Tiền thân là Trung tâm Dạy nghề Nghĩa Lộ, ngày 16 tháng 9 năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1212/QĐ - UBND thành lập Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú (DTNT) Nghĩa Lộ, đưa nhà trường trở thành một trong những đơn vị đào tạo nghề theo hình thức DTNT đầu tiên của cả nước.
Giờ học may thời trang của học sinh Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.
Hiện
tại, Trường Trung cấp Nghề DTNT Nghĩa Lộ đang áp dụng hai hình thức đào tạo:
đào tạo chính quy, gồm các hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3
tháng; hình thức thứ hai là liên kết và hỗ trợ đào tạo đại học, cao đẳng,
trung cấp và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Thầy
giáo Triệu Sỹ Trường - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Với đặc thù là
trường có trên 90% học sinh là dân tộc thiểu số, những năm qua, Trường luôn nỗ
lực nâng cao chất lượng giáo dục gắn với đào tạo nghề cho học sinh. Đặc biệt,
nhà trường rất chú trọng và thực hiện theo đúng Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng
dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông DTNT và
Trường Dự bị đại học dân tộc. Theo đó, học sinh thuộc diện hưởng chính sách dạy
nghề nội trú tại nhà trường được miễn hoàn toàn học phí và được hưởng học bổng
chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu và được hưởng 12 tháng trong năm. Khi
nhập học, các em được cấp màn, áo bông, chăn bông, chiếu, áo mưa, quần áo đồng
phục... Cuối năm học, nếu học sinh đạt kết quả tốt, được nhà trường thưởng tùy
theo kết quả khá, giỏi, suất sắc. Ngoài ra, học sinh còn được cấp tiền tàu, xe
mỗi năm một lần khi về thăm gia đình, được cấp văn phòng phẩm bằng hiện vật tùy
theo cấp học. Đặc biệt, các em còn được hưởng một số chính sách ưu đãi khác
như: khi thi tuyển, xét tốt nghiệp và chi tiền phục vụ sinh hoạt cá nhân...”.
Em Mai
Thị Ngắm - lớp May 1, K5 chia sẻ: “Nhà em ở huyện Văn Yên nên phải ở nội trú
tại trường. Ở đây, em được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của học sinh dân
tộc thiểu số. Ngoài ra, em còn được nhà trường hỗ trợ văn phòng phẩm, sách vở,
quần áo bảo hộ. Ngoài học nghề và kiến thức văn hóa, em còn được tham gia rất
nhiều hoạt động tập thể, các buổi ngoại khóa, giúp chúng em hứng thú hơn trong
việc học tập”.
Năm học
2014 - 2015, Trường Trung cấp Nghề DTNT Nghĩa Lộ đã đào tạo 53 lớp với trên
1.600 học sinh, sinh viên, học viên và đã có gần 600 học sinh, sinh viên, học
viên tốt nghiệp. Nhà trường đã kết hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục
thường xuyên huyện Văn Chấn tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng THPT cho 81 học
sinh; trao bằng trung cấp nghề chính quy cho hơn 80 học sinh; sơ cấp nghề và
dạy nghề dưới 3 tháng cho hơn 480 học viên; cao đẳng nghề liên kết là 18 sinh
viên.
Nhà
trường luôn trú trọng đổi mới phương pháp đánh giá kết quả, rèn luyện của học
sinh; tổ chức thành công hội giảng giáo viên dạy nghề cấp trường, nhằm tuyển
chọn giáo viên tham gia hội giảng các cấp, trong đó đã vinh dự giành giải Nhất
toàn đoàn tại Hội thi Nghề học sinh, sinh viên tỉnh Yên Bái lần thứ I - năm
2015 vào tháng 10 vừa qua. Bên cạnh đó, nhà trường còn làm tốt việc liên kết
với các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty, đơn vị tuyển dụng lao động để dạy
nghề, thực tập nâng cao kỹ năng nghề và tiếp nhận người lao động vào làm việc
sau khi tốt nghiệp.
Trường
Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, đào tạo nghề điện cho học sinh dân tộc
thiểu số.
Thầy
giáo Triệu Sỹ Trường cho biết: “Việc tổ chức ăn ở sinh hoạt nội trú cho học sinh
luôn được nhà trường quan tâm, đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cũng như vệ sinh an
toàn thực phẩm; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các em nên không để xảy ra dịch
bệnh”.
Phát
huy những thành tích đã đạt được, năm học 2015 - 2016, Trường Trung cấp Nghề DTNT
Nghĩa Lộ tiếp tục đẩy mạnh tuyển sinh; mở các lớp đào tạo trình độ trung cấp
nghề; liên kết đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo chỉ tiêu được giao; duy trì
và ổn định các lớp đã mở, đảm bảo về chất lượng và số lượng đào tạo. Bên cạnh
đó, tăng cường liên kết đào tạo các hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và đại học
vừa làm, vừa học người lao động trên địa bàn; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện có để tạo việc làm, tăng thời
gian thực hành cho học viên, sinh viên; tập trung lãnh đạo thực hiện đồng bộ
các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề cho học sinh, sinh
viên; gắn công tác đào tạo nghề, liên kết tạo việc làm cho lao động sau đào
tạo; quan tâm chăm lo đến đời sống cho học sinh thuộc diện hưởng chính sách dạy
nghề nội trú; tăng cường năng lực mọi mặt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh.
Những nhà giáo
tận tâm với nghề
Thầy giáo Bùi
Thái Sơn - Khoa Điện, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, đạt giải Nhất tại Hội
giảng Giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2015
Điện công nghiệp
là bộ môn cần sự tỉ mỉ, độ chính xác cao, nội dung chương trình học phải sát
thực tế để học viên ứng dụng vào công việc. Ngoài việc hướng dẫn học sinh
thực tập tại xưởng, tôi luôn chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức trên sách
báo, các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè,
đồng nghiệp để bổ sung, cập nhật kiến thức mới mang lại sự hứng thú, say mê
học tập cho các em học sinh, sinh viên.
Cô giáo Nguyễn
Thị Hạnh - Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Văn Yên, giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2013
Gần 20 năm công
tác trong nghề giáo, tôi luôn nghiêm khắc với bản thân, đặt tâm huyết vào
từng tiết giảng dạy. Tôi nghĩ, quá trình dạy học không phải đơn thuần chỉ
dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, nó còn là quá trình vun đắp nhân cách,
lòng nhân ái cho cả một thế hệ.
Cô giáo Vũ Thị
Hương - Khoa May, Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, đạt giải
Nhì tại Hội giảng Giáo viên dạy nghề tỉnh Yên Bái năm 2014.
Hầu hết học sinh
của Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ là con em đồng bào dân tộc
thiểu số nên các kiến thức đều cần được truyền tải một cách dễ hiểu để các em
áp dụng ngay vào thực tế. Tôi luôn tự tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên đổi mới
phương pháp dạy học, kết hợp lý thuyết với thực hành để học sinh nắm vững
kiến thức, trực tiếp cầm tay chỉ việc, kiên trì nhẫn nại hướng dẫn cho học
sinh. Qua đó, học sinh nhanh chóng biết áp dụng lý thuyết vào thực hành, tạo
ra sản phẩm chất cao.
P.V
|
686 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tiền thân là Trung tâm Dạy nghề Nghĩa Lộ, ngày 16 tháng 9 năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1212/QĐ - UBND thành lập Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú (DTNT) Nghĩa Lộ, đưa nhà trường trở thành một trong những đơn vị đào tạo nghề theo hình thức DTNT đầu tiên của cả nước.
.ExternalClass5423356F42CD47C78BC7695C415D410B .shape {
}
Hiện
tại, Trường Trung cấp Nghề DTNT Nghĩa Lộ đang áp dụng hai hình thức đào tạo:
đào tạo chính quy, gồm các hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3
tháng; hình thức thứ hai là liên kết và hỗ trợ đào tạo đại học, cao đẳng,
trung cấp và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Thầy
giáo Triệu Sỹ Trường - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Với đặc thù là
trường có trên 90% học sinh là dân tộc thiểu số, những năm qua, Trường luôn nỗ
lực nâng cao chất lượng giáo dục gắn với đào tạo nghề cho học sinh. Đặc biệt,
nhà trường rất chú trọng và thực hiện theo đúng Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng
dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông DTNT và
Trường Dự bị đại học dân tộc. Theo đó, học sinh thuộc diện hưởng chính sách dạy
nghề nội trú tại nhà trường được miễn hoàn toàn học phí và được hưởng học bổng
chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu và được hưởng 12 tháng trong năm. Khi
nhập học, các em được cấp màn, áo bông, chăn bông, chiếu, áo mưa, quần áo đồng
phục... Cuối năm học, nếu học sinh đạt kết quả tốt, được nhà trường thưởng tùy
theo kết quả khá, giỏi, suất sắc. Ngoài ra, học sinh còn được cấp tiền tàu, xe
mỗi năm một lần khi về thăm gia đình, được cấp văn phòng phẩm bằng hiện vật tùy
theo cấp học. Đặc biệt, các em còn được hưởng một số chính sách ưu đãi khác
như: khi thi tuyển, xét tốt nghiệp và chi tiền phục vụ sinh hoạt cá nhân...”.
Em Mai
Thị Ngắm - lớp May 1, K5 chia sẻ: “Nhà em ở huyện Văn Yên nên phải ở nội trú
tại trường. Ở đây, em được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của học sinh dân
tộc thiểu số. Ngoài ra, em còn được nhà trường hỗ trợ văn phòng phẩm, sách vở,
quần áo bảo hộ. Ngoài học nghề và kiến thức văn hóa, em còn được tham gia rất
nhiều hoạt động tập thể, các buổi ngoại khóa, giúp chúng em hứng thú hơn trong
việc học tập”.
Năm học
2014 - 2015, Trường Trung cấp Nghề DTNT Nghĩa Lộ đã đào tạo 53 lớp với trên
1.600 học sinh, sinh viên, học viên và đã có gần 600 học sinh, sinh viên, học
viên tốt nghiệp. Nhà trường đã kết hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục
thường xuyên huyện Văn Chấn tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng THPT cho 81 học
sinh; trao bằng trung cấp nghề chính quy cho hơn 80 học sinh; sơ cấp nghề và
dạy nghề dưới 3 tháng cho hơn 480 học viên; cao đẳng nghề liên kết là 18 sinh
viên.
Nhà
trường luôn trú trọng đổi mới phương pháp đánh giá kết quả, rèn luyện của học
sinh; tổ chức thành công hội giảng giáo viên dạy nghề cấp trường, nhằm tuyển
chọn giáo viên tham gia hội giảng các cấp, trong đó đã vinh dự giành giải Nhất
toàn đoàn tại Hội thi Nghề học sinh, sinh viên tỉnh Yên Bái lần thứ I - năm
2015 vào tháng 10 vừa qua. Bên cạnh đó, nhà trường còn làm tốt việc liên kết
với các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty, đơn vị tuyển dụng lao động để dạy
nghề, thực tập nâng cao kỹ năng nghề và tiếp nhận người lao động vào làm việc
sau khi tốt nghiệp.
Trường
Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, đào tạo nghề điện cho học sinh dân tộc
thiểu số.
Thầy
giáo Triệu Sỹ Trường cho biết: “Việc tổ chức ăn ở sinh hoạt nội trú cho học sinh
luôn được nhà trường quan tâm, đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cũng như vệ sinh an
toàn thực phẩm; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các em nên không để xảy ra dịch
bệnh”.
Phát
huy những thành tích đã đạt được, năm học 2015 - 2016, Trường Trung cấp Nghề DTNT
Nghĩa Lộ tiếp tục đẩy mạnh tuyển sinh; mở các lớp đào tạo trình độ trung cấp
nghề; liên kết đào tạo trình độ cao đẳng nghề theo chỉ tiêu được giao; duy trì
và ổn định các lớp đã mở, đảm bảo về chất lượng và số lượng đào tạo. Bên cạnh
đó, tăng cường liên kết đào tạo các hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và đại học
vừa làm, vừa học người lao động trên địa bàn; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện có để tạo việc làm, tăng thời
gian thực hành cho học viên, sinh viên; tập trung lãnh đạo thực hiện đồng bộ
các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề cho học sinh, sinh
viên; gắn công tác đào tạo nghề, liên kết tạo việc làm cho lao động sau đào
tạo; quan tâm chăm lo đến đời sống cho học sinh thuộc diện hưởng chính sách dạy
nghề nội trú; tăng cường năng lực mọi mặt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh.
Những nhà giáo
tận tâm với nghề
Thầy giáo Bùi
Thái Sơn - Khoa Điện, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, đạt giải Nhất tại Hội
giảng Giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2015
Điện công nghiệp
là bộ môn cần sự tỉ mỉ, độ chính xác cao, nội dung chương trình học phải sát
thực tế để học viên ứng dụng vào công việc. Ngoài việc hướng dẫn học sinh
thực tập tại xưởng, tôi luôn chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức trên sách
báo, các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè,
đồng nghiệp để bổ sung, cập nhật kiến thức mới mang lại sự hứng thú, say mê
học tập cho các em học sinh, sinh viên.
Cô giáo Nguyễn
Thị Hạnh - Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Văn Yên, giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2013
Gần 20 năm công
tác trong nghề giáo, tôi luôn nghiêm khắc với bản thân, đặt tâm huyết vào
từng tiết giảng dạy. Tôi nghĩ, quá trình dạy học không phải đơn thuần chỉ
dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, nó còn là quá trình vun đắp nhân cách,
lòng nhân ái cho cả một thế hệ.
Cô giáo Vũ Thị
Hương - Khoa May, Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, đạt giải
Nhì tại Hội giảng Giáo viên dạy nghề tỉnh Yên Bái năm 2014.
Hầu hết học sinh
của Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ là con em đồng bào dân tộc
thiểu số nên các kiến thức đều cần được truyền tải một cách dễ hiểu để các em
áp dụng ngay vào thực tế. Tôi luôn tự tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên đổi mới
phương pháp dạy học, kết hợp lý thuyết với thực hành để học sinh nắm vững
kiến thức, trực tiếp cầm tay chỉ việc, kiên trì nhẫn nại hướng dẫn cho học
sinh. Qua đó, học sinh nhanh chóng biết áp dụng lý thuyết vào thực hành, tạo
ra sản phẩm chất cao.
P.V