CTTĐT - Sáng ngày 16/10, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Triển khai Chương trình hội nhập quốc tế gắn với việc bảo đảm quyền các dân tộc thiểu số cho cán bộ liên quan đến công tác dân tộc của tỉnh. Đồng chí Hoàng Xuân Lương - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên dự và chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Hoàng Xuân Lương - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu khai mạc Hội nghị
Dự Hội nghị còn có đại biểu Ủy ban dân tộc, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Quốc gia, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và đại diện lãnh đạo UBND, phòng dân tộc các huyện trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hoàng Xuân Lương - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: Trong những năm qua, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt tới nhiều chính sách đặc thù, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do nguồn lực nhà nước có hạn nên hiện nay vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thách thức. Hội nhập quốc tế về công tác dân tộc sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn trong việc định hướng và có giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội nghị triển khai Chương trình hội nhập quốc tế được tổ chức nhằm cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế; một số nội dung cơ bản về nhân quyền và giải pháp đảm bảo quyền các dân tộc thiểu số trong thời gian tới và cung cấp sâu hơn về Kết luận 98-KL/TW ngày 28/6/2014 của Ban Bí thư về công tác phi chính phủ nước ngoài cùng với kinh nghiệm công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, vùng cao, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Dân số trên 77 vạn người với trên 30 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 53,7%. Trong những năm qua, công tác dân tộc được tỉnh đặc biệt quan tâm và được xác định là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp, các ngành. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên đặc thù, tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, tỉnh Yên Bái nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ công tác dân tộc cần huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực để hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… trong đó việc hội nhập quốc tế luôn được tỉnh quan tâm, xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh, tranh thủ nhiều nguồn lực để hỗ trợ, giúp tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo đảm yêu cầu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên khẳng định hội nghị thể hiện sự quan tâm kịp thời của Ủy ban Dân tộc đối với Yên Bái cũng như nhiệm vụ công tác dân tộc của tỉnh; các nội dung được cung cấp tại hội nghị rất ý nghĩa và thiết thực. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cấp, các ngành phải luôn quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ công tác dân tộc đã được giao cụ thể tại Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế; đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh tới cơ sở thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác dân tộc trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn tới. Qua những nội dung được tiếp thu tại hội nghị, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc phải trở thành lực lượng chủ lực trong tuyên truyền triển khai hội nhập quốc tế đối với công tác dân tộc tại các cấp, các ngành. Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương, cần làm tốt công tác phối kết hợp, lồng ghép các nhiệm vụ, các Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, đề án có liên quan đến công tác dân tộc, đặc biệt quan tâm đến công tác dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, địa phương./.
889 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 16/10, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Triển khai Chương trình hội nhập quốc tế gắn với việc bảo đảm quyền các dân tộc thiểu số cho cán bộ liên quan đến công tác dân tộc của tỉnh. Đồng chí Hoàng Xuân Lương - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên dự và chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị còn có đại biểu Ủy ban dân tộc, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Quốc gia, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và đại diện lãnh đạo UBND, phòng dân tộc các huyện trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hoàng Xuân Lương - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: Trong những năm qua, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt tới nhiều chính sách đặc thù, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do nguồn lực nhà nước có hạn nên hiện nay vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thách thức. Hội nhập quốc tế về công tác dân tộc sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn trong việc định hướng và có giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội nghị triển khai Chương trình hội nhập quốc tế được tổ chức nhằm cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế; một số nội dung cơ bản về nhân quyền và giải pháp đảm bảo quyền các dân tộc thiểu số trong thời gian tới và cung cấp sâu hơn về Kết luận 98-KL/TW ngày 28/6/2014 của Ban Bí thư về công tác phi chính phủ nước ngoài cùng với kinh nghiệm công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, vùng cao, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Dân số trên 77 vạn người với trên 30 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 53,7%. Trong những năm qua, công tác dân tộc được tỉnh đặc biệt quan tâm và được xác định là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp, các ngành. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên đặc thù, tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, tỉnh Yên Bái nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ công tác dân tộc cần huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực để hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… trong đó việc hội nhập quốc tế luôn được tỉnh quan tâm, xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh, tranh thủ nhiều nguồn lực để hỗ trợ, giúp tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo đảm yêu cầu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên khẳng định hội nghị thể hiện sự quan tâm kịp thời của Ủy ban Dân tộc đối với Yên Bái cũng như nhiệm vụ công tác dân tộc của tỉnh; các nội dung được cung cấp tại hội nghị rất ý nghĩa và thiết thực. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cấp, các ngành phải luôn quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ công tác dân tộc đã được giao cụ thể tại Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế; đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh tới cơ sở thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác dân tộc trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn tới. Qua những nội dung được tiếp thu tại hội nghị, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc phải trở thành lực lượng chủ lực trong tuyên truyền triển khai hội nhập quốc tế đối với công tác dân tộc tại các cấp, các ngành. Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương, cần làm tốt công tác phối kết hợp, lồng ghép các nhiệm vụ, các Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, đề án có liên quan đến công tác dân tộc, đặc biệt quan tâm đến công tác dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, địa phương./.