CTTĐT - Sáng ngày 17/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị thẩm định “Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020” và “Chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong sản xuất công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020” dưới sự chủ trì của đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban ngành; các huyện thị xã, thành phố.
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị
Theo báo cáo tại
Hội nghị, Đề án phát triển GTNT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 đã kết thúc,
hoàn thành mục tiêu bê tông hóa, cứng hóa mặt đường GTNT, đạt 138,7% đối với
kiên cố mặt đường và 144,1% đối với đường đất so với kế hoạch giao. Đề án đã
nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, đẩy mạnh phát
triển hệ thống đường GTNT tạo điều kiện thuận lợi về đi lại cho nhân dân, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích
cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính
phủ.
Theo dự thảo Đề án
phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu
đến hết năm 2020 sẽ thực hiện kiên cố hóa ít nhất 700 km mặt đường GTNT (trong
đó 300km đường loại B=3,0m và 400km đường loại Bm= 1,5m) và mở mới, mở rộng ít
nhất 600km đường thôn bản. Về suất đầu tư, đối với loại mặt đường Bm=3,0 tại
các xã phường, thị trấn có suất đầu tư khoảng 0,66 tỷ đồng/1km và suất đầu tư khoảng
0,78 tỷ đồng/km tại các xã thị trấn của huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu;
đối với loại mặt đường Bm=1,5m tại các xã, phường thị trấn có suất đầu tư
khoảng 0,21 tỷ đồng/km và suất đầu tư 0,25 tỷ đồng/1km tại các xã, thị trấn của
huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Tổng nhu cầu nguồn vốn cần để thực hiện Đề án
là 398 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 224,4 tỷ đồng, vốn
huy động đóng góp của nhân dân 173,60 tỷ đồng.
Tại hội nghị lãnh
đạo các sở, ngành và các huyện thị xã, thành phố đã tập trung thảo luận, tham
gia cho ý kiến đóng góp vào nội dung đề án trong đó tập trung vào một số vấn đề
như: về cơ chế hỗ trợ đề nghị tỉnh cần tăng mức hỗ trợ suất đầu tư đặc biệt tại
các địa phương có mật độ dân cư thưa thớt nên huy động sự đóng góp của nhân dân
sẽ không được nhiều; việc chỉ đạo thanh quyết toán Đề án giai đoạn 2016 - 2020
phải thống nhất và quyết liệt; với các xã vùng cao, đề nghị tỉnh hỗ trợ cát
sỏi; tăng mở mới loại đường B=3,0m và giảm đường loại B=1,5m vì hiệu quả cơ
giới hóa không cao; áp dụng cơ chế hỗ trợ với các xã, thôn bản vùng 2 như với 2
huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải…
Về chính sách đặc
thù khuyến khích đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, nội dung cơ bản của Dự thảo bổ
sung một số chính sách ưu đãi vào hỗ trợ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch
vụ và nông nghiệp, nông thôn để thu hút các dự đầu tư vào các khu công nghiệp
tỉnh hỗ trợ san tạo, giải phóng mặt bằng. Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc
gia cầm; hỗ trợ cơ sở chăn nuôi gia súc, hỗ trợ trồng cây dược liệu, trồng rau
an toàn. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa
phương, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và thủ tục hành chính tạo điều
kiện thuận lợi cho daonh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận
hội nghị, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các
địa phương cần triển khai thực hiện tốt quy
trình, quy định việc phân quản lý đầu tư và các thủ tục đầu tư theo đúng
quy định của pháp luật; về đề án phát triển giao thông nông thôn cần xem xét,
tính toán về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế hỗ trợ đối với các thôn, bản
vùng đặc biệt khóa khăn thuộc các xã vùng 2; tăng cường công tác tuyên truyền,
huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân, với phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm để triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả cao. Về chính sách sách đặc
thù khuyến khích đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, đồng chí nhấn mạnh đây là chính
sách quan trọng về thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn góp
phần đẩy mạnh công tá xóa đói, giảm nghèo, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII đề ra. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu,
chỉnh sửa lại cho phù hợp đối với từng nội dung, hạng mục được hỗ trợ. Đồng chí
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng tiếp thu những ý kiến tham gia của các
sở, ban, ngành và các huyện, thị, thành phố, đồng thời đề nghị ban soạn thảo
tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa gấp rút thẩm định, hoàn thiện đề án và các chính
sách hỗ trợ của tỉnh kết thúc trước ngày 22/10, để trình các cấp có thẩm quyền
và Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong kỳ họp tới và để triển khai thực hiện
các đề án đạt hiệu quả cao./.
826 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 17/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị thẩm định “Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020” và “Chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong sản xuất công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020” dưới sự chủ trì của đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban ngành; các huyện thị xã, thành phố.
Theo báo cáo tại
Hội nghị, Đề án phát triển GTNT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 đã kết thúc,
hoàn thành mục tiêu bê tông hóa, cứng hóa mặt đường GTNT, đạt 138,7% đối với
kiên cố mặt đường và 144,1% đối với đường đất so với kế hoạch giao. Đề án đã
nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, đẩy mạnh phát
triển hệ thống đường GTNT tạo điều kiện thuận lợi về đi lại cho nhân dân, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích
cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính
phủ.
Theo dự thảo Đề án
phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu
đến hết năm 2020 sẽ thực hiện kiên cố hóa ít nhất 700 km mặt đường GTNT (trong
đó 300km đường loại B=3,0m và 400km đường loại Bm= 1,5m) và mở mới, mở rộng ít
nhất 600km đường thôn bản. Về suất đầu tư, đối với loại mặt đường Bm=3,0 tại
các xã phường, thị trấn có suất đầu tư khoảng 0,66 tỷ đồng/1km và suất đầu tư khoảng
0,78 tỷ đồng/km tại các xã thị trấn của huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu;
đối với loại mặt đường Bm=1,5m tại các xã, phường thị trấn có suất đầu tư
khoảng 0,21 tỷ đồng/km và suất đầu tư 0,25 tỷ đồng/1km tại các xã, thị trấn của
huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Tổng nhu cầu nguồn vốn cần để thực hiện Đề án
là 398 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 224,4 tỷ đồng, vốn
huy động đóng góp của nhân dân 173,60 tỷ đồng.
Tại hội nghị lãnh
đạo các sở, ngành và các huyện thị xã, thành phố đã tập trung thảo luận, tham
gia cho ý kiến đóng góp vào nội dung đề án trong đó tập trung vào một số vấn đề
như: về cơ chế hỗ trợ đề nghị tỉnh cần tăng mức hỗ trợ suất đầu tư đặc biệt tại
các địa phương có mật độ dân cư thưa thớt nên huy động sự đóng góp của nhân dân
sẽ không được nhiều; việc chỉ đạo thanh quyết toán Đề án giai đoạn 2016 - 2020
phải thống nhất và quyết liệt; với các xã vùng cao, đề nghị tỉnh hỗ trợ cát
sỏi; tăng mở mới loại đường B=3,0m và giảm đường loại B=1,5m vì hiệu quả cơ
giới hóa không cao; áp dụng cơ chế hỗ trợ với các xã, thôn bản vùng 2 như với 2
huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải…
Về chính sách đặc
thù khuyến khích đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, nội dung cơ bản của Dự thảo bổ
sung một số chính sách ưu đãi vào hỗ trợ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch
vụ và nông nghiệp, nông thôn để thu hút các dự đầu tư vào các khu công nghiệp
tỉnh hỗ trợ san tạo, giải phóng mặt bằng. Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc
gia cầm; hỗ trợ cơ sở chăn nuôi gia súc, hỗ trợ trồng cây dược liệu, trồng rau
an toàn. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa
phương, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và thủ tục hành chính tạo điều
kiện thuận lợi cho daonh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận
hội nghị, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các
địa phương cần triển khai thực hiện tốt quy
trình, quy định việc phân quản lý đầu tư và các thủ tục đầu tư theo đúng
quy định của pháp luật; về đề án phát triển giao thông nông thôn cần xem xét,
tính toán về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế hỗ trợ đối với các thôn, bản
vùng đặc biệt khóa khăn thuộc các xã vùng 2; tăng cường công tác tuyên truyền,
huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân, với phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm để triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả cao. Về chính sách sách đặc
thù khuyến khích đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, đồng chí nhấn mạnh đây là chính
sách quan trọng về thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn góp
phần đẩy mạnh công tá xóa đói, giảm nghèo, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII đề ra. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu,
chỉnh sửa lại cho phù hợp đối với từng nội dung, hạng mục được hỗ trợ. Đồng chí
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng tiếp thu những ý kiến tham gia của các
sở, ban, ngành và các huyện, thị, thành phố, đồng thời đề nghị ban soạn thảo
tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa gấp rút thẩm định, hoàn thiện đề án và các chính
sách hỗ trợ của tỉnh kết thúc trước ngày 22/10, để trình các cấp có thẩm quyền
và Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong kỳ họp tới và để triển khai thực hiện
các đề án đạt hiệu quả cao./.