CTTĐT - Để chủ động, kịp thời ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:
Các địa phương làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn để ngăn chặn Dịch tả lợn Châu Phi.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến tình hình và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để người dân biết, đề phòng, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn; không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào địa bàn tiêu thụ; không mua bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh; Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ... nếu phát hiện lợn ốm có các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh hoặc nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tổ chức thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1/2018 nhằm chủ động tiêu diệt mầm bệnh. Thời gian thực hiện trong vòng một tháng hoàn thành xong trước ngày 20/10/2018.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; hướng dẫn người chăn nuôi lợn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học; quản lý, giám sát lâm sàng và lấy mẫu lợn nghi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu...
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch; Phối hợp với các lực lượng chức năng Công an, Quản lý thị trường... ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu động vật, sản phẩm động vật trái phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu không có nguồn gốc theo đúng quy trình, quy định hiện hành.
Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với cơ quan thú y tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương nêu trên triển khai thực hiện các biện pháp để ngăn chặn xâm nhiễm và lây lan Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi trên tất cả các giống lợn; lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100% (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người); hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương liên hợp Quốc (FAO) từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 09/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số trên 38.000 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy. |
1117 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động, kịp thời ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến tình hình và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để người dân biết, đề phòng, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn; không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào địa bàn tiêu thụ; không mua bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh; Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ... nếu phát hiện lợn ốm có các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh hoặc nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tổ chức thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1/2018 nhằm chủ động tiêu diệt mầm bệnh. Thời gian thực hiện trong vòng một tháng hoàn thành xong trước ngày 20/10/2018.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; hướng dẫn người chăn nuôi lợn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học; quản lý, giám sát lâm sàng và lấy mẫu lợn nghi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu...
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch; Phối hợp với các lực lượng chức năng Công an, Quản lý thị trường... ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu động vật, sản phẩm động vật trái phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu không có nguồn gốc theo đúng quy trình, quy định hiện hành.
Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với cơ quan thú y tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương nêu trên triển khai thực hiện các biện pháp để ngăn chặn xâm nhiễm và lây lan Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi trên tất cả các giống lợn; lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100% (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người); hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương liên hợp Quốc (FAO) từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 09/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số trên 38.000 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy.