Góp ý vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, ông Hà Văn Lợi - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh có ý kiến như sau:
Về nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục,
đào tạo, theo tôi, phải tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực sự
thông qua các chính sách để thực hiện việc coi “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu”.
Một trong các giải pháp quan trọng có tính
quyết định là, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục từ các cơ
quan quản lý vĩ mô đến các cơ quan quản lý giáo dục địa phương và cơ sở giáo
dục. Trước hết, cần tổ chức lại công tác đào tạo nhà giáo cho sát với nhu cầu
sử dụng, không để “thả nổi quy mô” đào tạo giáo viên. Cần kiểm soát chặt chẽ
nhu cầu bố trí giáo viên (căn cứ để giao chỉ tiêu biên chế) trước khi áp dụng
các chế độ ưu đãi về lương và các khoản phụ cấp cho giáo viên. Nhu cầu giáo
viên phải được tính toán cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo tốc độ tăng dân
số và trẻ em trong độ tuổi đi học.
Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa trình độ đào
tạo là cần thiết nhưng phải hết sức tránh tình trạng giáo viên chạy đua nhau
theo bằng cấp bằng mọi cách nhưng không chịu “thực học”, coi nhẹ chất lượng
thực tế có được, dẫn đến “bằng cấp thật, chất lượng giả”, nên khó “thực
nghiệp”. Chuẩn hóa trình độ đào tạo phải đi đôi với việc áp dụng cơ chế đánh
giá chất lượng, hiệu quả hành nghề của mỗi giáo viên. Đề nghị sớm áp dụng chính
sách tiền lương đối với nhà giáo theo đúng tinh thần coi “giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu”, trước hết là đối với bộ phận các nhà giáo đã chuẩn hóa
trình độ đào tạo, có đức, có tài, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Minh Hằng (thực hiện)
726 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Góp ý vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, ông Hà Văn Lợi - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh có ý kiến như sau:
Về nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục,
đào tạo, theo tôi, phải tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực sự
thông qua các chính sách để thực hiện việc coi “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu”.
Một trong các giải pháp quan trọng có tính
quyết định là, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục từ các cơ
quan quản lý vĩ mô đến các cơ quan quản lý giáo dục địa phương và cơ sở giáo
dục. Trước hết, cần tổ chức lại công tác đào tạo nhà giáo cho sát với nhu cầu
sử dụng, không để “thả nổi quy mô” đào tạo giáo viên. Cần kiểm soát chặt chẽ
nhu cầu bố trí giáo viên (căn cứ để giao chỉ tiêu biên chế) trước khi áp dụng
các chế độ ưu đãi về lương và các khoản phụ cấp cho giáo viên. Nhu cầu giáo
viên phải được tính toán cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo tốc độ tăng dân
số và trẻ em trong độ tuổi đi học.
Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa trình độ đào
tạo là cần thiết nhưng phải hết sức tránh tình trạng giáo viên chạy đua nhau
theo bằng cấp bằng mọi cách nhưng không chịu “thực học”, coi nhẹ chất lượng
thực tế có được, dẫn đến “bằng cấp thật, chất lượng giả”, nên khó “thực
nghiệp”. Chuẩn hóa trình độ đào tạo phải đi đôi với việc áp dụng cơ chế đánh
giá chất lượng, hiệu quả hành nghề của mỗi giáo viên. Đề nghị sớm áp dụng chính
sách tiền lương đối với nhà giáo theo đúng tinh thần coi “giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu”, trước hết là đối với bộ phận các nhà giáo đã chuẩn hóa
trình độ đào tạo, có đức, có tài, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Minh Hằng (thực hiện)