CTTĐT - Năm 2017 huyện vùng cao Mù Cang Chải tiếp tục được chương trình giảm nghèo giai đoạn 2 hỗ trợ đầu tư hơn 34 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện các tiểu dự án sinh kế giảm nghèo trong nhân dân. Trong đó có hơn 20 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng 6 công trình đường giao thông thôn bản và thủy lợi và 14 tỷ đồng đầu tư cho các tiểu dự án sinh kế, nâng cao năng lực, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.
Công trình nước sạch bản Háng Tày, xã Chế Tạo
Đến nay, Ban quản lý Dự án giảm nghèo (QLDAGN) của huyện đã tiến hành khởi công xây dựng được 3 công trình đường giao thông và 3 công trình thủy lợi; mặc dù thời tiết năm nay mưa nhiều, địa hình xây dựng các công trình khó khăn, hiểm trở, xong các nhà thầu đã tổ chức thi công các công trình đảm bảo tiến độ tiến độ khá tốt, ước đạt từ 60 đến 70% khối lượng công việc. Chị Lương Anh Thùy - Cán bộ phụ trách xây dựng cơ bản - Ban QLDAGN MCC cho biết: Trong quá trình thi công cũng gặp phải một số vướng mắc như: thời tiết mưa nhiều gây khó khăn, để đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình Ban cán bộ phụ trách công trình cũng luôn sát sao đến công trình, để nắm bắt và đôn đốc nhà thầu thực hiện theo đúng tiến độ đề ra và đặt chất lượng công trình lên hàng đầu.
Công trình cải tạo đường vào bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn có giá trị đầu tư gần 3 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ giữa tháng 9/2017, đang được công ty TNHH Xây dựng số 9 Yên Bái tập trung nhân lực và các phương tiện xe, máy vào thi công tích cực. Công trình đường có chiều dài 2,2 km, thiết kế nền và mặt đường đổ bê tông rộng 3m, có hệ thống rãnh thoát nước kiên cố. Công trình thi công này trong điều kiện địa hình hiểm trở, độ dốc cao, thiếu nước…nhà thầu đã và đang gặp phải không ít khó khăn. Anh Vũ Tuấn Trường - Cán bộ Kỹ thuật thi công công trình - Công ty TNHH Xây dựng số 9 Yên Bái cho biết: Thi công tại các công trình này gặp rất nhiều khó khăn do địa hình khá phức tạp, đồi núi dốc khó đi lại, chúng tôi đã cố gắng huy động máy móc sửa đường để đưa máy móc vào để đáp ứng đủ nhu cầu thi công đảm bảo thời gian và tiến độ công trình, chúng tôi cũng phấn đấu hoàn thành công trình trước thời hạn.
Khắc phục khó khăn về mọi mặt và nhờ có những phương án tổ chức thi công tích cực, nên đến nay nhà thầu đã thực hiện đào đắp được trên 13.000 m3 đất cho phần nền đường, ước đã thực hiện được khoảng 55% khối lượng công việc. Hiện tại đơn vị thi công đang tập trung nhân lực vào thi công phần nền đường còn lại để triển khai đổ bê tông phần rãnh thoát nước và mặt đường với quyết tâm phấn đấu đến cuối năm 2017 sẽ xây dựng hoàn thành bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ. Công trình hoàn thành sẽ giúp cho hơn 300 hộ dân ở bản Hấu Đề và bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn đi lại thâm canh sản xuất, vận chuyển sản phẩm nông, lâm nghiệp thuận lợi.
Trong giai đoạn 2 này chương trình giảm nghèo đã đầu tư cho xã La Pán Tẩn hơn 4 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; nhờ vậy xã đã triển khai xây dựng được trên 2,5km đường bê tông thôn bản kiên cố, cùng với 9 cống thoát nước qua đường và triển khai thực hiện được hơn 20 tiểu dự án sinh kế. Ông Hảng Xáy Chông - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn nói: Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2 đã đầu tư cho xã La Pán Tẩn tuyến đường 2,2km từ trung tâm xã đi bản Tà Chí Lừ, hiện nay đang thi công, thời gian dự kiến hoàn thành vào khoảng cuối tháng 11/2017, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng giúp cho bà con nhân dân đi lại thuận tiện. Đối với dự án 2.1 năm nay đầu tư cho xã là trên 300m đường đi thôn bản đi vào các hộ gia đình và 9 cống thoát nước. Chương trình này rất có ý nghĩa đối với bà con vùng sâu, vùng xa này.
Công trình cầu treo bản Đề Sủa xã Lao Chải
Nhìn chung các công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn WB trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã và đang được khai thác sử dụng khá hiệu quả, phát huy tốt nguồn vốn đầu tư, qua đó góp phần thiết thực giúp ngân dân các thôn bản khó khăn của huyện phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra, trong thời gian qua chương trình còn triển khai thực hiện được hơn 200 tiểu dự án nhỏ thuộc hợp phần ngân sách phát triển xã giúp nhân dân sinh kế, với số vốn đầu tư trên 14 tỷ đồng. Trong đó có 150 tiểu dự án tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn lại là trồng trọt, thâm canh ngô, lúa và trồng gừng được 16ha. Mô hình nhóm hộ nuôi lợn rừng ở bản Hua Khắt xã Nậm Khắt là một trong những mô hình đang được chương trình giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện hỗ trợ đầu tư phát triển khá tốt, hứa hẹn đem lại hiệu quả thu nhập cao cho nhân dân. Với 10 hộ gia đình tham gia nhóm hộ đã đầu tư gần 180 triệu đồng vào xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn rừng; trong đó nguồn vốn WB hỗ trợ 126 triệu đồng còn lại là các thành viên đóng góp; các hộ đã xây dựng được khu chuồng trại hơn 200m2 và đến nay đã đưa được hơn 10 con lợn rừng giống về nuôi; đã có 2 con nái sinh sản được gần 20 con giống con, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ. Anh Thào A Phổng - Bản Hua Khắt xã Nậm Khắt chia sẻ: Mình mới nuôi nhưng nhìn chung tình hình tiến triển của đàn lợn rất tốt, trong quá trình nuôi cũng không có bệnh tật, mình cũng thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại để đàn lợn không mắc các dịch bệnh.
Tiểu dự án nuôi gà đen bản Dào Cu Nha xã Lao Chải
Trong thực hiện hợp phần nâng cao năng lực, Ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện còn mở được hàng chục lớp tập huấn, buổi truyền thông kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hàng trăm lượt hộ dân. Qua đầu tư giai đoạn 2 của chương trình giảm nghèo, cơ sở hạ tầng của nhiều thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Mù Cang Chải đã được cải thiện nâng lên; thiết thực giúp đỡ thêm người dân có nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gia đình. Kỹ năng, năng lực, phương thức thâm canh sản xuất của bà con cũng không ngừng được nâng lên, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, nước sạch… đã và đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng cao. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản vùng cao, khó khăn của huyện năm sau giảm hơn năm trước; mỗi năm giảm từ 5 đến 7% hộ nghèo. Đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: Hơn 6 năm thực hiện chương trình dự án giảm nghèo giai đoạn 2 có thể nói: Thứ nhất là về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đạt được một số kết quả hết sức quan trọng như: Thủy lợi, giao thông và các công trình phúc lợi khác cho nhân dân hưởng lợi. Đã góp phần cùng chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, 30a, tạo nên cơ sở hạ tầng nông thôn và đang đóng một vat trò hết sức quan trọng và ghi dấu ấn khá rõ nét về cơ sở hạ tầng của chương trình giảm nghèo. Thứ hai là chương trình sinh kế cho nhân dân ở vùng cao cũng mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là chương trình chăn nuôi rồi các nguồn tài trợ của chương trình phục vụ nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất. Qua 6 năm thực hiện chúng tôi thấy đời sống của người dân và tỷ lệ giảm nghèo được cải thiện rõ rệt.
Phát huy những kết quả đạt được giai đoạn hai của chương trình giảm nghèo, trong thời gian tới huyện Mù Cang Chải sẽ rà soát đánh giá kỹ những kết quả đạt được, rút kinh nghiệm, tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, giúp cho người nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo; đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao khó khăn này./.
1327 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2017 huyện vùng cao Mù Cang Chải tiếp tục được chương trình giảm nghèo giai đoạn 2 hỗ trợ đầu tư hơn 34 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện các tiểu dự án sinh kế giảm nghèo trong nhân dân. Trong đó có hơn 20 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng 6 công trình đường giao thông thôn bản và thủy lợi và 14 tỷ đồng đầu tư cho các tiểu dự án sinh kế, nâng cao năng lực, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.Đến nay, Ban quản lý Dự án giảm nghèo (QLDAGN) của huyện đã tiến hành khởi công xây dựng được 3 công trình đường giao thông và 3 công trình thủy lợi; mặc dù thời tiết năm nay mưa nhiều, địa hình xây dựng các công trình khó khăn, hiểm trở, xong các nhà thầu đã tổ chức thi công các công trình đảm bảo tiến độ tiến độ khá tốt, ước đạt từ 60 đến 70% khối lượng công việc. Chị Lương Anh Thùy - Cán bộ phụ trách xây dựng cơ bản - Ban QLDAGN MCC cho biết: Trong quá trình thi công cũng gặp phải một số vướng mắc như: thời tiết mưa nhiều gây khó khăn, để đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình Ban cán bộ phụ trách công trình cũng luôn sát sao đến công trình, để nắm bắt và đôn đốc nhà thầu thực hiện theo đúng tiến độ đề ra và đặt chất lượng công trình lên hàng đầu.
Công trình cải tạo đường vào bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn có giá trị đầu tư gần 3 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ giữa tháng 9/2017, đang được công ty TNHH Xây dựng số 9 Yên Bái tập trung nhân lực và các phương tiện xe, máy vào thi công tích cực. Công trình đường có chiều dài 2,2 km, thiết kế nền và mặt đường đổ bê tông rộng 3m, có hệ thống rãnh thoát nước kiên cố. Công trình thi công này trong điều kiện địa hình hiểm trở, độ dốc cao, thiếu nước…nhà thầu đã và đang gặp phải không ít khó khăn. Anh Vũ Tuấn Trường - Cán bộ Kỹ thuật thi công công trình - Công ty TNHH Xây dựng số 9 Yên Bái cho biết: Thi công tại các công trình này gặp rất nhiều khó khăn do địa hình khá phức tạp, đồi núi dốc khó đi lại, chúng tôi đã cố gắng huy động máy móc sửa đường để đưa máy móc vào để đáp ứng đủ nhu cầu thi công đảm bảo thời gian và tiến độ công trình, chúng tôi cũng phấn đấu hoàn thành công trình trước thời hạn.
Khắc phục khó khăn về mọi mặt và nhờ có những phương án tổ chức thi công tích cực, nên đến nay nhà thầu đã thực hiện đào đắp được trên 13.000 m3 đất cho phần nền đường, ước đã thực hiện được khoảng 55% khối lượng công việc. Hiện tại đơn vị thi công đang tập trung nhân lực vào thi công phần nền đường còn lại để triển khai đổ bê tông phần rãnh thoát nước và mặt đường với quyết tâm phấn đấu đến cuối năm 2017 sẽ xây dựng hoàn thành bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ. Công trình hoàn thành sẽ giúp cho hơn 300 hộ dân ở bản Hấu Đề và bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn đi lại thâm canh sản xuất, vận chuyển sản phẩm nông, lâm nghiệp thuận lợi.
Trong giai đoạn 2 này chương trình giảm nghèo đã đầu tư cho xã La Pán Tẩn hơn 4 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; nhờ vậy xã đã triển khai xây dựng được trên 2,5km đường bê tông thôn bản kiên cố, cùng với 9 cống thoát nước qua đường và triển khai thực hiện được hơn 20 tiểu dự án sinh kế. Ông Hảng Xáy Chông - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn nói: Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2 đã đầu tư cho xã La Pán Tẩn tuyến đường 2,2km từ trung tâm xã đi bản Tà Chí Lừ, hiện nay đang thi công, thời gian dự kiến hoàn thành vào khoảng cuối tháng 11/2017, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng giúp cho bà con nhân dân đi lại thuận tiện. Đối với dự án 2.1 năm nay đầu tư cho xã là trên 300m đường đi thôn bản đi vào các hộ gia đình và 9 cống thoát nước. Chương trình này rất có ý nghĩa đối với bà con vùng sâu, vùng xa này.
Công trình cầu treo bản Đề Sủa xã Lao Chải
Nhìn chung các công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn WB trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã và đang được khai thác sử dụng khá hiệu quả, phát huy tốt nguồn vốn đầu tư, qua đó góp phần thiết thực giúp ngân dân các thôn bản khó khăn của huyện phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra, trong thời gian qua chương trình còn triển khai thực hiện được hơn 200 tiểu dự án nhỏ thuộc hợp phần ngân sách phát triển xã giúp nhân dân sinh kế, với số vốn đầu tư trên 14 tỷ đồng. Trong đó có 150 tiểu dự án tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn lại là trồng trọt, thâm canh ngô, lúa và trồng gừng được 16ha. Mô hình nhóm hộ nuôi lợn rừng ở bản Hua Khắt xã Nậm Khắt là một trong những mô hình đang được chương trình giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện hỗ trợ đầu tư phát triển khá tốt, hứa hẹn đem lại hiệu quả thu nhập cao cho nhân dân. Với 10 hộ gia đình tham gia nhóm hộ đã đầu tư gần 180 triệu đồng vào xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn rừng; trong đó nguồn vốn WB hỗ trợ 126 triệu đồng còn lại là các thành viên đóng góp; các hộ đã xây dựng được khu chuồng trại hơn 200m2 và đến nay đã đưa được hơn 10 con lợn rừng giống về nuôi; đã có 2 con nái sinh sản được gần 20 con giống con, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ. Anh Thào A Phổng - Bản Hua Khắt xã Nậm Khắt chia sẻ: Mình mới nuôi nhưng nhìn chung tình hình tiến triển của đàn lợn rất tốt, trong quá trình nuôi cũng không có bệnh tật, mình cũng thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại để đàn lợn không mắc các dịch bệnh.
Tiểu dự án nuôi gà đen bản Dào Cu Nha xã Lao Chải
Trong thực hiện hợp phần nâng cao năng lực, Ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện còn mở được hàng chục lớp tập huấn, buổi truyền thông kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hàng trăm lượt hộ dân. Qua đầu tư giai đoạn 2 của chương trình giảm nghèo, cơ sở hạ tầng của nhiều thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Mù Cang Chải đã được cải thiện nâng lên; thiết thực giúp đỡ thêm người dân có nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gia đình. Kỹ năng, năng lực, phương thức thâm canh sản xuất của bà con cũng không ngừng được nâng lên, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, nước sạch… đã và đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng cao. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản vùng cao, khó khăn của huyện năm sau giảm hơn năm trước; mỗi năm giảm từ 5 đến 7% hộ nghèo. Đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết thêm: Hơn 6 năm thực hiện chương trình dự án giảm nghèo giai đoạn 2 có thể nói: Thứ nhất là về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đạt được một số kết quả hết sức quan trọng như: Thủy lợi, giao thông và các công trình phúc lợi khác cho nhân dân hưởng lợi. Đã góp phần cùng chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, 30a, tạo nên cơ sở hạ tầng nông thôn và đang đóng một vat trò hết sức quan trọng và ghi dấu ấn khá rõ nét về cơ sở hạ tầng của chương trình giảm nghèo. Thứ hai là chương trình sinh kế cho nhân dân ở vùng cao cũng mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là chương trình chăn nuôi rồi các nguồn tài trợ của chương trình phục vụ nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất. Qua 6 năm thực hiện chúng tôi thấy đời sống của người dân và tỷ lệ giảm nghèo được cải thiện rõ rệt.
Phát huy những kết quả đạt được giai đoạn hai của chương trình giảm nghèo, trong thời gian tới huyện Mù Cang Chải sẽ rà soát đánh giá kỹ những kết quả đạt được, rút kinh nghiệm, tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, giúp cho người nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo; đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao khó khăn này./.