Những mô hình
điểm phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững của phụ nữ Yên Bái
* Mô hình nuôi
lợn nái sinh sản cho 40 hộ đồng bào DTTS nghèo tại xã Trung tâm, huyện Lục
Yên được nhận hỗ trợ 44 con lợn giống và 80 kg ngô lai giống mới (mỗi hộ
2kg/2sào), sau 6 tháng đã có 25 con lợn được lấy giống, 6 con đẻ được 40 con
lợn con, đưa tổng số đàn lợn lên 84 con. Gắn mô hình trồng ngô lai sử dụng
giống nội giúp các hộ nghèo giảm chi phí trồng trọt, sau 2,5 tháng trồng thu
được trên 32 tấn ngô hạt, năng suất đạt 403kg/sào, tăng thêm thu nhập bình
quân cho các hộ trên 1 triệu đồng, tạo việc làm và khuyến khích các hộ chuyển
đổi diện tích không đủ nước trồng lúa sang trồng ngô, tăng vụ, chủ động nguồn
thức ăn trong chăn nuôi.
* Mô hình nuôi dê
sinh sản tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn cho 45 phụ nữ nghèo, các hộ phụ nữ
nghèo được tập huấn kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc nuôi dưỡng dê và hỗ trợ 95
con con dê giống, ngoài ra còn hướng dẫn kỹ năng làm vườn dinh dưỡng, trồng
cây ăn quả để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, qua 8 tháng thực hiện
đến nay, tổng số đàn dê đã tăng lên 107 con.
* Mô hình hỗ trợ
và phát triển nuôi lợn rừng lai sinh sản tại xã Tân Đồng và Y Can huyện Trấn
Yên đã có 50 hộ nghèo được nhận 50 con lợn giống ban đầu đã nhân lên được 87
hộ với 293 con lợn. Đàn lợn phát triển tốt giúp cho các hộ phụ nữ nghèo là
đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống no đủ hơn, có thu nhập và cơ hội phát
triển kinh tế gia đình, thu nhập bình quân các hộ tăng thêm từ 3 - 4 triệu
đồng/lứa, bên cạnh đó còn hỗ trợ được 37 con lợn giống cho các hộ nghèo khác
trong xã.
* Mô hình trồng
rau thực phẩm an toàn ở xã Vĩnh Kiên - huyện Yên Bình, xã Nghĩa An - Thị xã
Nghĩa Lộ, xã Lâm Thượng - huyện Lục Yên cung cấp sản phẩm ra thị trường thông
qua cửa hàng tiêu thụ sản phẩm an toàn tại trung tâm Giới thiệu việc làm phụ
nữ tỉnh. Tính trung bình mỗi năm tiêu thụ trên 1000 kg rau, củ, quả các loại.
Mô hình đã tạo việc làm cho 90 lao động với thu nhập tăng thêm từ 1,5 - 2
triệu đồng/người/tháng, mô hình này được đánh giá khá cao vì là địa chỉ tin
cậy cho người tiêu dùng trên địa bàn.
* Chị Lê Thị Giác
thôn Ba khe 2 - xã Cát Thịnh với mô hình nuôi ba ba, hiện nay gia đình đã có
gần 300 con ba ba thương phẩm, ba ba sinh sản. Mỗi cặp ba ba bố mẹ giá trị
1,4 triêu/cặp, ba ba thịt trị giá 500 nghìn đồng/kg, ba ba giống giá 150
nghìn đồng/con. Ngoài ra gia đình chị còn nuôi được bốn cặp hươu lấy nhung,
07 con bò và 5 ha đồi rừng. Hàng năm gia đình chị thu nhập từ 300 - 500 triệu
đồng/ năm, tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho 25 lao động với thu nhập
bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Chị đã hỗ trợ cho 15 hộ gia đình trong
thôn 35 con ba ba giống để phát triển kinh tế, đến nay đã nhân thêm cho 36 hộ
trong xã, giúp các hộ cùng nhau vượt khó, giảm nghèo.
* Chị Hoàng Thị
Trọng - Chi hội 8, Thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn với mô hình
trồng cam với diện tích 2,5 ha, cho thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng,
chị đã tạo thêm việc làm thường xuyên cho 08 lao động, hỗ trợ cây giống và kỹ
thuật cho 14 hộ là hội viên có khó khăn trị giá trên 10 triệu đồng.
* Gia đình chị
Nguyễn Thị Lý - tổ 7B, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình được vay vốn giải
quyết việc làm với số tiền 20 triệu đồng, chị đã đầu tư trồng 70 cây vải, 10
cây nhãn, 50 cây chanh, nuôi trên 400 con gà, vịt đẻ, thu 260 quả trứng/
ngày, thả 6 ha cá và 05ha rừng cây lâm nghiệp. Tạo việc làm cho 05 lao động
có thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, riêng thu nhập gia đình chị
đạt trên 200 triệu đồng/năm.
* Chị Phạm Thhị
Huyền khu 5 thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm tấu được vay vốn từ nguồn vốn Ngân hàng
chính sách xã hội 30 triệu đồng để nuôi lợn thịt và gà đẻ trứng. Hiện nay gia
đình chị nuôi từ 200 con lợn thịt, trên 300 con gà, tổng thu nhập trên 300
triệu đồng/năm, tạo việc làm cho người lao động, chị là hội viên phụ nữ tiêu
biểu trong phong trào giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, gia đình chị cũng
đã hỗ trợ cho 07 hộ nghèo, hộ khó khăn với 25 con lợn, gà giống trị giá 4,5
triệu đồng.
|