Du khách sẽ ngất ngây với mùa vàng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, say men rượu cần Mường Lò cùng thiếu nữ Thái thắt đáy lưng ong hay tìm về sự kỳ thú của những trầm tích lịch sử...
Một góc hồ Thác Bà - “Hạ Long trên núi” của Yên Bái. (Ảnh: Thanh Miền)
Có lẽ, ít
có tỉnh nào mà tiềm năng du lịch lại trải khắp các địa phương như ở Yên Bái.
Mỗi vùng, miền có những nét riêng, độc đáo trong chuỗi hành trình của du khách.
Gần đây, mỗi năm Yên Bái đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong nước và
quốc tế. Lượng khách năm sau luôn cao hơn năm trước, là minh chứng cho sức hấp
dẫn của du lịch Yên Bái.
Cùng
với những định hướng, quy hoạch, chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư, hệ
thống cơ sở hạ tầng toàn tỉnh đang dần hoàn thiện, đang mở ra cơ hội hấp dẫn
cho đầu tư du lịch tại Yên Bái.
Trong
số những điểm đến hấp dẫn ở Yên Bái phải kể đến Mù Cang Chải. Với vẻ đẹp của
kiệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải - nét văn hóa canh nông đặc sắc của người
Mông, dường như Mù Cang Chải chưa bao giờ hút du khách như hiện nay. Nhất là
vào dịp tháng 8, tháng 9, khi những thửa ruộng vàng tít tắp, muôn hình vạn
trạng, tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ thú, những nấc thang vàng như lớp lớp
sóng núi bất tận làm mê đắm lòng người.
Cũng
trong hành trình về miền Tây tỉnh Yên Bái, trước khi đến với Mù Cang Chải, du
khách sẽ được trải nghiệm đầy thú vị tại vùng Mường Lò (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) với
cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, phong tục, tập quán cùng văn hóa tộc người tại
đây chính là sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Trong hành trình du lịch phía
Tây còn có những suối khoáng nóng bước đầu đã được đầu tư, khai thác như suối
nước nóng Bản Bon (xã Sơn A), suối khoáng nóng Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), suối
khoáng Tú Lệ... đều thuộc huyện Văn Chấn.
Tài
nguyên du lịch tự nhiên của Yên Bái rất phong phú và hấp dẫn. Hệ thống đầm, hồ,
sông, suối với hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn và gắn với công
trình thuỷ điện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Hồ có 1.331 hòn đảo và nhiều
hang động đẹp, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Bên cạnh đó còn có đầm Vân Hội
diện tích 600 ha, đầm Hậu diện tích 100 ha, thác Hưng Khánh (Trấn Yên), quần
thể thác Lâm An (Văn Yên), đát Ô Đồ (Yên Bình)… đều có giá trị cảnh quan thiên
nhiên, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, hệ thống hang
động phong phú có giá trị cảnh quan gắn với các điểm du lịch sinh thái, như:
động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Hương Thảo (vùng hồ Thác Bà); hang Diêm
(Lục Yên); hang Dơi (Trấn Yên); hang Thẩm Han, Thẩm Lé, Thẩm Thoóng (Văn
Chấn)...
Cùng
với đó là hệ thống rừng già, rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng, có thể phục
vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hoặc nghiên cứu khoa học như Khu sinh thái Suối
Giàng (Văn Chấn) với khí hậu quanh năm mát mẻ; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù
Cang Chải với 788 loài thực vật trong đó có 33 loài thuộc loại quý hiếm được
ghi vào sách đỏ Việt Nam; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Văn Yên) và Bình
nguyên xanh Khai Trung (Lục Yên)…
Yên Bái
cũng rất đa dạng về di tích vật thể và phi vật thể với hàng chục di tích lịch
sử - văn hóa được công nhận xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cùng với đó là các
lễ hội truyền thống của từng tộc người được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo
nhân dân và du khách gần xa như: lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên); lễ hội đền
Đại Cại (Lục Yên); lễ hội đền Thác Bà (Yên Bình); lễ hội đền Tuần Quán, Chùa Am
(thành phố Yên Bái). Ngoài ra, còn có một số lễ hội dân gian truyền thống mang
đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: hội Hạn Khuống, tết Síp xí của người Thái
(Nghĩa Lộ); lễ "Đón mẹ lúa" của người Khơ Mú (Nghĩa Sơn, Văn Chấn)…
Cùng
các làng văn hóa các dân tộc, những nghề làng nghề truyền thống, văn hoá ẩm
thực ở Yên Bái rất đa dạng, phong phú, mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng cũng
là điểm hấp dẫn đối với du khách... Với những lợi thế đó, lượng du khách đến
với Yên Bái ngày một tăng cao. Năm 2015, tỉnh Yên Bái đón 466.020 lượt khách
(tăng 8,4% năm 2014), trong đó khách quốc tế đạt 20.570 lượt. Hàng năm, tỉnh tổ
chức nhiều sự kiện du lịch và tham gia quảng bá, xúc tiến đầu tư như: Tuần Văn
hóa - Du lịch Mường Lò, Tuần văn hóa Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù
Cang Chải, Phiên chợ đá quý Lục Yên, Tuần Văn hóa - Du lịch Suối Giàng, Lễ hội
"Âm vang hồ Thác"...
Trong
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Yên Bái đã có kế hoạch tập
trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch. Với những chính sách, cơ chế thông
thoáng là cơ hội “vàng” cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch Yên Bái.
Định
hướng phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Yên Bái
- 3 vùng phát triển du lịch, gồm: vùng du lịch
hồ Thác Bà, vùng du lịch thành phố Yên Bái, vùng du lịch văn hóa Mường Lò.
- Đầu tư hạ tầng: khuyến khích phát triển các
loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng; phát triển và nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch với những sản phẩm đặc sắc: Danh thắng quốc
gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; khai thác Khu du lịch hồ Thác Bà, Khu du
lịch sinh thái Đầm Hậu - Vân Hội; cụm du lịch sinh thái, văn hóa, bản địa
Mường Lò - Mù Cang Chải - Suối Giàng; sân golf; trung tâm mua sắm …
- Nâng cao hiệu quả Chương trình du lịch liên
kết 8 tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp tục đầu tư xây dựng thị xã Nghĩa Lộ là thị
xã văn hóa - du lịch.
- Phát triển các ngành dịch vụ như tài chính,
ngân hàng, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo và dạy nghề.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo khu vực,
tính đến yếu tố liên kết vùng, hình thành một số trung tâm dịch vụ có chất
lượng cao tầm cỡ khu vực tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ.
Quốc
Khánh
|
666 lượt xem
Theo Thanh Ba/Báo Yên Bái
Du khách sẽ ngất ngây với mùa vàng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, say men rượu cần Mường Lò cùng thiếu nữ Thái thắt đáy lưng ong hay tìm về sự kỳ thú của những trầm tích lịch sử...
Có lẽ, ít
có tỉnh nào mà tiềm năng du lịch lại trải khắp các địa phương như ở Yên Bái.
Mỗi vùng, miền có những nét riêng, độc đáo trong chuỗi hành trình của du khách.
Gần đây, mỗi năm Yên Bái đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong nước và
quốc tế. Lượng khách năm sau luôn cao hơn năm trước, là minh chứng cho sức hấp
dẫn của du lịch Yên Bái.
Cùng
với những định hướng, quy hoạch, chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư, hệ
thống cơ sở hạ tầng toàn tỉnh đang dần hoàn thiện, đang mở ra cơ hội hấp dẫn
cho đầu tư du lịch tại Yên Bái.
Trong
số những điểm đến hấp dẫn ở Yên Bái phải kể đến Mù Cang Chải. Với vẻ đẹp của
kiệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải - nét văn hóa canh nông đặc sắc của người
Mông, dường như Mù Cang Chải chưa bao giờ hút du khách như hiện nay. Nhất là
vào dịp tháng 8, tháng 9, khi những thửa ruộng vàng tít tắp, muôn hình vạn
trạng, tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ thú, những nấc thang vàng như lớp lớp
sóng núi bất tận làm mê đắm lòng người.
Cũng
trong hành trình về miền Tây tỉnh Yên Bái, trước khi đến với Mù Cang Chải, du
khách sẽ được trải nghiệm đầy thú vị tại vùng Mường Lò (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) với
cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, phong tục, tập quán cùng văn hóa tộc người tại
đây chính là sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Trong hành trình du lịch phía
Tây còn có những suối khoáng nóng bước đầu đã được đầu tư, khai thác như suối
nước nóng Bản Bon (xã Sơn A), suối khoáng nóng Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), suối
khoáng Tú Lệ... đều thuộc huyện Văn Chấn.
Tài
nguyên du lịch tự nhiên của Yên Bái rất phong phú và hấp dẫn. Hệ thống đầm, hồ,
sông, suối với hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn và gắn với công
trình thuỷ điện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Hồ có 1.331 hòn đảo và nhiều
hang động đẹp, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Bên cạnh đó còn có đầm Vân Hội
diện tích 600 ha, đầm Hậu diện tích 100 ha, thác Hưng Khánh (Trấn Yên), quần
thể thác Lâm An (Văn Yên), đát Ô Đồ (Yên Bình)… đều có giá trị cảnh quan thiên
nhiên, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, hệ thống hang
động phong phú có giá trị cảnh quan gắn với các điểm du lịch sinh thái, như:
động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Hương Thảo (vùng hồ Thác Bà); hang Diêm
(Lục Yên); hang Dơi (Trấn Yên); hang Thẩm Han, Thẩm Lé, Thẩm Thoóng (Văn
Chấn)...
Cùng
với đó là hệ thống rừng già, rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng, có thể phục
vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hoặc nghiên cứu khoa học như Khu sinh thái Suối
Giàng (Văn Chấn) với khí hậu quanh năm mát mẻ; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù
Cang Chải với 788 loài thực vật trong đó có 33 loài thuộc loại quý hiếm được
ghi vào sách đỏ Việt Nam; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Văn Yên) và Bình
nguyên xanh Khai Trung (Lục Yên)…
Yên Bái
cũng rất đa dạng về di tích vật thể và phi vật thể với hàng chục di tích lịch
sử - văn hóa được công nhận xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cùng với đó là các
lễ hội truyền thống của từng tộc người được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo
nhân dân và du khách gần xa như: lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên); lễ hội đền
Đại Cại (Lục Yên); lễ hội đền Thác Bà (Yên Bình); lễ hội đền Tuần Quán, Chùa Am
(thành phố Yên Bái). Ngoài ra, còn có một số lễ hội dân gian truyền thống mang
đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: hội Hạn Khuống, tết Síp xí của người Thái
(Nghĩa Lộ); lễ "Đón mẹ lúa" của người Khơ Mú (Nghĩa Sơn, Văn Chấn)…
Cùng
các làng văn hóa các dân tộc, những nghề làng nghề truyền thống, văn hoá ẩm
thực ở Yên Bái rất đa dạng, phong phú, mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng cũng
là điểm hấp dẫn đối với du khách... Với những lợi thế đó, lượng du khách đến
với Yên Bái ngày một tăng cao. Năm 2015, tỉnh Yên Bái đón 466.020 lượt khách
(tăng 8,4% năm 2014), trong đó khách quốc tế đạt 20.570 lượt. Hàng năm, tỉnh tổ
chức nhiều sự kiện du lịch và tham gia quảng bá, xúc tiến đầu tư như: Tuần Văn
hóa - Du lịch Mường Lò, Tuần văn hóa Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù
Cang Chải, Phiên chợ đá quý Lục Yên, Tuần Văn hóa - Du lịch Suối Giàng, Lễ hội
"Âm vang hồ Thác"...
Trong
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Yên Bái đã có kế hoạch tập
trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch. Với những chính sách, cơ chế thông
thoáng là cơ hội “vàng” cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch Yên Bái.
Định
hướng phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Yên Bái
- 3 vùng phát triển du lịch, gồm: vùng du lịch
hồ Thác Bà, vùng du lịch thành phố Yên Bái, vùng du lịch văn hóa Mường Lò.
- Đầu tư hạ tầng: khuyến khích phát triển các
loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng; phát triển và nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch với những sản phẩm đặc sắc: Danh thắng quốc
gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; khai thác Khu du lịch hồ Thác Bà, Khu du
lịch sinh thái Đầm Hậu - Vân Hội; cụm du lịch sinh thái, văn hóa, bản địa
Mường Lò - Mù Cang Chải - Suối Giàng; sân golf; trung tâm mua sắm …
- Nâng cao hiệu quả Chương trình du lịch liên
kết 8 tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp tục đầu tư xây dựng thị xã Nghĩa Lộ là thị
xã văn hóa - du lịch.
- Phát triển các ngành dịch vụ như tài chính,
ngân hàng, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo và dạy nghề.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo khu vực,
tính đến yếu tố liên kết vùng, hình thành một số trung tâm dịch vụ có chất
lượng cao tầm cỡ khu vực tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ.
Quốc
Khánh