Hiện Khánh Hòa có 179 ha cam, trong đó 90 ha đã cho thu hoạch. Dự kiến năm 2017, toàn xã đạt sản lượng 500 tấn, thu về khoảng 5 tỷ đồng.
Những cây cam sành trên 20 năm tuổi, trĩu cành của gia đình anh Nguyễn Thanh Sơn, thôn 5, xã Khánh Hoà.
Từ năm 2015, anh Nguyễn Thanh Sơn, thôn 5, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên tham gia Hợp tác xã HTX Cam sành Lục Yên. Quá trình trồng và chăm bón, anh Sơn luôn tuân thủ quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Có diện tích hơn 2ha đất trồng cam sành, gia đình anh Nguyễn Đức Hùng, thôn Tặng Phầy cũng là một thành viên của HTX Cam sành Lục Yên. Tham gia HTX, anh Hùng được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nên 2 năm gần đây, năng suất cam của gia đình anh cao hơn so với những năm trước và đầu ra khá ổn định.
Cam sành Lục Yên vốn là đặc sản nổi tiếng của địa phương từ hàng chục năm qua. Cam đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn mang lại thu nhập cao của người nông dân. Với lợi thế của vùng cam truyền thống, những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích tập trung, chính quyền và người trồng cam Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình sản xuất rau quả an toàn VietGAP. Hiện Khánh Hòa đã có 179 ha cam, trong đó 90 ha đã cho thu hoạch. Dự kiến năm 2017, toàn xã đạt sản lượng 500 tấn, thu về khoảng 5 tỷ đồng.
Người trồng cam sành Khánh Hoà trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, thu hái, bảo quản để sản phẩm cam sành đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Với sự nỗ lực không ngừng của chính quyền xã và người dân xã Khánh Hoà, chất lượng quả cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được giữ vững, để tiếng tăm của cam sành Lục Yên tiếp tục được lan rộng ra thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân cũng như góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
1442 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện Khánh Hòa có 179 ha cam, trong đó 90 ha đã cho thu hoạch. Dự kiến năm 2017, toàn xã đạt sản lượng 500 tấn, thu về khoảng 5 tỷ đồng.Từ năm 2015, anh Nguyễn Thanh Sơn, thôn 5, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên tham gia Hợp tác xã HTX Cam sành Lục Yên. Quá trình trồng và chăm bón, anh Sơn luôn tuân thủ quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Có diện tích hơn 2ha đất trồng cam sành, gia đình anh Nguyễn Đức Hùng, thôn Tặng Phầy cũng là một thành viên của HTX Cam sành Lục Yên. Tham gia HTX, anh Hùng được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nên 2 năm gần đây, năng suất cam của gia đình anh cao hơn so với những năm trước và đầu ra khá ổn định.
Cam sành Lục Yên vốn là đặc sản nổi tiếng của địa phương từ hàng chục năm qua. Cam đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn mang lại thu nhập cao của người nông dân. Với lợi thế của vùng cam truyền thống, những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích tập trung, chính quyền và người trồng cam Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình sản xuất rau quả an toàn VietGAP. Hiện Khánh Hòa đã có 179 ha cam, trong đó 90 ha đã cho thu hoạch. Dự kiến năm 2017, toàn xã đạt sản lượng 500 tấn, thu về khoảng 5 tỷ đồng.
Người trồng cam sành Khánh Hoà trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, thu hái, bảo quản để sản phẩm cam sành đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Với sự nỗ lực không ngừng của chính quyền xã và người dân xã Khánh Hoà, chất lượng quả cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được giữ vững, để tiếng tăm của cam sành Lục Yên tiếp tục được lan rộng ra thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân cũng như góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.