Những ngày cuối năm, không khí lạnh tăng cường, rét đậm, rét hại có khả năng sẽ kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi trong vụ đông xuân 2017 - 2018, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật tới các hộ chăn nuôi về công tác phòng chống đói, rét nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho đàn vật nuôi.
Gia đình ông Hà Văn Sôm, thôn Mường Chà, xã Hạnh Sơn chủ động che chắn chuồng trại và tích trữ thức ăn cho vật nuôi trong những ngày giá rét.
Gia đình ông Lê Văn Đôi, thôn Mường Chà nuôi 4 con trâu, 2 con bò. Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh, gia đình ông Đôi đã chủ động che chắn lại chuồng trại. Ông Đôi cho biết: "Trước đây, sau khi thu hoạch, chúng tôi bỏ hết lá, vỏ ngô ngoài ruộng, nương, nhưng hiện nay thì không bỏ chút nào. Vỏ ngô, thân và lá được phơi khô để làm nguồn thức ăn dự trữ, còn lõi ngô cũng tích trữ lại làm củi sưởi ấm cho vật nuôi. Hôm nào lạnh quá thì không thả nữa, cứ cho ít nước muối vào thức ăn dự trữ là trâu, bò ăn hết. Trên này mùa đông rất lạnh nên chuồng trại phải quây thật kín”.
Cũng như ông Đôi, gần 1 tháng nay, ông Hà Văn Sôm cùng thôn Mường Chà tất bật sửa sang, gia cố lại chuồng trại cho đàn trâu của gia đình.
Ông Sôm chia sẻ: "Gia đình tôi có 7 con trâu, trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là tài sản lớn nhất của gia đình nên ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa là gia đình tôi đã tiến hành gia cố, che chắn chuồng trại bằng bao tải, bạt cũ để ngăn không cho gió lạnh, sương muối làm ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu trong những ngày giá rét. Bên cạnh đó, sau khi gặt lúa mùa, gia đình tôi cũng tích trữ một lượng lớn rơm khô để làm thức ăn cho đàn trâu trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, không thể đưa trâu ra ngoài chăn thả. Ngoài rơm rạ dự trữ, tôi còn trồng thêm 3.000 m2 cỏ voi và chuẩn bị cám gạo, ngô, sắn, nước muối... để bổ sung, tăng sức đề kháng cho trâu trong những ngày rét đậm”.
Xã Hạnh Sơn hiện có 1.198 con trâu, 185 con bò, hơn 3.400 con lợn và gần 36.000 con gia cầm. Đồng chí Lò Văn Hó - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Sau khi có thông báo của UBND huyện, xã đã tập trung kiện toàn lại ban chỉ đạo, phân công cụ thể các thành viên xuống cơ sở hướng dẫn, tuyên truyền các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt việc tái nhập đàn từ nơi khác về nhằm kịp thời phát hiện dịch, bệnh khi có dấu hiệu xảy ra. Bên cạnh đó, tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vắc - xin cho gia súc; che chắn chuồng trại, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo; chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo không để gia súc bị đói rét; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, nhất là các đợt rét đậm, rét hại nhiệt độ dưới 10oC nhốt gia súc trong chuồng, dưới 15oC không cho trâu, bò cày kéo và không nên chăn thả gia súc mà phải nuôi nhốt để chủ động phát hiện, xử lý dịch bệnh nếu có…”.
Nhờ sự chủ động của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nên nhiều năm qua, trên địa bàn xã Hạnh Sơn chưa có trường hợp gia súc, gia cầm bị chết do đói, rét quy mô lớn. Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan chuyên môn, mùa đông năm nay tình hình thời tiết sẽ còn diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, các hộ chăn nuôi không được chủ quan, cần thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, tình hình dịch bệnh để có biện pháp chăm sóc phù hợp đảm bảo đàn vật nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt.
1308 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những ngày cuối năm, không khí lạnh tăng cường, rét đậm, rét hại có khả năng sẽ kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi trong vụ đông xuân 2017 - 2018, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật tới các hộ chăn nuôi về công tác phòng chống đói, rét nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho đàn vật nuôi.Gia đình ông Lê Văn Đôi, thôn Mường Chà nuôi 4 con trâu, 2 con bò. Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh, gia đình ông Đôi đã chủ động che chắn lại chuồng trại. Ông Đôi cho biết: "Trước đây, sau khi thu hoạch, chúng tôi bỏ hết lá, vỏ ngô ngoài ruộng, nương, nhưng hiện nay thì không bỏ chút nào. Vỏ ngô, thân và lá được phơi khô để làm nguồn thức ăn dự trữ, còn lõi ngô cũng tích trữ lại làm củi sưởi ấm cho vật nuôi. Hôm nào lạnh quá thì không thả nữa, cứ cho ít nước muối vào thức ăn dự trữ là trâu, bò ăn hết. Trên này mùa đông rất lạnh nên chuồng trại phải quây thật kín”.
Cũng như ông Đôi, gần 1 tháng nay, ông Hà Văn Sôm cùng thôn Mường Chà tất bật sửa sang, gia cố lại chuồng trại cho đàn trâu của gia đình.
Ông Sôm chia sẻ: "Gia đình tôi có 7 con trâu, trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là tài sản lớn nhất của gia đình nên ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa là gia đình tôi đã tiến hành gia cố, che chắn chuồng trại bằng bao tải, bạt cũ để ngăn không cho gió lạnh, sương muối làm ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu trong những ngày giá rét. Bên cạnh đó, sau khi gặt lúa mùa, gia đình tôi cũng tích trữ một lượng lớn rơm khô để làm thức ăn cho đàn trâu trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, không thể đưa trâu ra ngoài chăn thả. Ngoài rơm rạ dự trữ, tôi còn trồng thêm 3.000 m2 cỏ voi và chuẩn bị cám gạo, ngô, sắn, nước muối... để bổ sung, tăng sức đề kháng cho trâu trong những ngày rét đậm”.
Xã Hạnh Sơn hiện có 1.198 con trâu, 185 con bò, hơn 3.400 con lợn và gần 36.000 con gia cầm. Đồng chí Lò Văn Hó - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Sau khi có thông báo của UBND huyện, xã đã tập trung kiện toàn lại ban chỉ đạo, phân công cụ thể các thành viên xuống cơ sở hướng dẫn, tuyên truyền các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt việc tái nhập đàn từ nơi khác về nhằm kịp thời phát hiện dịch, bệnh khi có dấu hiệu xảy ra. Bên cạnh đó, tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vắc - xin cho gia súc; che chắn chuồng trại, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo; chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo không để gia súc bị đói rét; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, nhất là các đợt rét đậm, rét hại nhiệt độ dưới 10oC nhốt gia súc trong chuồng, dưới 15oC không cho trâu, bò cày kéo và không nên chăn thả gia súc mà phải nuôi nhốt để chủ động phát hiện, xử lý dịch bệnh nếu có…”.
Nhờ sự chủ động của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nên nhiều năm qua, trên địa bàn xã Hạnh Sơn chưa có trường hợp gia súc, gia cầm bị chết do đói, rét quy mô lớn. Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan chuyên môn, mùa đông năm nay tình hình thời tiết sẽ còn diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, các hộ chăn nuôi không được chủ quan, cần thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, tình hình dịch bệnh để có biện pháp chăm sóc phù hợp đảm bảo đàn vật nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt.