Với lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, những năm gần đây Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, nhất là trong lĩnh vực may mặc công nghiệp. Chỉ trong vòng ba năm trở lại đây đã có ba nhà máy may công nghiệp quy mô lớn được khởi công xây dựng và đi vào sản xuất hiệu quả.
Dây chuyền may của Công ty TNHH Daeseung Global tại Cụm Công nghiệp Thịnh Hưng, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (Yên Bái).
Đầu tiên
phải nói đến Nhà máy May thuộc Công ty TNHH Daeseung Global Hàn Quốc tại Cụm
công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình. Với tổng vốn đầu tư 3 triệu USD, Nhà
máy chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm như quần, áo, áo khoác trùm, áo
liền quần... với công suất 1,5 triệu sản phẩm/ năm. Chỉ chưa đầy 6 tháng sau
khi khởi công Nhà máy đã xây dựng xong giai đoạn 1 và đã đi vào sản xuất, kinh
doanh thu hút trên 1.500 lao động, dự ước giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015
đạt trên 10 triệu USD. Hiện Công ty đã xây dựng xong nhà xưởng II, đang lắp đặt
dây chuyền máy móc và sẽ đi vào hoạt động trong đầu năm 2016.
Kế đến
là Nhà máy May xuất khẩu tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên do Công ty TNHH
Quốc tế Vina KNF Hàn Quốc đầu tư xây dựng, Công ty DONGYANG E&C của Hàn
Quốc thi công. Nhà máy được khởi công xây dựng tháng 1/2015 với tổng vốn đầu tư
180 tỷ đồng và đi vào hoạt động năm 2016. Sản phẩm chính của Nhà máy là sản
xuất quần áo veston xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và các trang
phục dệt kim, đan móc khác với công suất trên 16 triệu sản phẩm/ năm. Hiện nay
đã xây dựng cơ bản xong nhà xưởng với diện tích trên 35.000 m2 và các hạng mục
kỹ thuật khác. Sau khi đi vào hoạt động Nhà máy sẽ thu hút trên 2.500 lao động.
Trong
quá trình đến đầu tư xây dựng, Nhà máy được hưởng các chính sách thu hút đầu tư
khá cụ thể và được sự quan tâm, đồng hành của các cấp chính quyền trong suốt
quá trình thực hiện Dự án. Hiện nay, Nhà máy và huyện Trấn Yên đang tiến hành
đào tạo nghề cho các lao động phục vụ sản xuất khi Nhà máy đi vào hoạt động.
Và
trong tháng 9/2015 vừa qua, tại thị xã Nghĩa Lộ, Nhà máy May Chiến Thắng Nghĩa
Lộ đã được khởi công xây dựng có tổng mức đầu tư trên 69 tỷ đồng với tổng diện
tích trên 5 ha, tại tổ 11, phường Phú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Giai đoạn I của
Nhà máy sẽ xây dựng một nhà xưởng thu hút trên 1 ngàn lao động. Dự kiến trong 2
- 3 năm tiếp theo, quy mô Nhà máy sẽ được mở rộng và thu hút trên 3 ngàn lao
động khu vực các huyện, thị phía Tây của tỉnh. Nhà máy May Chiến Thắng Nghĩa Lộ
là dự án nằm trong chuỗi các hoạt động tăng cường thu hút đầu tư của tỉnh Yên
Bái và là một trong những dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã.
Phát
biểu tại Lễ khởi công, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh cam kết và chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền thị xã Nghĩa Lộ và các
huyện phía Tây tập trung nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chuyển đổi
cơ cấu lao động; tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong quá trình xây
dựng Dự án; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chủ động phối hợp với
doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo nghề và quản lý nhà nước về lao
động trên địa bàn.
Có thể
nói, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhất là các nhà máy
may công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng luôn nhận được những ưu đãi lớn
nhất, tốt nhất, thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các dự án
đi vào sản xuất đã tạo được công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển các ngành dịch vụ đưa kinh tế
địa phương phát triển.
781 lượt xem
Theo Ngọc Trúc/Báo Yên Bái
Với lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, những năm gần đây Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, nhất là trong lĩnh vực may mặc công nghiệp. Chỉ trong vòng ba năm trở lại đây đã có ba nhà máy may công nghiệp quy mô lớn được khởi công xây dựng và đi vào sản xuất hiệu quả.
Đầu tiên
phải nói đến Nhà máy May thuộc Công ty TNHH Daeseung Global Hàn Quốc tại Cụm
công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình. Với tổng vốn đầu tư 3 triệu USD, Nhà
máy chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm như quần, áo, áo khoác trùm, áo
liền quần... với công suất 1,5 triệu sản phẩm/ năm. Chỉ chưa đầy 6 tháng sau
khi khởi công Nhà máy đã xây dựng xong giai đoạn 1 và đã đi vào sản xuất, kinh
doanh thu hút trên 1.500 lao động, dự ước giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015
đạt trên 10 triệu USD. Hiện Công ty đã xây dựng xong nhà xưởng II, đang lắp đặt
dây chuyền máy móc và sẽ đi vào hoạt động trong đầu năm 2016.
Kế đến
là Nhà máy May xuất khẩu tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên do Công ty TNHH
Quốc tế Vina KNF Hàn Quốc đầu tư xây dựng, Công ty DONGYANG E&C của Hàn
Quốc thi công. Nhà máy được khởi công xây dựng tháng 1/2015 với tổng vốn đầu tư
180 tỷ đồng và đi vào hoạt động năm 2016. Sản phẩm chính của Nhà máy là sản
xuất quần áo veston xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và các trang
phục dệt kim, đan móc khác với công suất trên 16 triệu sản phẩm/ năm. Hiện nay
đã xây dựng cơ bản xong nhà xưởng với diện tích trên 35.000 m2 và các hạng mục
kỹ thuật khác. Sau khi đi vào hoạt động Nhà máy sẽ thu hút trên 2.500 lao động.
Trong
quá trình đến đầu tư xây dựng, Nhà máy được hưởng các chính sách thu hút đầu tư
khá cụ thể và được sự quan tâm, đồng hành của các cấp chính quyền trong suốt
quá trình thực hiện Dự án. Hiện nay, Nhà máy và huyện Trấn Yên đang tiến hành
đào tạo nghề cho các lao động phục vụ sản xuất khi Nhà máy đi vào hoạt động.
Và
trong tháng 9/2015 vừa qua, tại thị xã Nghĩa Lộ, Nhà máy May Chiến Thắng Nghĩa
Lộ đã được khởi công xây dựng có tổng mức đầu tư trên 69 tỷ đồng với tổng diện
tích trên 5 ha, tại tổ 11, phường Phú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Giai đoạn I của
Nhà máy sẽ xây dựng một nhà xưởng thu hút trên 1 ngàn lao động. Dự kiến trong 2
- 3 năm tiếp theo, quy mô Nhà máy sẽ được mở rộng và thu hút trên 3 ngàn lao
động khu vực các huyện, thị phía Tây của tỉnh. Nhà máy May Chiến Thắng Nghĩa Lộ
là dự án nằm trong chuỗi các hoạt động tăng cường thu hút đầu tư của tỉnh Yên
Bái và là một trong những dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã.
Phát
biểu tại Lễ khởi công, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh cam kết và chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền thị xã Nghĩa Lộ và các
huyện phía Tây tập trung nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chuyển đổi
cơ cấu lao động; tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong quá trình xây
dựng Dự án; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chủ động phối hợp với
doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo nghề và quản lý nhà nước về lao
động trên địa bàn.
Có thể
nói, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhất là các nhà máy
may công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng luôn nhận được những ưu đãi lớn
nhất, tốt nhất, thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các dự án
đi vào sản xuất đã tạo được công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển các ngành dịch vụ đưa kinh tế
địa phương phát triển.