Là người có kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò hơn 10 năm nay, cứ bước vào mùa đông, ông Nguyễn Văn Trụ ở xã Thanh Lương lại khẩn trương di chuyển đàn trâu, bò từ bãi thả về nuôi nhốt tại nhà.
Người dân chủ động gia cố chuồng trại và thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông.
"Hiện, gia đình tôi có 10 con trâu bò. Để phòng chống bệnh dịch, đói rét cho gia súc vào mùa đông, ngoài việc tiêm định kỳ, gia đình tôi còn chủ động nguồn thức ăn như rơm, cỏ, vệ sinh chuồng trại, cho trâu, bò uống nước ấm pha muối loãng nên đàn trâu, bò khoẻ mạnh và phát triển sinh sản tốt” - ông Trụ cho biết.
Cũng như ông Trụ, cứ bước vào mùa giá rét, ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn Chấn Hưng 5, xã Nậm Búng đều chủ động gia cố chuồng trại, dự trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc.
"Là người dân sống ở vùng cao, tôi hiểu được cái khắc nghiệt của mùa đông nên để phòng chống rét cho trâu, bò gia đình tôi đã mua bạt quây xung quanh chuồng, dự trữ nguồn thức ăn khô và tuyệt đối không thả rông nên đàn gia súc luôn được bảo đảm” - ông Xuân cho biết.
Hiện tại, toàn huyện Văn Chấn có trên 27.500 con trâu, bò, trong đó, trâu có trên 22.000 con, bò trên 5.700 con. Rút kinh nghiệm từ các đợt rét trước, bước vào mùa đông năm nay, dự báo tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, rét đậm, rét hại, nhất là ở xã vùng cao, vùng sâu nên để bảo vệ đàn gia súc, bước vào mùa đông 2017, huyện Văn Chấn đã kiện toàn ban chỉ đạo và phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân cách phòng chống rét trên đàn gia súc.
Đồng thời, ra chỉ thị về việc chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong vụ đông xuân 2017 - 2018. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các phòng, ban chức năng tăng cường cán bộ về cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Kiểm tra, đôn đốc cơ sở tăng cường chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn gia súc trong vụ đông xuân 2017 - 2018; tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đợt II năm 2017; tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện sớm và xử lý kịp thời gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh; thực hiện nghiêm kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm tra vệ sinh thú y và giám sát dịch bệnh tại cơ sở.
Cùng đó, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp quản lý, chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại như: các biện pháp gia cố, che chắn chuồng trại; các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc; tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc trong mùa đông...
Đồng chí Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Để đảm bảo phòng chống đói, rét cho gia súc, huyện đã ra chỉ thị, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể như là gia cố lại chuồng trại, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô xanh; chủ động làm cây rơm, tận dụng thân, lá ngô vụ đông, trồng cỏ và trồng cây ngô non để có đủ thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các bệnh thường xảy ra trong mùa đông như: bệnh viêm khớp, cước chân, viêm phổi, viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả”.
Cùng với đó, huyện Văn Chấn chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời dưới 100C phải nhốt gia súc trong chuồng, tuyệt đối không chăn thả ngoài đồng cỏ; bổ sung cho gia súc thức ăn và cho uống nước ấm; không cho trâu, bò cày, kéo. Khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài, nên sử dụng bao tải, chăn cũ mặc cho trâu, bò... sẽ là những biện pháp hiệu quả để bảo vệ đàn gia súc trước tác động của dịch bệnh và đói rét trong mùa đông.
1275 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là người có kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò hơn 10 năm nay, cứ bước vào mùa đông, ông Nguyễn Văn Trụ ở xã Thanh Lương lại khẩn trương di chuyển đàn trâu, bò từ bãi thả về nuôi nhốt tại nhà. "Hiện, gia đình tôi có 10 con trâu bò. Để phòng chống bệnh dịch, đói rét cho gia súc vào mùa đông, ngoài việc tiêm định kỳ, gia đình tôi còn chủ động nguồn thức ăn như rơm, cỏ, vệ sinh chuồng trại, cho trâu, bò uống nước ấm pha muối loãng nên đàn trâu, bò khoẻ mạnh và phát triển sinh sản tốt” - ông Trụ cho biết.
Cũng như ông Trụ, cứ bước vào mùa giá rét, ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn Chấn Hưng 5, xã Nậm Búng đều chủ động gia cố chuồng trại, dự trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc.
"Là người dân sống ở vùng cao, tôi hiểu được cái khắc nghiệt của mùa đông nên để phòng chống rét cho trâu, bò gia đình tôi đã mua bạt quây xung quanh chuồng, dự trữ nguồn thức ăn khô và tuyệt đối không thả rông nên đàn gia súc luôn được bảo đảm” - ông Xuân cho biết.
Hiện tại, toàn huyện Văn Chấn có trên 27.500 con trâu, bò, trong đó, trâu có trên 22.000 con, bò trên 5.700 con. Rút kinh nghiệm từ các đợt rét trước, bước vào mùa đông năm nay, dự báo tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, rét đậm, rét hại, nhất là ở xã vùng cao, vùng sâu nên để bảo vệ đàn gia súc, bước vào mùa đông 2017, huyện Văn Chấn đã kiện toàn ban chỉ đạo và phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân cách phòng chống rét trên đàn gia súc.
Đồng thời, ra chỉ thị về việc chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong vụ đông xuân 2017 - 2018. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các phòng, ban chức năng tăng cường cán bộ về cơ sở nắm bắt tình hình, chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Kiểm tra, đôn đốc cơ sở tăng cường chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn gia súc trong vụ đông xuân 2017 - 2018; tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đợt II năm 2017; tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện sớm và xử lý kịp thời gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh; thực hiện nghiêm kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm tra vệ sinh thú y và giám sát dịch bệnh tại cơ sở.
Cùng đó, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp quản lý, chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại như: các biện pháp gia cố, che chắn chuồng trại; các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc; tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc trong mùa đông...
Đồng chí Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Để đảm bảo phòng chống đói, rét cho gia súc, huyện đã ra chỉ thị, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể như là gia cố lại chuồng trại, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô xanh; chủ động làm cây rơm, tận dụng thân, lá ngô vụ đông, trồng cỏ và trồng cây ngô non để có đủ thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các bệnh thường xảy ra trong mùa đông như: bệnh viêm khớp, cước chân, viêm phổi, viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả”.
Cùng với đó, huyện Văn Chấn chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời dưới 100C phải nhốt gia súc trong chuồng, tuyệt đối không chăn thả ngoài đồng cỏ; bổ sung cho gia súc thức ăn và cho uống nước ấm; không cho trâu, bò cày, kéo. Khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài, nên sử dụng bao tải, chăn cũ mặc cho trâu, bò... sẽ là những biện pháp hiệu quả để bảo vệ đàn gia súc trước tác động của dịch bệnh và đói rét trong mùa đông.