Là xã có nhiều trâu, bò nhất huyện, nên bước vào mùa đông, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu luôn chủ động kế hoạch để phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc.
Nông dân huyện Trạm Tấu di chuyển trâu từ bãi chăn thả về nuôi tại chuồng trong mùa đông.
Ông Sùng Vảng Thào ở bản Háng Chi Mua là người có kinh nghiệm nuôi trâu, bò hàng chục năm nay nhưng mỗi khi bước vào mùa đông, ông không bao giờ chủ quan, lơ là về đàn gia súc của mình.
Ông Thào chia sẻ: "Hiện, gia đình có 12 con trâu, bò. Đây là tài sản của gia đình, nên khi mùa đông về, nhất là thời điểm nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, mình phải di chuyển đàn trâu, bò từ bãi thả chăn nuôi về nuôi nhốt tại nhà. Đồng thời, chủ động nguồn thức ăn như rơm, cỏ, vệ sinh chuồng trại, cho trâu bò uống nước ấm pha muối loãng nên đàn trâu bò không chỉ khỏe mạnh mà còn sinh sản tốt”.
Còn đối với ông Mùa A Di ở bản Mông Đơ, mỗi khi giá rét ùa về trong mùa đông thì 10 con trâu, bò của gia đình được chăn nuôi tại nhà. "Để bảo vệ đàn trâu, bò tránh chết đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông, gia đình mình đã chủ động tiêm phòng, mua bạt quây xung quanh chuồng, dự trữ nguồn thức ăn khô và tuyệt đối không thả rông nên đàn gia súc luôn được bảo đảm” - ông Di cho biết.
Bản Mù có 2.410 con trâu, bò, trong đó đàn trâu 1.225 con, bò 1.160 con. Đây là đàn gia súc không chỉ đảm bảo sức cày kéo trong sản xuất nông nghiệp mà đây còn là tài sản chính của đồng bào nên người dân luôn chủ động bảo vệ đàn gia súc, nhất là vào mùa đông.
Đồng chí Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Để chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc vào mùa đông, căn cứ vào chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo của UBND huyện, xã Bản Mù xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến các thôn, bản, nhất là các hộ nuôi trâu, bò. Nhắc nhở người dân gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô xanh. Chủ động làm cây rơm, tận dụng thân, lá ngô vụ đông, trồng cỏ và trồng cây ngô non để có đủ thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Cùng với đó, xã chủ động theo dõi, phát hiện sớm các bệnh như: viêm khớp, cước chân, đường tiêu hóa, tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để có biện pháp điều trị kịp thời”.
Là xã vùng cao nên những ngày rét đậm, rét hại thường có hiện tượng mưa tuyết, băng giá, xã Bản Mù đã chủ động tuyên truyền đến 100% hộ chăn nuôi sử dụng bạt dứa, phên cỏ tranh, vật liệu khác có sẵn để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc; không để đọng nước, gạt băng giá phủ trên mái chuồng nuôi và thu gom băng giá xung quanh chuồng nuôi ra xa khu vực chăn nuôi để chống rét.
Đặc biệt, vận động nhân dân dự trữ rơm khô từ đầu năm, những hộ không dự trữ rơm khô thì trồng ngô thương phẩm bằng giống đã thu hoạch để lấy thân, lá làm thức ăn hoặc tận dụng thân, lá ngô trong vụ hè thu để dự trữ làm thức ăn thô cho gia súc.
Phân công cán bộ thường xuyên đến các thôn, bản nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc theo đúng định kỳ; chủ động cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết; qua đó, góp phần bảo vệ đàn gia súc chính trên địa bàn trước tác động của dịch bệnh và đói, rét khi mùa đông về.
1298 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là xã có nhiều trâu, bò nhất huyện, nên bước vào mùa đông, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu luôn chủ động kế hoạch để phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc. Ông Sùng Vảng Thào ở bản Háng Chi Mua là người có kinh nghiệm nuôi trâu, bò hàng chục năm nay nhưng mỗi khi bước vào mùa đông, ông không bao giờ chủ quan, lơ là về đàn gia súc của mình.
Ông Thào chia sẻ: "Hiện, gia đình có 12 con trâu, bò. Đây là tài sản của gia đình, nên khi mùa đông về, nhất là thời điểm nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, mình phải di chuyển đàn trâu, bò từ bãi thả chăn nuôi về nuôi nhốt tại nhà. Đồng thời, chủ động nguồn thức ăn như rơm, cỏ, vệ sinh chuồng trại, cho trâu bò uống nước ấm pha muối loãng nên đàn trâu bò không chỉ khỏe mạnh mà còn sinh sản tốt”.
Còn đối với ông Mùa A Di ở bản Mông Đơ, mỗi khi giá rét ùa về trong mùa đông thì 10 con trâu, bò của gia đình được chăn nuôi tại nhà. "Để bảo vệ đàn trâu, bò tránh chết đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông, gia đình mình đã chủ động tiêm phòng, mua bạt quây xung quanh chuồng, dự trữ nguồn thức ăn khô và tuyệt đối không thả rông nên đàn gia súc luôn được bảo đảm” - ông Di cho biết.
Bản Mù có 2.410 con trâu, bò, trong đó đàn trâu 1.225 con, bò 1.160 con. Đây là đàn gia súc không chỉ đảm bảo sức cày kéo trong sản xuất nông nghiệp mà đây còn là tài sản chính của đồng bào nên người dân luôn chủ động bảo vệ đàn gia súc, nhất là vào mùa đông.
Đồng chí Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Để chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc vào mùa đông, căn cứ vào chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo của UBND huyện, xã Bản Mù xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến các thôn, bản, nhất là các hộ nuôi trâu, bò. Nhắc nhở người dân gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô xanh. Chủ động làm cây rơm, tận dụng thân, lá ngô vụ đông, trồng cỏ và trồng cây ngô non để có đủ thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Cùng với đó, xã chủ động theo dõi, phát hiện sớm các bệnh như: viêm khớp, cước chân, đường tiêu hóa, tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để có biện pháp điều trị kịp thời”.
Là xã vùng cao nên những ngày rét đậm, rét hại thường có hiện tượng mưa tuyết, băng giá, xã Bản Mù đã chủ động tuyên truyền đến 100% hộ chăn nuôi sử dụng bạt dứa, phên cỏ tranh, vật liệu khác có sẵn để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc; không để đọng nước, gạt băng giá phủ trên mái chuồng nuôi và thu gom băng giá xung quanh chuồng nuôi ra xa khu vực chăn nuôi để chống rét.
Đặc biệt, vận động nhân dân dự trữ rơm khô từ đầu năm, những hộ không dự trữ rơm khô thì trồng ngô thương phẩm bằng giống đã thu hoạch để lấy thân, lá làm thức ăn hoặc tận dụng thân, lá ngô trong vụ hè thu để dự trữ làm thức ăn thô cho gia súc.
Phân công cán bộ thường xuyên đến các thôn, bản nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc theo đúng định kỳ; chủ động cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết; qua đó, góp phần bảo vệ đàn gia súc chính trên địa bàn trước tác động của dịch bệnh và đói, rét khi mùa đông về.