Hiện nay, dân số Yên Bái có trên 783.500 người, với trên 503.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,3% dân số toàn tỉnh. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 45% lao động đã qua đào tạo.
Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được đầu tư xây dựng thành trung tâm đào tạo nghề của các tỉnh miền núi phía Bắc. (Ảnh: Minh Tuấn)
Yên Bái
có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên,
đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động như: dệt may xuất
khẩu, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử.
Tỉnh
Yên Bái hiện có 24 cơ sở đào tạo nghề. Trong đó, có 2 trường cao đẳng nghề, 3
trường trung cấp nghề, 3 trung tâm dạy nghề, 7 trung tâm dạy nghề - giáo dục
thường xuyên và 9 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Đặc biệt, Trường cao đẳng
Nghề Yên Bái đang được đầu tư xây dựng thành Trung tâm Đào tạo Nghề của các
tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 1 nghề đạt chuẩn quốc tế và 3 nghề đạt
chuẩn ASEAN. Các nghề đào tạo chính là: điện công nghiệp, gia công thiết kế sản
phẩm mộc, chế tạo thiết bị cơ khí, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật máy nông
nghiệp, chăn nuôi - thú y, công nghệ chế biến chè, hàn, kỹ thuật xây dựng, chạm
khắc đá, công nghệ ô tô, điện dân dụng, điện tử công nghiệp, may công nghiệp...
Giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 14.000 lao động dưới các
hình thức: đào tạo ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.
Để đáp
ứng nhu cầu phát triển, Yên Bái đang hoàn thiện và sẽ ban hành chính sách
khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
(chính sách thu hút giáo viên dạy nghề giỏi, có kỹ năng nghề cao; chính sách
về đào
tạo bồi dưỡng giáo viên; điều chỉnh về mức học phí, định mức ngân sách cấp cho
đào tạo ở các trường, chính sách thu hút người học nghề). Tỉnh tiếp tục quan
tâm bổ sung biên chế giáo viên dạy nghề ở các nghề trọng điểm của các trường
dạy nghề; thực hiện tốt chính sách phân luồng học sinh sau THCS, THPT để tăng
số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp tham gia học nghề; tăng cường các giải
pháp kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề, thực hiện kiểm định chất lượng dạy
nghề theo định kỳ.
Bên
cạnh đó, thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát, thống kê, báo cáo nhu
cầu sử dụng lao động qua đào tạo ở các ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương trong
việc tổ chức dạy nghề gắn với nhu cầu, dạy nghề theo địa chỉ sử dụng của doanh
nghiệp; nâng cao trách nhiệm của các ngành trong việc thống kê, dự báo nhu cầu
sử dụng nhân lực; đẩy mạnh thực hiện giao chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo
hướng đấu thầu, đặt hàng để gắn trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
hiệu quả đầu ra (mục tiêu tạo việc làm).
Tăng
cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong đào tạo
theo đơn đặt hàng, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa, thu
hút các nguồn lực đóng góp của xã hội nhằm đầu tư và phát triển hoạt động giáo
dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác giáo dục nghề nghiệp với các tỉnh trong
vùng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, Yên Bái sẽ
hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện đào tạo nghề cho lao động là người địa
phương để làm việc tại dự án của nhà đầu tư và cho số lao động thực tế sau khi
đào tạo xong có thời gian làm việc tại dự án 1 năm trở lên, theo phương thức
cấp kinh phí hỗ trợ 1 lần. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/khóa đào tạo trình độ
sơ cấp nghề, 2 triệu đồng/người/khóa trình độ trung cấp nghề, 3 triệu
đồng/người/khóa đào tạo trình độ cao đẳng nghề.
1449 lượt xem
Theo Thành Trung/Báo Yên Bái
Hiện nay, dân số Yên Bái có trên 783.500 người, với trên 503.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,3% dân số toàn tỉnh. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 45% lao động đã qua đào tạo.
Yên Bái
có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên,
đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động như: dệt may xuất
khẩu, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử.
Tỉnh
Yên Bái hiện có 24 cơ sở đào tạo nghề. Trong đó, có 2 trường cao đẳng nghề, 3
trường trung cấp nghề, 3 trung tâm dạy nghề, 7 trung tâm dạy nghề - giáo dục
thường xuyên và 9 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Đặc biệt, Trường cao đẳng
Nghề Yên Bái đang được đầu tư xây dựng thành Trung tâm Đào tạo Nghề của các
tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 1 nghề đạt chuẩn quốc tế và 3 nghề đạt
chuẩn ASEAN. Các nghề đào tạo chính là: điện công nghiệp, gia công thiết kế sản
phẩm mộc, chế tạo thiết bị cơ khí, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật máy nông
nghiệp, chăn nuôi - thú y, công nghệ chế biến chè, hàn, kỹ thuật xây dựng, chạm
khắc đá, công nghệ ô tô, điện dân dụng, điện tử công nghiệp, may công nghiệp...
Giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 14.000 lao động dưới các
hình thức: đào tạo ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.
Để đáp
ứng nhu cầu phát triển, Yên Bái đang hoàn thiện và sẽ ban hành chính sách
khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
(chính sách thu hút giáo viên dạy nghề giỏi, có kỹ năng nghề cao; chính sách
về đào
tạo bồi dưỡng giáo viên; điều chỉnh về mức học phí, định mức ngân sách cấp cho
đào tạo ở các trường, chính sách thu hút người học nghề). Tỉnh tiếp tục quan
tâm bổ sung biên chế giáo viên dạy nghề ở các nghề trọng điểm của các trường
dạy nghề; thực hiện tốt chính sách phân luồng học sinh sau THCS, THPT để tăng
số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp tham gia học nghề; tăng cường các giải
pháp kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề, thực hiện kiểm định chất lượng dạy
nghề theo định kỳ.
Bên
cạnh đó, thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát, thống kê, báo cáo nhu
cầu sử dụng lao động qua đào tạo ở các ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương trong
việc tổ chức dạy nghề gắn với nhu cầu, dạy nghề theo địa chỉ sử dụng của doanh
nghiệp; nâng cao trách nhiệm của các ngành trong việc thống kê, dự báo nhu cầu
sử dụng nhân lực; đẩy mạnh thực hiện giao chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo
hướng đấu thầu, đặt hàng để gắn trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
hiệu quả đầu ra (mục tiêu tạo việc làm).
Tăng
cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong đào tạo
theo đơn đặt hàng, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa, thu
hút các nguồn lực đóng góp của xã hội nhằm đầu tư và phát triển hoạt động giáo
dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác giáo dục nghề nghiệp với các tỉnh trong
vùng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, Yên Bái sẽ
hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện đào tạo nghề cho lao động là người địa
phương để làm việc tại dự án của nhà đầu tư và cho số lao động thực tế sau khi
đào tạo xong có thời gian làm việc tại dự án 1 năm trở lên, theo phương thức
cấp kinh phí hỗ trợ 1 lần. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/khóa đào tạo trình độ
sơ cấp nghề, 2 triệu đồng/người/khóa trình độ trung cấp nghề, 3 triệu
đồng/người/khóa đào tạo trình độ cao đẳng nghề.