Đến Tân Đồng, huyện Trấn Yên - một trong những xã cán đích NTM đầu tiên của tỉnh bây giờ là hình ảnh của những con đường bê tông liên thôn, bản sạch đẹp trải dài tít tắp; nhiều ngôi nhà mái bằng, cao tầng mọc lên; bà con phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất… Có được sự thay da đổi thịt ấy là nhờ có Phong trào thi đua "Dân vận khéo”. Từ đó, xuất hiện nhiều cá nhân, mô hình tiêu biểu, khơi dậy nội lực, sức dân, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình anh Hà Văn Cường ở thôn Đồng Tháp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Hà Văn Cường ở thôn Đồng Tháp đã chục năm nay gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm. Chỉ với vài sào đất trồng dâu ban đầu, nhận thấy hướng đi bền vững, anh luôn tìm tòi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm trong nghề, không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất. Đến nay, anh có hơn 1 ha dâu và nhà xưởng 200m2, cho thu nhập ổn định 150 - 200 triệu đồng/năm.
Anh Cường chia sẻ: "Là một trong những người đầu tiên ở xã biết đến nghề trồng dâu nuôi tằm, được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền xã, đặc biệt là cán bộ dân vận đến tận nhà tuyên truyền, vận động, tôi đã duy trì nghề cho đến bây giờ. Nghề trồng dâu nuôi tằm vất vả giống như nuôi con mọn và đòi hỏi người làm nghề phải chăm chỉ, tỉ mỉ, đam mê. Tôi tự hào khi đã giữ nghề và có thể vươn lên làm giàu từ nghề này”.
Được biết, Tân Đồng có 35% số hộ sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và mới đây đã thành lập tổ hợp tác dâu tằm tơ, góp phần giúp bà con sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững.
Bên cạnh làm tốt công tác dân vận trong phát triển kinh tế, Tân Đồng còn khéo làm dân vận trong chương trình xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Năm 2011, khi bắt tay vào khảo sát, đánh giá thực trạng, Tân Đồng mới chỉ đạt 2/19 tiêu chí và 17 tiêu chí còn lại đòi hỏi cần có sự tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức tuyên truyền với sự tham gia ủng hộ đóng góp của cả cộng đồng mới có thể hoàn thành được.
Xác định khó khăn chung, Đảng ủy, chính quyền xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tổ chức học tập, tuyên truyền đến cán bộ đảng viên, hội viên, đoàn viên và toàn thể quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng NTM. Thôn 7 - nơi có 100% bà con người Dao sinh sống, được biết đến như điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường.
Tiêu biểu như gia đình ông Đặng Văn Tham tự nguyện hiến 500 m2 đất để xây nhà cộng đồng thôn; ông Lý Văn Bẩy tự nguyện hiến 200 m2; ông Lục Văn Minh 360 m2 đất làm đường; ông Đặng Kim Sơn hiến 200m2 đất để làm đường…
Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung trong xây dựng NTM, thông qua các lớp học tập, lồng ghép trong các buổi họp thôn, bà con đã hiểu và nắm rõ, nhiệt tình tham gia các phong trào như: đóng góp công, hiến đất để mở rộng nền đường, xây dựng các công trình văn hóa: sân thể thao trung tâm xã, mở rộng, cải tạo nâng cấp các nhà văn hóa thôn.
Với phương châm "cán bộ dân vận phải là người gương mẫu, gắn bó với nhân dân”, từng đối tượng, từng khu dân cư cần có phương thức vận động khác nhau, phù hợp với trình độ dân trí, mức sống, đặc điểm vùng miền; với mỗi chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước cần có cách tuyên truyền giải thích sao cho dễ nghe, dễ hiểu, không khô cứng, giáo điều… những cán bộ, đảng viên của Tân Đồng đã khéo léo lựa chọn phương pháp vận động, tuyên truyền phù hợp nhất, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu nhất để giúp dân đả thông tư tưởng, tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Nhờ đó, toàn xã có 39,46 km đường bê tông, trong đó có 7,8 km đường giao thông liên huyện; 2,5 km đường trục xã và 9,38 km đường trục thôn; 17,48 km đường liên thôn, ngõ xóm... 8/8 thôn có nhà văn hóa cộng đồng; hệ thống thủy lợi, điện, đường, trường, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã; thư viện, chợ nông thôn; khu vui chơi thể thao đều được xây mới và nâng cấp đảm bảo cho sinh hoạt của người dân.
Đã 2 năm kể từ khi Tân Đồng được công nhận xã đạt chuẩn NTM, với sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng làm tốt công tác dân vận, Tân Đồng đã trở thành xã có nền kinh tế phát triển đa dạng, các hình thức sản xuất có sự gắn kết, các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp.
Ông Phí Văn Chí - Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: "Đảng bộ xã Tân Đồng có 170 đảng viên đang sinh hoạt tại 10 chi bộ. Những năm qua, nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, công tác dân vận đã có sự thay đổi rõ rệt về phương thức, nội dung hoạt động. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, tập hợp và đoàn kết nhân dân cùng tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.
1179 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến Tân Đồng, huyện Trấn Yên - một trong những xã cán đích NTM đầu tiên của tỉnh bây giờ là hình ảnh của những con đường bê tông liên thôn, bản sạch đẹp trải dài tít tắp; nhiều ngôi nhà mái bằng, cao tầng mọc lên; bà con phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất… Có được sự thay da đổi thịt ấy là nhờ có Phong trào thi đua "Dân vận khéo”. Từ đó, xuất hiện nhiều cá nhân, mô hình tiêu biểu, khơi dậy nội lực, sức dân, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.Anh Hà Văn Cường ở thôn Đồng Tháp đã chục năm nay gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm. Chỉ với vài sào đất trồng dâu ban đầu, nhận thấy hướng đi bền vững, anh luôn tìm tòi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm trong nghề, không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất. Đến nay, anh có hơn 1 ha dâu và nhà xưởng 200m2, cho thu nhập ổn định 150 - 200 triệu đồng/năm.
Anh Cường chia sẻ: "Là một trong những người đầu tiên ở xã biết đến nghề trồng dâu nuôi tằm, được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền xã, đặc biệt là cán bộ dân vận đến tận nhà tuyên truyền, vận động, tôi đã duy trì nghề cho đến bây giờ. Nghề trồng dâu nuôi tằm vất vả giống như nuôi con mọn và đòi hỏi người làm nghề phải chăm chỉ, tỉ mỉ, đam mê. Tôi tự hào khi đã giữ nghề và có thể vươn lên làm giàu từ nghề này”.
Được biết, Tân Đồng có 35% số hộ sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và mới đây đã thành lập tổ hợp tác dâu tằm tơ, góp phần giúp bà con sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững.
Bên cạnh làm tốt công tác dân vận trong phát triển kinh tế, Tân Đồng còn khéo làm dân vận trong chương trình xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Năm 2011, khi bắt tay vào khảo sát, đánh giá thực trạng, Tân Đồng mới chỉ đạt 2/19 tiêu chí và 17 tiêu chí còn lại đòi hỏi cần có sự tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức tuyên truyền với sự tham gia ủng hộ đóng góp của cả cộng đồng mới có thể hoàn thành được.
Xác định khó khăn chung, Đảng ủy, chính quyền xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tổ chức học tập, tuyên truyền đến cán bộ đảng viên, hội viên, đoàn viên và toàn thể quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng NTM. Thôn 7 - nơi có 100% bà con người Dao sinh sống, được biết đến như điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường.
Tiêu biểu như gia đình ông Đặng Văn Tham tự nguyện hiến 500 m2 đất để xây nhà cộng đồng thôn; ông Lý Văn Bẩy tự nguyện hiến 200 m2; ông Lục Văn Minh 360 m2 đất làm đường; ông Đặng Kim Sơn hiến 200m2 đất để làm đường…
Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung trong xây dựng NTM, thông qua các lớp học tập, lồng ghép trong các buổi họp thôn, bà con đã hiểu và nắm rõ, nhiệt tình tham gia các phong trào như: đóng góp công, hiến đất để mở rộng nền đường, xây dựng các công trình văn hóa: sân thể thao trung tâm xã, mở rộng, cải tạo nâng cấp các nhà văn hóa thôn.
Với phương châm "cán bộ dân vận phải là người gương mẫu, gắn bó với nhân dân”, từng đối tượng, từng khu dân cư cần có phương thức vận động khác nhau, phù hợp với trình độ dân trí, mức sống, đặc điểm vùng miền; với mỗi chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước cần có cách tuyên truyền giải thích sao cho dễ nghe, dễ hiểu, không khô cứng, giáo điều… những cán bộ, đảng viên của Tân Đồng đã khéo léo lựa chọn phương pháp vận động, tuyên truyền phù hợp nhất, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu nhất để giúp dân đả thông tư tưởng, tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Nhờ đó, toàn xã có 39,46 km đường bê tông, trong đó có 7,8 km đường giao thông liên huyện; 2,5 km đường trục xã và 9,38 km đường trục thôn; 17,48 km đường liên thôn, ngõ xóm... 8/8 thôn có nhà văn hóa cộng đồng; hệ thống thủy lợi, điện, đường, trường, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã; thư viện, chợ nông thôn; khu vui chơi thể thao đều được xây mới và nâng cấp đảm bảo cho sinh hoạt của người dân.
Đã 2 năm kể từ khi Tân Đồng được công nhận xã đạt chuẩn NTM, với sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng làm tốt công tác dân vận, Tân Đồng đã trở thành xã có nền kinh tế phát triển đa dạng, các hình thức sản xuất có sự gắn kết, các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp.
Ông Phí Văn Chí - Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: "Đảng bộ xã Tân Đồng có 170 đảng viên đang sinh hoạt tại 10 chi bộ. Những năm qua, nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, công tác dân vận đã có sự thay đổi rõ rệt về phương thức, nội dung hoạt động. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, tập hợp và đoàn kết nhân dân cùng tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.