Ngày 25/6/2012, xã Giới Phiên được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là làng nghề nông thôn đầu tiên của thành phố Yên Bái với nghề sản xuất miến đao.
Hộ bà Nguyễn Thị Huyền - thôn 6, xã Giới Phiên, TP Yên Bái sản xuất miến đao
1. Tên làng nghề: Làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái.
2. Địa chỉ: Thôn 6, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 25/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
- Tuyến 1: Từ đầu cầu Văn Phú qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh khoảng 1 km là đến cổng làng nghề Ngòi Đong, xã Giới Phiên.
- Tuyến 2: Đi qua cầu Yên Bái đến ngã ba Hợp Minh, đi theo đường 32C khoảng 3 km là đến cổng làng nghề Ngòi Đong xã Giới Phiên.
5. Quá trình hình thành và phát triển
Xã Giới Phiên có diện tích khoảng 5.4 km2, phía Đông giáp xã Phúc Lộc, phía Tây giáp xã Hợp Minh, phía Nam giáp xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên, phía Bắc giáp sông Hồng, có đường Hoàng Quốc Việt chạy dọc qua xã dài 4km. Toàn xã có 528 hộ, 1.815 nhân khẩu, xã được chia làm 6 thôn, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Xã Giới Phiên hiện có trên 70 hộ làm miến đao, tập trung chủ yếu ở làng Ngòi Đong.
Đã từ rất lâu, tại các dải đất ven sông Hồng ở các xã: Giới Phiên, Phúc Lộc, Minh Quân, nhân dân đã trồng cây dong riềng. Đây là loại cây trồng thích hợp với đất đồi núi, đất bồi ven sông suối, ít sâu bệnh lại dễ trồng, cho năng suất tương đối cao. Từ bột cây dong riềng, người ta chế biến ra miến sợi, thường gọi là miến đao.
Tại xã Giới Phiên, nghề làm miến đao được du nhập từ những năm 1970, xuất xứ từ làng miến Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Từ vài hộ ban đầu ngày càng có nhiều hộ tham gia, sản lượng sản xuất ngày một nhiều và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ngày được tích lũy. Người biết làm miến có ở khắp các thôn nhưng tập trung chủ yếu ở làng Ngòi Đong. Miến đao của Giới Phiên khác với miến đao sản xuất thông thường khác: Bột đao dong riềng nguyên chất không pha trộn các loại bột khác, đánh nước lắng bột từ 6-7 lần để loại bỏ các tạp chất và mùi chua, nhất là không còn sạn. Miến chỉ phơi một nắng trên các giàn tre cách mặt đất 1-1,2m, nếu phơi hai nắng khiến sợi miến bị giòn dễ gãy. Các hộ tham gia HTX phải cách đường ô tô từ 100m trở lên để miến không bị bụi bẩn; Miến Giới Phiên đã được nhiều người biết đến với đặc điểm được làm hoàn toàn bằng dong riềng nguyên chất, không sử dụng hóa chất để tẩy trắng, miến ra khuôn được phơi nắng đến khô, sợi miến có màu trong hơi xám, khi nấu sợi rất dẻo, mềm, dai, không nát, có vị thơm ngon của dong riềng, sản phẩm miến làm ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó, có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những năm 1995, nghề sản xuất miến đao của xã Giới Phiên gặp khó khăn do toàn xã có 20 ha đất trồng cây dong ở bãi soi vùng ven sông Hồng, nhưng diện tích đó bị thu hẹp dần vì quá trình đô thị hóa và quy hoạch đất đai. Ngoài ra việc trồng cây dong cũng gặp một số khó khăn nhất định như: vào tháng 5, tháng 6 lúc cây dong đang ra hoa thì mắc bệnh lụi lá mà chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên năng suất của cây dong từ 1,3-1,5 tấn/sào giảm xuống chỉ còn 8 tạ - 1 tấn/sào. Do đó, nhân dân đã chuyển sang trồng một số loại hoa màu khác hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, việc sản xuất có nhiều hộ tham gia, sản lượng bột tiêu thụ ngày càng nhiều nên vùng nguyên liệu không đủ cung cấp cho sản xuất, các hộ sản xuất miến đao xã Giới Phiên phải thu mua bột đao từ các tỉnh bạn. Ngoài ra, khi mở rộng sản xuất thì lượng vốn cần dùng để đầu tư cho sản xuất lớn hơn nhiều so với trước nên các hộ gia đình sản xuất miến đao thường bị thiếu vốn sản xuất. Công nghệ sản xuất đã được cải tiến song vẫn ở hình thức thủ công đơn giản, việc ép miến, quấy hồ cần sức lao động nhiều... Chế biến miến đao lại phụ thuộc vào thời tiết, chỉ khi trời nắng mới làm được, những đợt mưa gió kéo dài nhân dân không có việc làm, sản phẩm thêm khan hiếm. Nguyên liệu tinh bột đao phải nhập ở bên ngoài nên giá cả thất thường không ổn định, chất lượng bột không đồng đều. Thị trường tiêu thụ vẫn còn ở mức độ hẹp nên giá thành sản phẩm chưa cao. Sản phẩm chưa có thương hiệu dẫn đến người tiêu dùng chưa tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm dẫn đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp...
Miến đao Giới Phiên được làm hoàn toàn bằng dong riềng nguyên chất, không trộn các loại bột khác, không sử dụng hóa chất để tẩy trắng nên sợi miến có màu trong hơi xám. (Nguồn ảnh: internet)
Giai đoạn phát triển nhất của miến đao Giới Phiên là vào đầu những năm 2000 ở xã có tới gần 120 hộ sản xuất miến đao, sản lượng đạt khoảng 300 - 400 tấn bột và gần 250 tấn miến khô. Làng Ngòi Đong là hạt nhân trong phong trào sản xuất Miến Đao của xã Giới Phiên trong những năm qua.
Thời gian gần đây, chủ trương phục hồi và phát triển nghề sản xuất miến đao đã được thành phố Yên Bái quan tâm đặc biệt khi hỗ trợ người dân về vốn, hệ thống xử lý nước thải theo Đề án mở rộng làng nghề sản xuất miến đao tại xã Giới Phiên và Phúc Lộc, thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016 với tổng kinh phí hỗ trợ 350 triệu đồng nhằm xây dựng khu làm miến tập trung. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đã cho các hộ vay vốn ưu đãi để mua bột nguyên liệu. Từ năm 2006 đến năm 2010 Trung tâm Khuyến công và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã đầu tư hỗ trợ cho 9 hộ gia đình 9 máy ép miến thủy lực. Từ năm 2011 đến nay, thành phố Yên Bái đã hỗ trợ máy ép miến bán tự động cho 15 hộ sản xuất miến tại xã Giới Phiên và Phúc Lộc, tổng số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng, riêng làng Ngòi Đong được thành phố hỗ trợ 10 máy ép miến bán tự động. Từ khi có chủ trương và chính sách hỗ trợ nghề sản xuất Miến Đao, đặc biệt là việc cơ giới hoá đưa máy ép miến vào sản xuất, giải phóng được một phần sức lao động của dân, nâng cao năng suất chế biến, việc sản xuất miến đao được đẩy mạnh. Đây là việc làm phù hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhiều người dân đã quay trở lại với nghề làm miến. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất và tiêu thụ miến đao của xã Giới Phiên đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nghề sản xuất miến đao ở Giới Phiên đã tạo việc làm cho một lượng lao động đáng kể tại địa phương. Cùng với sự quan tâm của chính quyền cũng như bản thân tự vươn lên của các hộ, thời gian qua nhờ có việc sản xuất miến đao mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/hộ/tháng, nhiều gia đình đã trở nên khá giả có thu nhập 50-70 triệu đồng/năm. Giai đoạn phát triển nhất, vào giữa những năm 2000, xã Giới Phiên có tới gần 120 hộ sản xuất miến đao, sản lượng đạt trên 350 tấn miến khô bán buôn trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đến năm 2016 đạt 500 tấn, mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Những chiếc máy ép miến công nghiệp đã giúp người dân rút ngắn được rất nhiều thời gian làm miến. (Nguồn ảnh: internet)
Sản phẩm miến đao Giới Phiên được phơi trên các tấm phên ở những nơi đảm bảo vệ sinh môi trường. (Nguồn ảnh: internet)
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh miến đao Giới Phiên được thành lập từ ngày 26/1/2015 và bắt đầu chính thức hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 1/1/2016. Hiện tổng số hộ thành viên Hợp tác xã sản xuất kinh doanh miến đao Giới Phiên là 10 hộ với 30 lao động sản xuất kinh doanh. Năm 2016, Hợp tác xã đã cung ứng ra ngoài thị trường được 30 tấn miến đóng gói đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hợp tác xã đã tạo cho mình một thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Đây chính là tiền đề để Hợp tác xã tiếp tục sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển. Việc giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống đã từng gắn bó với người dân địa phương, là một hướng đi phát triển phù hợp với tình hình xây dựng nông thôn mới ở Giới Phiên.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Ngày 25 tháng 6 năm 2012, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 674/QĐ-UBND công nhận Làng nghề sản xuất Miến Đao Ngòi Đong thôn 6 xã Giới Phiên - thành phố Yên Bái.
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Miến đao Giới Phiên” cho xã Giới Phiên tại Lễ đón nhận và công bố quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Miến đao Giới Phiên”
Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của nghề sản xuất Miến Đao làng Ngòi Đong nói riêng và xã Giới Phiên nói chung, mở ra một hướng phát triển mới phù hợp với tình hình hiện nay, mở ra cơ hội mới trong việc gìn giữ, phát triển một nghề truyền thống đã từng gắn bó với người dân địa phương hơn 4 thập kỉ qua. Đồng thời cũng là một thách thức đối với các hộ dân làng nghề trong việc đầu tư phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm có thương hiệu và chất lượng. Trong thời gian tới, xã Giới Phiên sẽ tăng cường mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh miến đao. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho cán bộ thành viên, người lao động. Nghiên cứu để cung ứng các sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, tiếp tục đầu tư, phát triển làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đong, tuyên truyền vận động nhân dân phát triển thêm việc sản xuất miến đao ở các thôn khác trên địa bàn.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn cung cấp)
7874 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 25/6/2012, xã Giới Phiên được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là làng nghề nông thôn đầu tiên của thành phố Yên Bái với nghề sản xuất miến đao. 1. Tên làng nghề: Làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái.
2. Địa chỉ: Thôn 6, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
3. Quyết định công bố: Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 25/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
4. Đường đến làng nghề:
- Tuyến 1: Từ đầu cầu Văn Phú qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh khoảng 1 km là đến cổng làng nghề Ngòi Đong, xã Giới Phiên.
- Tuyến 2: Đi qua cầu Yên Bái đến ngã ba Hợp Minh, đi theo đường 32C khoảng 3 km là đến cổng làng nghề Ngòi Đong xã Giới Phiên.
5. Quá trình hình thành và phát triển
Xã Giới Phiên có diện tích khoảng 5.4 km2, phía Đông giáp xã Phúc Lộc, phía Tây giáp xã Hợp Minh, phía Nam giáp xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên, phía Bắc giáp sông Hồng, có đường Hoàng Quốc Việt chạy dọc qua xã dài 4km. Toàn xã có 528 hộ, 1.815 nhân khẩu, xã được chia làm 6 thôn, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Xã Giới Phiên hiện có trên 70 hộ làm miến đao, tập trung chủ yếu ở làng Ngòi Đong.
Đã từ rất lâu, tại các dải đất ven sông Hồng ở các xã: Giới Phiên, Phúc Lộc, Minh Quân, nhân dân đã trồng cây dong riềng. Đây là loại cây trồng thích hợp với đất đồi núi, đất bồi ven sông suối, ít sâu bệnh lại dễ trồng, cho năng suất tương đối cao. Từ bột cây dong riềng, người ta chế biến ra miến sợi, thường gọi là miến đao.
Tại xã Giới Phiên, nghề làm miến đao được du nhập từ những năm 1970, xuất xứ từ làng miến Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Từ vài hộ ban đầu ngày càng có nhiều hộ tham gia, sản lượng sản xuất ngày một nhiều và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ngày được tích lũy. Người biết làm miến có ở khắp các thôn nhưng tập trung chủ yếu ở làng Ngòi Đong. Miến đao của Giới Phiên khác với miến đao sản xuất thông thường khác: Bột đao dong riềng nguyên chất không pha trộn các loại bột khác, đánh nước lắng bột từ 6-7 lần để loại bỏ các tạp chất và mùi chua, nhất là không còn sạn. Miến chỉ phơi một nắng trên các giàn tre cách mặt đất 1-1,2m, nếu phơi hai nắng khiến sợi miến bị giòn dễ gãy. Các hộ tham gia HTX phải cách đường ô tô từ 100m trở lên để miến không bị bụi bẩn; Miến Giới Phiên đã được nhiều người biết đến với đặc điểm được làm hoàn toàn bằng dong riềng nguyên chất, không sử dụng hóa chất để tẩy trắng, miến ra khuôn được phơi nắng đến khô, sợi miến có màu trong hơi xám, khi nấu sợi rất dẻo, mềm, dai, không nát, có vị thơm ngon của dong riềng, sản phẩm miến làm ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó, có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những năm 1995, nghề sản xuất miến đao của xã Giới Phiên gặp khó khăn do toàn xã có 20 ha đất trồng cây dong ở bãi soi vùng ven sông Hồng, nhưng diện tích đó bị thu hẹp dần vì quá trình đô thị hóa và quy hoạch đất đai. Ngoài ra việc trồng cây dong cũng gặp một số khó khăn nhất định như: vào tháng 5, tháng 6 lúc cây dong đang ra hoa thì mắc bệnh lụi lá mà chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên năng suất của cây dong từ 1,3-1,5 tấn/sào giảm xuống chỉ còn 8 tạ - 1 tấn/sào. Do đó, nhân dân đã chuyển sang trồng một số loại hoa màu khác hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, việc sản xuất có nhiều hộ tham gia, sản lượng bột tiêu thụ ngày càng nhiều nên vùng nguyên liệu không đủ cung cấp cho sản xuất, các hộ sản xuất miến đao xã Giới Phiên phải thu mua bột đao từ các tỉnh bạn. Ngoài ra, khi mở rộng sản xuất thì lượng vốn cần dùng để đầu tư cho sản xuất lớn hơn nhiều so với trước nên các hộ gia đình sản xuất miến đao thường bị thiếu vốn sản xuất. Công nghệ sản xuất đã được cải tiến song vẫn ở hình thức thủ công đơn giản, việc ép miến, quấy hồ cần sức lao động nhiều... Chế biến miến đao lại phụ thuộc vào thời tiết, chỉ khi trời nắng mới làm được, những đợt mưa gió kéo dài nhân dân không có việc làm, sản phẩm thêm khan hiếm. Nguyên liệu tinh bột đao phải nhập ở bên ngoài nên giá cả thất thường không ổn định, chất lượng bột không đồng đều. Thị trường tiêu thụ vẫn còn ở mức độ hẹp nên giá thành sản phẩm chưa cao. Sản phẩm chưa có thương hiệu dẫn đến người tiêu dùng chưa tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm dẫn đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp...
Miến đao Giới Phiên được làm hoàn toàn bằng dong riềng nguyên chất, không trộn các loại bột khác, không sử dụng hóa chất để tẩy trắng nên sợi miến có màu trong hơi xám. (Nguồn ảnh: internet)
Giai đoạn phát triển nhất của miến đao Giới Phiên là vào đầu những năm 2000 ở xã có tới gần 120 hộ sản xuất miến đao, sản lượng đạt khoảng 300 - 400 tấn bột và gần 250 tấn miến khô. Làng Ngòi Đong là hạt nhân trong phong trào sản xuất Miến Đao của xã Giới Phiên trong những năm qua.
Thời gian gần đây, chủ trương phục hồi và phát triển nghề sản xuất miến đao đã được thành phố Yên Bái quan tâm đặc biệt khi hỗ trợ người dân về vốn, hệ thống xử lý nước thải theo Đề án mở rộng làng nghề sản xuất miến đao tại xã Giới Phiên và Phúc Lộc, thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016 với tổng kinh phí hỗ trợ 350 triệu đồng nhằm xây dựng khu làm miến tập trung. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đã cho các hộ vay vốn ưu đãi để mua bột nguyên liệu. Từ năm 2006 đến năm 2010 Trung tâm Khuyến công và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã đầu tư hỗ trợ cho 9 hộ gia đình 9 máy ép miến thủy lực. Từ năm 2011 đến nay, thành phố Yên Bái đã hỗ trợ máy ép miến bán tự động cho 15 hộ sản xuất miến tại xã Giới Phiên và Phúc Lộc, tổng số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng, riêng làng Ngòi Đong được thành phố hỗ trợ 10 máy ép miến bán tự động. Từ khi có chủ trương và chính sách hỗ trợ nghề sản xuất Miến Đao, đặc biệt là việc cơ giới hoá đưa máy ép miến vào sản xuất, giải phóng được một phần sức lao động của dân, nâng cao năng suất chế biến, việc sản xuất miến đao được đẩy mạnh. Đây là việc làm phù hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhiều người dân đã quay trở lại với nghề làm miến. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất và tiêu thụ miến đao của xã Giới Phiên đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nghề sản xuất miến đao ở Giới Phiên đã tạo việc làm cho một lượng lao động đáng kể tại địa phương. Cùng với sự quan tâm của chính quyền cũng như bản thân tự vươn lên của các hộ, thời gian qua nhờ có việc sản xuất miến đao mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/hộ/tháng, nhiều gia đình đã trở nên khá giả có thu nhập 50-70 triệu đồng/năm. Giai đoạn phát triển nhất, vào giữa những năm 2000, xã Giới Phiên có tới gần 120 hộ sản xuất miến đao, sản lượng đạt trên 350 tấn miến khô bán buôn trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đến năm 2016 đạt 500 tấn, mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Những chiếc máy ép miến công nghiệp đã giúp người dân rút ngắn được rất nhiều thời gian làm miến. (Nguồn ảnh: internet)
Sản phẩm miến đao Giới Phiên được phơi trên các tấm phên ở những nơi đảm bảo vệ sinh môi trường. (Nguồn ảnh: internet)
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh miến đao Giới Phiên được thành lập từ ngày 26/1/2015 và bắt đầu chính thức hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 1/1/2016. Hiện tổng số hộ thành viên Hợp tác xã sản xuất kinh doanh miến đao Giới Phiên là 10 hộ với 30 lao động sản xuất kinh doanh. Năm 2016, Hợp tác xã đã cung ứng ra ngoài thị trường được 30 tấn miến đóng gói đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hợp tác xã đã tạo cho mình một thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Đây chính là tiền đề để Hợp tác xã tiếp tục sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển. Việc giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống đã từng gắn bó với người dân địa phương, là một hướng đi phát triển phù hợp với tình hình xây dựng nông thôn mới ở Giới Phiên.
6. Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển ngành nghề trong những năm tiếp theo
Ngày 25 tháng 6 năm 2012, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 674/QĐ-UBND công nhận Làng nghề sản xuất Miến Đao Ngòi Đong thôn 6 xã Giới Phiên - thành phố Yên Bái.
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Miến đao Giới Phiên” cho xã Giới Phiên tại Lễ đón nhận và công bố quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Miến đao Giới Phiên”
Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của nghề sản xuất Miến Đao làng Ngòi Đong nói riêng và xã Giới Phiên nói chung, mở ra một hướng phát triển mới phù hợp với tình hình hiện nay, mở ra cơ hội mới trong việc gìn giữ, phát triển một nghề truyền thống đã từng gắn bó với người dân địa phương hơn 4 thập kỉ qua. Đồng thời cũng là một thách thức đối với các hộ dân làng nghề trong việc đầu tư phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm có thương hiệu và chất lượng. Trong thời gian tới, xã Giới Phiên sẽ tăng cường mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh miến đao. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho cán bộ thành viên, người lao động. Nghiên cứu để cung ứng các sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, tiếp tục đầu tư, phát triển làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đong, tuyên truyền vận động nhân dân phát triển thêm việc sản xuất miến đao ở các thôn khác trên địa bàn.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Chi cục Phát triển Nông thôn cung cấp)