Những năm gần đây, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên luôn đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo phát triển kinh tế toàn diện, bằng việc tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống úa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao vào gieo cấy 100% diện tích; tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, gắn với đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn.
Lãnh đạo xã Đông Cuông kiểm tra xây dựng kênh mương nội đồng.
Ngay từ đầu năm, cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương đã căn cứ vào nghị quyết về phát triển kinh tế toàn khóa và tình
hình thực tiễn của địa phương để xây dựng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế -
xã hội; phối hợp với các tổ chức đoàn thể phân tích, đánh giá mức độ hoàn thành
từng chỉ tiêu hàng tháng, hàng quý để kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho từng thôn, bản.
Diện tích lúa đông xuân gieo cấy đạt 240,3
ha, năng suất đạt 58 tạ/ha; vụ mùa 250 ha, năng suất 53 tạ/ha. Hàng năm, xã chỉ
đạo đưa vào trồng 235 ha ngô, 400 ha sắn và gần 20 ha khoai và 80 ha rau màu các
loại. Cùng với những cây trồng chủ lực, chăn nuôi của xã 3 năm gần đây có bước
phát triển khá.
Do chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia
súc, gia cầm, phòng, chống rét vào mùa đông nên đàn trâu, bò hiện nay tăng lên
863 con, lợn 6.008 con và gia cầm các loại 50.000 con. Tận dụng vào 11,4 ha ao
hồ, nhân dân đưa vào nuôi các loại cá như: trắm, chép, rô phi đơn tính… Giá trị
kinh tế từ chăn nuôi hàng năm đạt trên 20 tỷ đồng.
Đồng chí Cao Mạnh Khởi - Chủ tịch UBND xã
Đông Cuông cho biết: “Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nên tổng sản
lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 3.459 tấn, lương thực bình quân 470
kg/người/năm, thu nhập đạt 24 triệu đồng/người/năm. Những năm gần đây, mỗi năm,
xã giảm 4% hộ nghèo. Mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm
kỳ 2015 -2020, phấn đấu đến năm 2020 xã cơ bản không còn hộ nghèo và nâng mức
thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm, tiếp tục đẩy mạnh
phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa
các ngành nghề, tăng cường thương mại - dịch vụ theo hướng mở làng du lịch cộng
đồng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân”.
Điểm nhấn trong phát triển kinh tế ở Đông
Cuông là nỗ lực trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Cùng với các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức dân đóng góp, từ năm
2011 đến nay, tổng nguồn kinh phí đầu tư cho XDNTM trên địa bàn đạt trên 10 tỷ
đồng. Xã đã bê tông hóa trên 20 km đường giao thông nông thôn gồm các thôn:
Đồng Chèm, Thác Cái, Sân Bay, Khe Chàm, Bến Đền; kiên cố hóa 2 km kênh mương
nội đồng; nâng cấp làm mới 3 nhà văn hóa thôn, xây dựng trường mầm non. Đến
nay, xã đã đạt 11/19 tiêu chí về XDNTM.
Những khâu đột phá trong thời gian tới được
xác định là quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất
rau sạch, phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp… Đây là tiền đề vững
chắc để kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, vững bước trên con đường công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
916 lượt xem
(Theo Thạch Phong / Báo Yên Bái)
Những năm gần đây, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên luôn đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo phát triển kinh tế toàn diện, bằng việc tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống úa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao vào gieo cấy 100% diện tích; tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, gắn với đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn.
Ngay từ đầu năm, cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương đã căn cứ vào nghị quyết về phát triển kinh tế toàn khóa và tình
hình thực tiễn của địa phương để xây dựng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế -
xã hội; phối hợp với các tổ chức đoàn thể phân tích, đánh giá mức độ hoàn thành
từng chỉ tiêu hàng tháng, hàng quý để kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho từng thôn, bản.
Diện tích lúa đông xuân gieo cấy đạt 240,3
ha, năng suất đạt 58 tạ/ha; vụ mùa 250 ha, năng suất 53 tạ/ha. Hàng năm, xã chỉ
đạo đưa vào trồng 235 ha ngô, 400 ha sắn và gần 20 ha khoai và 80 ha rau màu các
loại. Cùng với những cây trồng chủ lực, chăn nuôi của xã 3 năm gần đây có bước
phát triển khá.
Do chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia
súc, gia cầm, phòng, chống rét vào mùa đông nên đàn trâu, bò hiện nay tăng lên
863 con, lợn 6.008 con và gia cầm các loại 50.000 con. Tận dụng vào 11,4 ha ao
hồ, nhân dân đưa vào nuôi các loại cá như: trắm, chép, rô phi đơn tính… Giá trị
kinh tế từ chăn nuôi hàng năm đạt trên 20 tỷ đồng.
Đồng chí Cao Mạnh Khởi - Chủ tịch UBND xã
Đông Cuông cho biết: “Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nên tổng sản
lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 3.459 tấn, lương thực bình quân 470
kg/người/năm, thu nhập đạt 24 triệu đồng/người/năm. Những năm gần đây, mỗi năm,
xã giảm 4% hộ nghèo. Mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm
kỳ 2015 -2020, phấn đấu đến năm 2020 xã cơ bản không còn hộ nghèo và nâng mức
thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm, tiếp tục đẩy mạnh
phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa
các ngành nghề, tăng cường thương mại - dịch vụ theo hướng mở làng du lịch cộng
đồng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân”.
Điểm nhấn trong phát triển kinh tế ở Đông
Cuông là nỗ lực trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Cùng với các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức dân đóng góp, từ năm
2011 đến nay, tổng nguồn kinh phí đầu tư cho XDNTM trên địa bàn đạt trên 10 tỷ
đồng. Xã đã bê tông hóa trên 20 km đường giao thông nông thôn gồm các thôn:
Đồng Chèm, Thác Cái, Sân Bay, Khe Chàm, Bến Đền; kiên cố hóa 2 km kênh mương
nội đồng; nâng cấp làm mới 3 nhà văn hóa thôn, xây dựng trường mầm non. Đến
nay, xã đã đạt 11/19 tiêu chí về XDNTM.
Những khâu đột phá trong thời gian tới được
xác định là quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất
rau sạch, phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp… Đây là tiền đề vững
chắc để kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, vững bước trên con đường công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.