CTTĐT - Hằng năm, khi tiết trời cuối thu chớm đông, đồng bào người Tày ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bước vào mùa cơm mới “Khảu mảu”. Khắp bản làng vang tiếng chày, tiếng cối giã cốm, tất cả tạo lên một âm thanh nhịp điệu được người dân bản địa gọi là “Cắc Kéng”, đây là một nhịp điệu người dân nơi đây vẫn gọi cho hoạt động của giã Cốm. Nhịp điệu “Cắc Kéng” vẫn được các thế hệ con cháu người Tày ở xã Khánh Thiện lưu truyền đến ngày nay và được tái hiện qua lễ hội Cắc Kéng hay còn được gọi là lễ hội Cốm.
Lễ hội Cắc Kéng của người Tày xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
1. Nguồn gốc Lễ hội
Xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết ôn hoà, nguồn nước và đất trong lành đầy dưỡng chất. Chính vì thế, mà giống nếp cái hoa vàng đã phù hợp và được người dân nơi đây gieo cấy bao đời nay, lúa nếp ở đây rẻo thơm và có vị đậm đà, đặc trưng riêng, đặc biệt khi được đồ xôi hay làm cốm.
Hàng năm cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi hạt lúa vừa đến độ chắc vẫn còn ngậm chút sữa là thời điểm tốt nhất để làm cốm, những bông nếp cái mẩy sữa căng tròn thì cũng là lúc người dân xã Khánh Thiện lại nô nức chuẩn bị tổ chức “tết Khảu mảu” (gọi là tết cốm). Dịp tết này cả làng lại rộn lên tiếng cối, tiếng chày giã cốm, mọi người tập trung giúp nhau làm cốm, hình ảnh các thiếu nữ, các mẹ, các bà cùng nhau giã cốm, tiếng chày, tiếng cối tạo thành một nhịp điệu rộn rã được người dân bản địa gọi là “Cắc Kéng” hay còn gọi là “lễ hội Cắc Kéng”, đây là dịp để người dân tạ ơn trời đất, mừng mùa màng tươi tốt, bội thu. Lễ hội Cắc Kéng mang đậm nét đẹp văn hóa được đồng bào gìn giữ từ bao đời và đã trở thành bản sắc riêng có của người Tày xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được lưu truyền đến ngày nay.
Theo kinh nghiệm làm cốm lâu năm để có những mẻ cốm dẻo, thơm ngon, mang đậm hương vị tiết trời thu quan trọng nhất là khâu chọn thóc. Thóc nếp để làm cốm phải được làm từ giống nếp cái đặc sản hạt mẩy, to, dài, hạt vẫn còn sữa thì hạt cốm mới xanh, mịn, có độ dẻo và giữ được hương vị.
Để làm được cốm, từ buổi chiều hôm trước người mẹ và các con đã ra đồng gặt những bông lúa còn non, đang vào sữa gặt về còn ướt sương đêm được đem đi tuốt, từng thúng lúa được đem đi đãi hạt lép, để ráo rồi cho vào chảo rang. Đây là công đoạn gần như quyết định về chất lượng của cốm, bởi nếu rang già lửa cốm sẽ cháy, rang non lửa thì sẽ không thành cốm. Vậy nên, người đứng lò rang đều phải là những người giỏi nghề, giàu kinh nghiệm.
Để giã được cốm, mỗi nhà đều sắm một cái loỏng (chiếc cối lòng máng dài, làm từ thân cây to, khoét lõi), 6 cái chày để giã cốm. Những hạt Cốm dẻo thơm sẽ được cúng lên tổ tiên và tổ chức Tết Khảu Mảu cầu mong trời đất mưa thuận gió hoà, giúp người dân gặp may mắn trong lao động, sản xuất. Sau khi hoàn thành việc giã cốm, mọi người cùng hân hoan phấn khởi nói cười. Người thì dùng chày giã xuống loỏng, người thì đập nhịp vào thành cối, tạo nên âm thanh “cùm cùm cắc cùm cắc”, cứ thế vang rộn khắp bản làng, nhịp Cắc Kéng rất mạnh mẽ, dứt khoát để thể hiện sự vui mừng, phấn khởi và cầu mong mùa màng bội thu, đồng bào ấm no, hạnh phúc.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội “Cắc Céng” của người Tày xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái thường được tổ chức vào tháng 10 hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
4. Phần Lễ hội
Lễ hội Cắc Kéng xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 10 hàng năm. "Cắc Kéng” là một nhịp điệu người dân nơi đây vẫn gọi cho hoạt động của giã Cốm được lưu truyền lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc Tày, gắn với việc lao động sản xuất thuần nông của người dân, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ chính gồm dâng hương đình Tông Luông, chấm điểm, trao giải các gian hàng của các thôn, trích đoạn "Pang kháu máu”, màn tái hiện Cắc Kéng.
Phần hội gồm các hoạt động văn hóa gồm thi giã cốm, thi dệt dây dao Tày, thi trưng bày, trang trí gian hàng và tổ chức các giải thể thao, các trò chơi dân gian như bóng chuyền, đánh quay, kéo co, chọi dê, đi cầu hái lộc.
Trong không gian lễ hội, du khách được trực tiếp tham gia vào hoạt động giã cốm, các trò chơi dân gian như đánh yến, đi cà kheo, thưởng thức các món ăn truyền thống. Đặc biệt là các món ăn được chế biến từ cốm theo phương pháp truyền thống của đồng bào Tày xã Khánh Thiện.
Tại lễ hội đã diễn ra các hoạt động văn nghệ chào mừng với với các tiết mục đặc sắc như: Hát Khắp Mùa Mường Chun; Múa Nọong ơi; đặc biệt là màn sân khấu hóa tái hiện lễ cầu mùa cốm mới.
Việc tổ chức lễ hội Cắc Kéng đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào văn hoá văn nghệ, tăng cường quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về mảnh đất và con người Khánh Thiện tới bạn bè và du khách gần xa. Đồng thời qua đó nhằm khơi dậy, phát huy mạnh mẽ những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của mảnh đất Khánh Thiện.
335 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hằng năm, khi tiết trời cuối thu chớm đông, đồng bào người Tày ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bước vào mùa cơm mới “Khảu mảu”. Khắp bản làng vang tiếng chày, tiếng cối giã cốm, tất cả tạo lên một âm thanh nhịp điệu được người dân bản địa gọi là “Cắc Kéng”, đây là một nhịp điệu người dân nơi đây vẫn gọi cho hoạt động của giã Cốm. Nhịp điệu “Cắc Kéng” vẫn được các thế hệ con cháu người Tày ở xã Khánh Thiện lưu truyền đến ngày nay và được tái hiện qua lễ hội Cắc Kéng hay còn được gọi là lễ hội Cốm.1. Nguồn gốc Lễ hội
Xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết ôn hoà, nguồn nước và đất trong lành đầy dưỡng chất. Chính vì thế, mà giống nếp cái hoa vàng đã phù hợp và được người dân nơi đây gieo cấy bao đời nay, lúa nếp ở đây rẻo thơm và có vị đậm đà, đặc trưng riêng, đặc biệt khi được đồ xôi hay làm cốm.
Hàng năm cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi hạt lúa vừa đến độ chắc vẫn còn ngậm chút sữa là thời điểm tốt nhất để làm cốm, những bông nếp cái mẩy sữa căng tròn thì cũng là lúc người dân xã Khánh Thiện lại nô nức chuẩn bị tổ chức “tết Khảu mảu” (gọi là tết cốm). Dịp tết này cả làng lại rộn lên tiếng cối, tiếng chày giã cốm, mọi người tập trung giúp nhau làm cốm, hình ảnh các thiếu nữ, các mẹ, các bà cùng nhau giã cốm, tiếng chày, tiếng cối tạo thành một nhịp điệu rộn rã được người dân bản địa gọi là “Cắc Kéng” hay còn gọi là “lễ hội Cắc Kéng”, đây là dịp để người dân tạ ơn trời đất, mừng mùa màng tươi tốt, bội thu. Lễ hội Cắc Kéng mang đậm nét đẹp văn hóa được đồng bào gìn giữ từ bao đời và đã trở thành bản sắc riêng có của người Tày xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được lưu truyền đến ngày nay.
Theo kinh nghiệm làm cốm lâu năm để có những mẻ cốm dẻo, thơm ngon, mang đậm hương vị tiết trời thu quan trọng nhất là khâu chọn thóc. Thóc nếp để làm cốm phải được làm từ giống nếp cái đặc sản hạt mẩy, to, dài, hạt vẫn còn sữa thì hạt cốm mới xanh, mịn, có độ dẻo và giữ được hương vị.
Để làm được cốm, từ buổi chiều hôm trước người mẹ và các con đã ra đồng gặt những bông lúa còn non, đang vào sữa gặt về còn ướt sương đêm được đem đi tuốt, từng thúng lúa được đem đi đãi hạt lép, để ráo rồi cho vào chảo rang. Đây là công đoạn gần như quyết định về chất lượng của cốm, bởi nếu rang già lửa cốm sẽ cháy, rang non lửa thì sẽ không thành cốm. Vậy nên, người đứng lò rang đều phải là những người giỏi nghề, giàu kinh nghiệm.
Để giã được cốm, mỗi nhà đều sắm một cái loỏng (chiếc cối lòng máng dài, làm từ thân cây to, khoét lõi), 6 cái chày để giã cốm. Những hạt Cốm dẻo thơm sẽ được cúng lên tổ tiên và tổ chức Tết Khảu Mảu cầu mong trời đất mưa thuận gió hoà, giúp người dân gặp may mắn trong lao động, sản xuất. Sau khi hoàn thành việc giã cốm, mọi người cùng hân hoan phấn khởi nói cười. Người thì dùng chày giã xuống loỏng, người thì đập nhịp vào thành cối, tạo nên âm thanh “cùm cùm cắc cùm cắc”, cứ thế vang rộn khắp bản làng, nhịp Cắc Kéng rất mạnh mẽ, dứt khoát để thể hiện sự vui mừng, phấn khởi và cầu mong mùa màng bội thu, đồng bào ấm no, hạnh phúc.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội “Cắc Céng” của người Tày xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái thường được tổ chức vào tháng 10 hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
4. Phần Lễ hội
Lễ hội Cắc Kéng xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 10 hàng năm. "Cắc Kéng” là một nhịp điệu người dân nơi đây vẫn gọi cho hoạt động của giã Cốm được lưu truyền lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc Tày, gắn với việc lao động sản xuất thuần nông của người dân, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ chính gồm dâng hương đình Tông Luông, chấm điểm, trao giải các gian hàng của các thôn, trích đoạn "Pang kháu máu”, màn tái hiện Cắc Kéng.
Phần hội gồm các hoạt động văn hóa gồm thi giã cốm, thi dệt dây dao Tày, thi trưng bày, trang trí gian hàng và tổ chức các giải thể thao, các trò chơi dân gian như bóng chuyền, đánh quay, kéo co, chọi dê, đi cầu hái lộc.
Trong không gian lễ hội, du khách được trực tiếp tham gia vào hoạt động giã cốm, các trò chơi dân gian như đánh yến, đi cà kheo, thưởng thức các món ăn truyền thống. Đặc biệt là các món ăn được chế biến từ cốm theo phương pháp truyền thống của đồng bào Tày xã Khánh Thiện.
Tại lễ hội đã diễn ra các hoạt động văn nghệ chào mừng với với các tiết mục đặc sắc như: Hát Khắp Mùa Mường Chun; Múa Nọong ơi; đặc biệt là màn sân khấu hóa tái hiện lễ cầu mùa cốm mới.
Việc tổ chức lễ hội Cắc Kéng đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào văn hoá văn nghệ, tăng cường quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về mảnh đất và con người Khánh Thiện tới bạn bè và du khách gần xa. Đồng thời qua đó nhằm khơi dậy, phát huy mạnh mẽ những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của mảnh đất Khánh Thiện.
Các bài khác
- Lễ hội Cầu Đình, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (12/03/2024)
- Lễ Hội Đình Bằng Là, xã Đại Lịch huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (29/02/2024)
- Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (26/02/2024)
- Đám sênh - Lễ chay của người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- “Mơi" - Hồn dân vũ của người Mường, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Đặc sắc lễ hội “Nào Sồng” của đồng bào dân tộc Mông Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ quét ma làng của tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội giã cốm - Tăm Khảu Mảu của người Tày, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (23/01/2019)
- Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/09/2018)
Xem thêm »