đá Bia và Làng Vã nhiều di vật có giá trị lịch sử, khoa học đặc trưng cho văn hóa Sơn Vi. Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, địa danh, địa giới xã Minh Bảo có nhiều thay đổi và luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Theo các cụ cao niên trong xã Minh Bảo cho biết: Đầu thế kỷ XIX, do ở quê các thế lực thực dân phong kiến áp bức, bóc lột, dân nghèo không có đất ở, không có ruộng cày, cuộc sống như trâu ngựa, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, nên một số gia đình các dòng họ Nguyễn, Lê, Phạm, Trần ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên đã phải bỏ quê hương đưa gia đình, anh em lên sinh sống, khai phá đất, lập làng tại xã Thanh Liễn, tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên (nay xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái). Những ngày đầu, làng chỉ có vài nóc nhà với vài chục dân, lâu dần dân các nơi về cùng sinh sống đông đúc. Tuy mỗi dòng họ, gia đình thời gian lên có khác nhau, nhưng cùng chung hoàn cảnh nên đã gắn bó, đoàn kết chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn xây dựng làng xã ngày càng phát triển.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp thi hành chính sách "Di dân, giãn điền", di dân từ vùng đồng bằng lên miền núi khai hoang mở mang vùng đất. Ngôi chùa cũng được các phật tử xây dựng tại miền đất mới để tụng kinh, cầu nguyện đức Phật luôn bảo vệ và phù hộ để có sức khỏe và cuộc sống ấm no. Chùa Minh Bảo cũng được xây dựng từ thời kỳ này và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tâm linh của các phật tử trong vùng.
Năm 1930, chùa được xây dựng trên đồi Khe Trò. Do vị trí không thuận lợi, năm 1943, người dân tổ chức di chuyển chùa đến Gò Dọc, cách vị trí cũ khoảng 300m (nay thuộc thôn Bảo Yên). Gò Dọc có địa thế cao, thoáng "Tả Thanh long, hữu Bạch hổ, tiền án, hậu chẩm" rất phù hợp với thuật phong thủy khi dựng chùa.
Chùa Minh Bảo có những giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, là thiết chế tôn giáo, nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc xã Minh Bảo và nhân dân trong vùng. Đồng thời chùa còn có giá trị về kiến trúc độc đáo với những nét trạm trổ tinh xảo, thể hiện nghệ thuật điêu khắc của xã hội thời bấy giờ. Chùa Minh Bảo có kiến trúc hình chữ Đinh (丁), 3 gian, cột, xà, kèo bằng gỗ mít, lợp cọ, lịa ván xung quanh. Theo các cụ mô tả rất có thể câu đầu, đầu xà, kèo… được các thợ trạm trổ hoa văn tinh xảo mang nghệ thuật Phật giáo thời Nguyễn. Năm 1965 - 1966 máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, chùa Minh Bảo bị phá hủy, dân đi sơ tán, không có người trong coi, nên các đồ thờ, tượng thờ bị mất, còn lại một số đồ thờ, tượng phật chuyển sang Đình làng. Năm 1970, vì những nguyên nhân khác nhau, Đình làng không được quan tâm, chú trọng nên bị sụp đổ, đồ thờ, tượng bị mất. Việc phục dựng lại chùa Minh Bảo là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Do đó, năm 2017 chùa Minh Bảo đã được tu bổ và xây dựng lại.
Chùa Minh Bảo cũng như các ngôi chùa làng quê khác ở Việt Nam, hệ thống tượng thờ tương đối hoàn chỉnh.
- Lớp cao nhất: Được gọi là Tam Thế Phật, bao gồm ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Lớp thứ hai: Gồm các tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát.
- Lớp thứ ba: Gồm các tượng Bồ Tát Phổ Hiền (hoặc tượng Đức A Nan Đà), Phật Thích Ca (cầm Hoa sen hay nhập định), Bồ Tát Văn Thù (hoặc tượng Hoa Diếp Tôn Giả).
- Lớp thứ tư: Tượng Cửu Long (Đức Thích Ca sơ sinh).
Tiếp theo là hương án, tiền đường (Bái đường). Hai bên hương án, giáp tường có hai ban thờ. Bên trái hương án (nhìn từ ngoài vào) là ban thờ Đức Thánh Hiền; bên phải hương án là ban thờ Đức Thánh Ông. Hai bên ở Tiền đường (Bái đường) đặt tượng hai vị Hộ pháp, có ý nghĩa khuyến thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp.
6. Các nhân vật được thờ tự
Chùa Minh Bảo thờ: Tam Thế Phật; Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát; Bồ Tát Phổ Hiền; Phật Thích Ca; Bồ Tát Văn Thù; Tượng Cửu Long.
7. Các hiện vật trong Di tích
Năm 1965 - 1966 chùa Minh Bảo bị máy bay Mỹ ném bom đổ sập phải chuyển sang Đình làng, các hiện vật của nhà chùa như tượng, chuông, mõ, hoành phi, câu đối đều bị thất tán và bị mất. Hiện nay các hiện vật của nhà chùa sót lại rất ít, chỉ còn các mảnh vỡ của các hiện vật thờ cúng như mảnh vỡ bát hương, chum sành và còn sót lại một phiến đá tự nhiên có diện tích 30 x 40cm là chân tảng của chùa.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm chùa Minh Bảo tổ chức những nghi thức phật giáo, kết hợp với các nghi lễ của dân tộc gồm có:
Tết Thượng Nguyên - Rằm tháng giêng
Theo quan niệm của người Việt và theo Phật giáo vào ngày rằm đầu năm mới là ngày quan trọng, khởi đầu cho một năm mới, nên từ xa xưa người Việt đã có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng lễ rằm tháng giêng”. Chính vì vậy, vào ngày này mọi người lên chùa lễ Phật cầu an cho gia đình, dòng họ, đất nước thái bình, an lạc. Còn đối với phật tử về chùa lễ Phật, sám hối, phát nguyện, nỗ lực tinh tấn tu luyện, mong trọn vẹn, phúc lành và tin rằng đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các phật tử.
Lễ Phật Đản - Ngày 14/4 âm lịch
Lễ Phật Đản, là kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Đây là ngày tưởng nhớ sự ra đời, khai sáng và viên tịch của Đức Phật cũng là ngày của niềm hân hoan, sự thanh tịnh và chiêm nghiệm của các phật tử. Vào ngày này người dân trong làng xã Minh Bảo long trọng tổ chức với nhiều hoạt động như: tắm Phật, dâng hương, dâng hoa, lễ vật, tụng kinh… mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Những người theo đạo Phật tin rằng làm việc thiện vào ngày Lễ Phật Đản sẽ mang lại phúc nhiều hơn vạn lần.
Lễ Vu Lan báo hiếu - Rằm tháng bảy
Lễ Vu Lan (còn gọi là lễ báo hiếu) - là một trong lễ chính của Phật Giáo và trùng với ngày Rằm tháng bảy (Tết Trung nguyên) - lễ xá tội vong nhân theo phong tục của người Việt Nam. Theo tín ngưỡng dân gian là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.
Vào ngày lễ Vu Lan, các phật tử lên chùa với ước vọng cầu siêu mong cho các linh hồn của ông, bà, cha, mẹ được siêu thoát. Đây chính là thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam và đạo lý tri ân hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà, tổ tiên theo lời Đức Phật dạy. Mỗi gia đình chuẩn bị 2 mâm cơm cúng, cúng tổ tiên tại bàn thờ gia đình và cúng chúng sinh còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, cúng thí thực" (tặng thức ăn).
Chùa Minh Bảo không chỉ là một ngôi chùa có giá trị lịch sử quan trọng, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Minh Bảo mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của nhân dân và du khách thập phương, cầu cho quốc thái dân an, hội họp sinh hoạt làng xã, hun đúc tinh thần đoàn kết và lưu giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung trong đời sống của cộng đồng. Góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chùa Minh Bảo mang đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của một ngôi chùa cổ có bề dày lịch sử. Căn cứ các quy định của Luật di sản văn hóa và quy mô giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, chùa Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là Di tích cấp tỉnh.
Các bài khác
- Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Long Khánh - Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Lạc Điền xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Di tích Chùa Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (14/06/2019)
- Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích Đình Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
Xem thêm »