Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tham gia vào dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng và dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; tổng hợp lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2015 – 2020

03/10/2015 07:52:14 Xem cỡ chữ Google
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tham gia vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng và tổng hợp lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tham gia vào dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng và dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; tổng hợp lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2015 – 2020. YBĐT trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Kính thưa các đồng chí đại biểu!
Kính thưa Đại hội!

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, tôi xin trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tham gia vào dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng và dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Tại Đại hội, với không khí thảo luận sôi nổi và thẳng thắn, đã có tổng số 51 ý kiến đăng ký phát biểu tham gia vào dự thảo các văn kiện.

I- VỀ DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Các ý kiến tham gia đều cơ bản nhất trí với các nội dung trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Có một số ý kiến tham gia cụ thể như sau:

1- Về dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng

1.1- Về nội dung “Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”, có ý kiến đề xuất trong Báo cáo cần thể hiện rõ hơn tư duy và định hướng chiến lược về công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh. Bổ sung và làm nổi bật thêm các vấn đề về dự báo, đánh giá các nguy cơ đe dọa mất an ninh, an toàn thông tin và các cuộc tấn công mạng; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, kiểm soát chặt chẽ việc soạn thảo, lưu trữ tài liệu trên máy tính, truy cập khai thác thông tin qua Internet, dịch vụ điện thoại di động; xây dựng các chính sách và triển khai các hệ thống phòng, chống tấn công mạng; có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng lực lượng chuyên trách công tác trong lĩnh vực này.  

1.2- Về giải pháp tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới, có ý kiến cho rằng cần thực hiện một số giải pháp: Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục an ninh, quốc phòng toàn dân. Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần. Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao.

1.3- Về nội dung đánh giá tình hình xây dựng Đảng trong 5 năm qua, nhất là tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, có ý kiến cho rằng: Năm năm qua, Trung ương đã bám sát định hướng nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng đã được Đại hội XI thông qua, kiên trì và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng trên cả ba mặt; năm nhiệm vụ then chốt được thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: Đã nhận dạng rõ hơn, toàn diện và sâu sắc hơn về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có tác dụng răn đe, cảnh báo, phòng ngừa sai phạm và bước đầu ngăn chặn tình trạng này trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; có tác dụng siết lại kỷ cương, kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.  

2- Về dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

2.1- Về những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, có ý kiến nhận định vấn đề “Thể chế và nguồn nhân lực” là những yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và để khắc phục những hạn chế, yếu kém này cần tập trung thực hiện giải pháp về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” đây là những nhiệm vụ giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong những năm tới.

2.2- Về nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và tạo động lực, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, có ý kiến đề nghị: Cần phân tích cụ thể, chi tiết hơn trong Báo cáo đối với vấn đề “tạo động lực” .... Bổ sung thêm một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ bản chất, nội dung và sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; tiến hành tái cơ cấu trách nhiệm hệ thống quản lý, mà mấu chốt là tái cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp; tư nhân hóa một số dịch vụ công như: giao thông công cộng, vệ sinh môi trường ...., đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ trong chi tiêu công; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

II- VỀ DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII

Hầu hết ý kiến đều nhất trí với dự thảo báo cáo chính trị, đánh giá đúng, khách quan về kết quả đạt được, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp, tiên tiến trong nhiệm kỳ tới; đồng thời bổ sung, làm rõ thêm các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

* Trong lĩnh vực kinh tế

Có ý kiến đề nghị để thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần tổ chức triển khai có hiệu quả các quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với những cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có sức cạnh tranh cao gắn với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp; phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn (chú trọng hình thức kinh tế tập thể) gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn.

Về giải pháp xây dựng nông thôn mới, có ý kiến đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới; huy động, lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phục vụ thiết thực cho đời sống kinh tế - xã hội.

Có ý kiến cho rằng để phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các quy hoạch ngành, lĩnh vực trong sản xuất công nghiệp; tiến hành rà soát các dự án đầu tư, đánh giá lại tiềm năng chưa khai thác, cấp phép đầu tư để có cơ sở tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư có năng lực; tăng cường xây dựng các mô hình liên kết 4 nhà trên từng địa bàn, sản phẩm cụ thể; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng.

Về giải pháp phát triển kinh tế du lịch, có ý kiến đề nghị cần tập trung xây dựng hoàn thành quy hoạch tổng thể các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Xây dựng thương hiệu và tạo sức cạnh tranh cao cho các sản phẩm du lịch của tỉnh; nâng cao nhận thức về du lịch cho đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và các doanh nghiệp kinh doanh; đẩy mạnh việc liên kết vùng, thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển du lịch; tập trung ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch của tỉnh.

Về giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, có ý kiến đề nghị cần tập trung thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, vận dụng sáng tạo có lợi nhất cho doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh; đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, từng bước đa dạng hóa cung cấp các dịch vụ hành chính công; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án; quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, tạo các điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện có hiệu quả dự án; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các dự án đã được cấp phép đầu tư, kiên quyết thu hồi dự án vi phạm.

Có ý kiến đề nghị để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển và nâng cấp mạng lưới giao thông, liên kết vùng, giao thông nội thị, giao thông nông thôn cần phát huy tốt lợi thế mạng lưới giao thông sẵn có, tranh thủ tối đa các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, công tác quản lý bảo trì và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, vật liệu mới, công nghệ tiên tiến với sử dụng vật liệu tại chỗ trong xây dựng công trình; tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Có ý kiến cho rằng để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các luật, quy định có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cá nhân, cộng đồng về nhiệm vụ này; quan tâm đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, dự án di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Về xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch đối với các đô thị, các khu vực trung tâm thị trấn, thị tứ, xã, có ý kiến đề nghị cần tập trung triển khai lập quy hoạch hệ thống đô thị của tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng, các đô thị trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch phát triển thành phố Yên Bái lên đô thị loại II xong trước năm 2020 và xây dựng phát triển đô thị thị xã Nghĩa Lộ lên đô thị loại III; thực hiện rà soát, lập quy hoạch chung xây dựng các trung tâm thị trấn huyện lỵ, đồng thời quan tâm nâng cao năng lực quản lý quy hoạch của địa phương; chú trọng việc thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng các xã, trung tâm cụm xã gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Có ý kiến đề nghị để thực hiện tốt việc đa dạng hoá các loại hình tín dụng, huy động vốn, cho vay phát triển sản xuất kinh doanh và triển khai các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng; tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình tổ chức tín dụng.

Có một số ý kiến đề nghị để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chăm lo đến đời sống cho người dân ở khu vực này; tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững, quy hoạch một số vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa một số sản phẩm đặc trưng (như cây sơn tra, cây ngô đồi, cây chè shan, cây dược liệu …); đẩy mạnh phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng bán chăn thả, trang trại; lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

* Về văn hoá - xã hội

Về các giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có ý kiến đề nghị cần xác định gốc rễ của đổi mới là thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường kỷ cương, nề nếp trường học, nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là giáo dục vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Có ý kiến đề nghị để nâng cao năng lực y tế dự phòng và khám chữa bệnh của các tuyến y tế địa phương, cần tập trung đẩy mạnh giáo dục y đức cho đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế trong ngành y tế; củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; tăng cường đầu tư mở rộng hệ thống y tế dự phòng; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các tuyến, chuyển dần các bệnh viện tuyến tỉnh sang khám, chữa bệnh chuyên sâu; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về văn hóa - thể thao, có ý kiến cho rằng tập trung phát triển toàn diện văn hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện có hiệu quả chính sách giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa, tập quán, tín ngưỡng, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở.

Về nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có ý kiến đề nghị cần xây dựng các hình thức tuyên truyền phù hợp, thu hút đông đảo công chúng quan tâm, đầy đủ thông tin, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, nâng cao chất lượng, hiệu quả tác phẩm báo chí và chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí.

Có một số ý kiến đề nghị cần tập trung giải quyết việc làm tại chỗ gắn với việc phát triển các làng nghề truyền thống; đẩy mạnh việc phân luồng, định hướng phát triển ngành nghề ngay từ các trường phổ thông để giúp các em học sinh có những lựa chọn phù hợp và sớm tìm được việc làm; tăng cường điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng lao động, làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường lao động. Nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình đào tạo nghề, tăng cường dạy nghề theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ về nhà ở, việc làm ổn định cho lao động thuộc gia đình người có công, gia đình chính sách; tập trung thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động vươn lên của người nghèo.

* Về quốc phòng - an ninh, nội chính

Có ý kiến đề nghị cần tiếp tục tổ chức triển khai quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; quan tâm kiện toàn, củng cố xây dựng các đơn vị thường trực, lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên đáp ứng yêu cầu, sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra.

Về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh, có một số ý kiến cho rằng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân; thực hiện các biện pháp đồng bộ trong công tác phòng ngừa, kiềm chế và giảm sự gia tăng của các loại tội phạm; nắm chắc tình hình cơ sở, nhất là các vùng, các địa bàn phức tạp, nhạy cảm về an ninh, trật tự. Tăng cường phối hợp các cơ quan tố tụng, đề cao trách nhiệm của các cơ quan này trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quan tâm hoàn thiện bộ máy của các cơ quan bổ trợ tư pháp; tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ có chức danh tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa và các phán quyết của Tòa án đảm bảo khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Có một số ý kiến đề nghị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cần chỉ đạo thực hiện làm rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và công dân đối với công tác này, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

* Về xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ tới, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa “cơ cấu và chất lượng đại biểu”, giảm số đại biểu ở các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp, tăng số lượng đại biểu các cơ quan đảng, đoàn thể, tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; đối với đại biểu hội đồng nhân dân cấp cơ sở cần lựa chọn người có trình độ, năng lực, bổ sung người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Về nội dung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục phát huy dân chủ, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân; tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tính tự đề kháng của thanh niên trước những tiêu cực của xã hội.

* Về công tác xây dựng Đảng

Có một số ý kiến đề nghị toàn bộ hệ thống chính trị phải chăm lo công tác tư tưởng, mọi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư tưởng, không dao động trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; tổ chức thực hiện tốt các quy định, quy chế phối hợp giữa các cấp ủy, ủy ban kiểm tra với các cơ quan, tổ chức, ngành chức năng có liên quan, xác định rõ trách nhiệm, nội dung, phạm vi và nguyên tắc phối hợp. Tiếp tục xây dựng nội dung, hình thức, mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.

Trên đây, tôi vừa trình bày xong Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại đại hội tham gia vào các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng.

* Tiếp theo, tôi xin báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến biểu quyết các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2015 – 2020, như sau:

STT

Chỉ tiêu

Mục tiêu

Tỷ lệ % đồng ý

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2016 - 2020

Trên 7%/năm

1

2

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2020

 

2

 

 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

21,3%

 

 

 - Công nghiệp - Xây dựng

30,8%

 

 

 - Dịch vụ

47,9%

 

3

GRDP bình quân đầu người năm 2020


50 triệu đồng
trở lên

3

4

Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2020

25 xã

4

5

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2020 (giá so sánh 2010)

13.000 tỷ đồng

5

6

Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn năm 2020

19.000 tỷ đồng

6

7

Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2020

200 triệu
 USD

7

8

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020

Trên
3.000 tỷ đồng

8

9

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm 2016 - 2020

60.000 tỷ đồng
trở lên

9

STT

Chỉ tiêu

Mục tiêu

Tỷ lệ % đồng ý

10

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020

60%

10

11

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm
(theo tiêu chí mới)

3,5%

11

12

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập đến năm 2020

 

12

 

 - Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

100% xã, phường, thị trấn

 

 

 - Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

100% xã, phường, thị trấn

 

 

 - Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

100% xã, phường, thị trấn

 

13

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020

1,04%

13

14

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2020

70%

14

 Xin trân trọng cảm ơn Đại hội!

 

1125 lượt xem
Theo Báo Yên Bái

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h