CTTĐT - Nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra trên địa bàn huyện; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), UBND huyện Văn Chấn ban hành kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2017 - 2018.
Chủ động trong việc huy động, tập trung lực lượng, phương tiện, dụng cụ, xây dựng các công trình PCCCR.
Để nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác bảo vệ rừng và PCCCR, huyện tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng trong cán bộ và nhân dân, đặc biệt là những người dân sống gần rừng với hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi để mọi người nhận thức, hiểu rõ việc PCCCR là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Thực hiện việc ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR đến từng hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình sống gần rừng và ven rừng. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổng kết công tác bảo vệ rừng và PCCCR và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ rừng và PCCCR ở đơn vị mình và xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR để có cơ sở triển khai hiệu quả.
Cùng với đó, cần xác định chính xác vùng trọng điểm dễ cháy để có cơ sở chủ động trong việc huy động, tập trung lực lượng, phương tiện, dụng cụ, xây dựng các công trình PCCCR... đề ra biện pháp và giải pháp PCCCR thích hợp có hiệu quả; hằng năm thường xuyên theo dõi, rà soát, bổ sung kịp thời những vùng trọng điểm dễ cháy, như các khu rừng mới trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng, khu rừng khai thác, các khu rừng gần nương rẫy, khu vực chăn nuôi gia súc...
Trong đó, Hạt Kiểm lâm huyện có trách nhiệm xác định vùng trọng điểm dễ cháy năm 2017 - 2018 để các địa phương, chủ rừng chủ động có biện pháp phòng chống cháy rừng thích hợp. Tiến hành xây dựng, bổ sung và tu sửa các đường băng cản lửa (băng xanh và băng trắng). Sử dụng hiệu quả các chòi canh phát hiện lửa: lợi dụng địa hình, chọn nơi đồi cao làm nơi quan sát; ở khu vực trọng điểm cháy, những nơi có diện tích rừng trồng lớn. Xây dựng các bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, bảng cấp dự báo nguy cơ cháy rừng; cắm các biển báo cấm lửa những nơi dễ xảy ra cháy rừng...
Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn cử cán bộ và phối hợp với chủ rừng thường xuyên tuần tra, kiểm tra, theo dõi phát hiện lửa rừng, đặc biệt các khu vực gần dân, nơi chăn thả gia súc, gần nương rẫy, ruộng... kịp thời phát hiện khi có cháy rừng xảy ra và thông báo triển khai ngay việc chữa cháy rừng. Phân công người trực 24/24 giờ ở thời điểm nắng nóng kéo dài, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, cập nhập thông tin cấp dự báo cháy rừng, phối hợp với Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan phổ biến thông tin cảnh báo cháy rừng đến mọi người dân.
Đối với công tác chữa cháy rừng, cần đảm bảo thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ "lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ”; đồng thời đảm bảo yêu cầu dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mọi mặt và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện, dụng cụ chữa cháy, khi xảy ra cháy rừng. Khi phát hiện lửa rừng phải nhanh chóng và kịp thời, dùng hiệu lệnh kẻng, báo hiệu lực lượng, dân địa phương cứu chữa kịp thời; đặc biệt hiệu lệnh kẻng không trùng với hiệu lệnh nào khác trong địa phương; đồng thời điện báo cho Ban Chỉ đạo huyện để có biện pháp giải quyết.
1321 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra trên địa bàn huyện; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), UBND huyện Văn Chấn ban hành kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2017 - 2018.Để nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác bảo vệ rừng và PCCCR, huyện tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng trong cán bộ và nhân dân, đặc biệt là những người dân sống gần rừng với hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi để mọi người nhận thức, hiểu rõ việc PCCCR là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Thực hiện việc ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR đến từng hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình sống gần rừng và ven rừng. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổng kết công tác bảo vệ rừng và PCCCR và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ rừng và PCCCR ở đơn vị mình và xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR để có cơ sở triển khai hiệu quả.
Cùng với đó, cần xác định chính xác vùng trọng điểm dễ cháy để có cơ sở chủ động trong việc huy động, tập trung lực lượng, phương tiện, dụng cụ, xây dựng các công trình PCCCR... đề ra biện pháp và giải pháp PCCCR thích hợp có hiệu quả; hằng năm thường xuyên theo dõi, rà soát, bổ sung kịp thời những vùng trọng điểm dễ cháy, như các khu rừng mới trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng, khu rừng khai thác, các khu rừng gần nương rẫy, khu vực chăn nuôi gia súc...
Trong đó, Hạt Kiểm lâm huyện có trách nhiệm xác định vùng trọng điểm dễ cháy năm 2017 - 2018 để các địa phương, chủ rừng chủ động có biện pháp phòng chống cháy rừng thích hợp. Tiến hành xây dựng, bổ sung và tu sửa các đường băng cản lửa (băng xanh và băng trắng). Sử dụng hiệu quả các chòi canh phát hiện lửa: lợi dụng địa hình, chọn nơi đồi cao làm nơi quan sát; ở khu vực trọng điểm cháy, những nơi có diện tích rừng trồng lớn. Xây dựng các bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, bảng cấp dự báo nguy cơ cháy rừng; cắm các biển báo cấm lửa những nơi dễ xảy ra cháy rừng...
Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn cử cán bộ và phối hợp với chủ rừng thường xuyên tuần tra, kiểm tra, theo dõi phát hiện lửa rừng, đặc biệt các khu vực gần dân, nơi chăn thả gia súc, gần nương rẫy, ruộng... kịp thời phát hiện khi có cháy rừng xảy ra và thông báo triển khai ngay việc chữa cháy rừng. Phân công người trực 24/24 giờ ở thời điểm nắng nóng kéo dài, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, cập nhập thông tin cấp dự báo cháy rừng, phối hợp với Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan phổ biến thông tin cảnh báo cháy rừng đến mọi người dân.
Đối với công tác chữa cháy rừng, cần đảm bảo thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ "lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ”; đồng thời đảm bảo yêu cầu dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mọi mặt và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện, dụng cụ chữa cháy, khi xảy ra cháy rừng. Khi phát hiện lửa rừng phải nhanh chóng và kịp thời, dùng hiệu lệnh kẻng, báo hiệu lực lượng, dân địa phương cứu chữa kịp thời; đặc biệt hiệu lệnh kẻng không trùng với hiệu lệnh nào khác trong địa phương; đồng thời điện báo cho Ban Chỉ đạo huyện để có biện pháp giải quyết.