Có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về mọi mặt, mục tiêu của Đảng bộ huyện Yên Bình tới đây là phát huy tiềm năng, lợi thế, kêu gọi đầu tư để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, xây dựng địa phương trở thành trung tâm kinh tế phát triển năng động của tỉnh.
Nhà máy may của Công ty TNHH Daesung Global tại Cụm công nghiệp Thịnh Hưng tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Theo đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Bình, điểm nhấn quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nhiệm kỳ vừa qua đó là hoạt động vận động xúc tiến đầu tư (XTĐT) đã thu được kết quả bước đầu khả quan. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 15%, huyện xác định cần tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động XTĐT để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.
Thực hiện Nghị quyết XVII của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 và Nghị quyết XXI của Đảng bộ huyện, Yên Bình đặt ra mục tiêu sẽ thu hút khoảng 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (trong đó, vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nước 6.500 tỷ đồng, vốn vận động viện trợ ODA, NGO cho xây dựng cơ sở hạ tầng 1.100 tỷ đồng, còn lại là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn huy động trong dân).
Để XTĐT hiệu quả, huyện đã tích cực kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực được huyện xác định là tiềm năng, thế mạnh. Việc đầu tiên là phải nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ. Huyện đã quán triệt nghiêm túc và quyết liệt từ lãnh đạo huyện đến các phòng, ban và các cán bộ thực hiện công việc này để những người làm công tác XTĐT luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa các thủ tục cho doanh nghiệp, làm sao để nhà đầu tư đến huyện sẽ thực sự thấy được chào đón.
Cùng với đó, huyện sẽ dành ngân sách, in ấn các tài liệu phục vụ XTĐT, tờ rơi quảng cáo tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của địa phương, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động XTĐT trong và ngoài tỉnh đối với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.
Huyện yêu cầu các ngành đề xuất các dự án đầu tư phù hợp với lĩnh vực, ngành liên quan với tính khả thi cao; đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, tinh thần thái độ cởi mở cho cán bộ làm công tác XTĐT khi giải quyết các công việc đối với người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư tại địa phương, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất cho doanh nghiệp.
Sau một thời gian triển khai, huyện đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, trong đó nổi bật là Cụm công nghiệp Thịnh Hưng với diện tích 25 ha. Đây là dự án đầu tiên trên địa bàn huyện đầu tư về xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. nhà đầu tư bỏ toàn bộ kinh phí để giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hiện tại, 2 nhà đầu tư nước ngoài đã vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Thịnh Hưng và xây dựng nhà máy may xuất khẩu đặt tại cụm công nghiệp Thịnh Hưng với công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy là một trong số ít cơ sở trên địa bàn tỉnh nói chung và Yên Bình nói riêng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn của doanh nghiệp nước ngoài. Nhà máy đã đi vào hoạt động xưởng số 1 gồm 600 công nhân và đang tiếp tục tuyển chọn nhân lực để đưa xưởng số 2 vào hoạt động. Mới đây, hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành đã đến khảo sát trên địa bàn huyện.
Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định rõ 24 nhóm nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp chủ yếu, xây dựng các chương trình trọng điểm mang tính đột phá để đưa Yên Bình phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trên địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động; đẩy mạnh XTĐT, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, Mông Sơn và phát triển hoạt động du lịch.
942 lượt xem
Theo Thanh Tân/Báo Yên Bái
Có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về mọi mặt, mục tiêu của Đảng bộ huyện Yên Bình tới đây là phát huy tiềm năng, lợi thế, kêu gọi đầu tư để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, xây dựng địa phương trở thành trung tâm kinh tế phát triển năng động của tỉnh.
Theo đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Bình, điểm nhấn quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nhiệm kỳ vừa qua đó là hoạt động vận động xúc tiến đầu tư (XTĐT) đã thu được kết quả bước đầu khả quan. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 15%, huyện xác định cần tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động XTĐT để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.
Thực hiện Nghị quyết XVII của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 và Nghị quyết XXI của Đảng bộ huyện, Yên Bình đặt ra mục tiêu sẽ thu hút khoảng 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (trong đó, vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nước 6.500 tỷ đồng, vốn vận động viện trợ ODA, NGO cho xây dựng cơ sở hạ tầng 1.100 tỷ đồng, còn lại là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn huy động trong dân).
Để XTĐT hiệu quả, huyện đã tích cực kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực được huyện xác định là tiềm năng, thế mạnh. Việc đầu tiên là phải nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ. Huyện đã quán triệt nghiêm túc và quyết liệt từ lãnh đạo huyện đến các phòng, ban và các cán bộ thực hiện công việc này để những người làm công tác XTĐT luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa các thủ tục cho doanh nghiệp, làm sao để nhà đầu tư đến huyện sẽ thực sự thấy được chào đón.
Cùng với đó, huyện sẽ dành ngân sách, in ấn các tài liệu phục vụ XTĐT, tờ rơi quảng cáo tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của địa phương, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động XTĐT trong và ngoài tỉnh đối với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.
Huyện yêu cầu các ngành đề xuất các dự án đầu tư phù hợp với lĩnh vực, ngành liên quan với tính khả thi cao; đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, tinh thần thái độ cởi mở cho cán bộ làm công tác XTĐT khi giải quyết các công việc đối với người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư tại địa phương, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất cho doanh nghiệp.
Sau một thời gian triển khai, huyện đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, trong đó nổi bật là Cụm công nghiệp Thịnh Hưng với diện tích 25 ha. Đây là dự án đầu tiên trên địa bàn huyện đầu tư về xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. nhà đầu tư bỏ toàn bộ kinh phí để giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hiện tại, 2 nhà đầu tư nước ngoài đã vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Thịnh Hưng và xây dựng nhà máy may xuất khẩu đặt tại cụm công nghiệp Thịnh Hưng với công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy là một trong số ít cơ sở trên địa bàn tỉnh nói chung và Yên Bình nói riêng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn của doanh nghiệp nước ngoài. Nhà máy đã đi vào hoạt động xưởng số 1 gồm 600 công nhân và đang tiếp tục tuyển chọn nhân lực để đưa xưởng số 2 vào hoạt động. Mới đây, hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành đã đến khảo sát trên địa bàn huyện.
Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định rõ 24 nhóm nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp chủ yếu, xây dựng các chương trình trọng điểm mang tính đột phá để đưa Yên Bình phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trên địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động; đẩy mạnh XTĐT, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, Mông Sơn và phát triển hoạt động du lịch.