CTTĐT - Để triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước; Văn bản số 14060/BTC-NSNN ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính về điều hành thực hiện ngân sách năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, triển khai thực hiện ngay một số nội dung trong công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước như sau:
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tập trung vào những doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, Ảnh minh họa.
Về quản lý thu ngân sách
1. Từ nay đến hết năm 2018 cần tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định, khẩn trương xử lý theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai nhưng chậm nộp và các khoản thuế ẩn lậu được các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị thu vào ngân sách nhà nước, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2018 là 2.900 tỷ đồng đã được thông báo tại Văn bản số 2073/UBND-TC ngày 5/9/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
2. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tập trung vào những doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá; đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách nhà nước, nhất là các khoản thu theo hình thức khoán; kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan.
Nghiêm cấm thu sai quy định của Luật Thuế và các quy định pháp luật liên quan; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật; để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái với quy định.
Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể và đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện cho từng Chi cục Thuế, hạn chế phát sinh nợ thuế mới; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế, đảm bảo đúng đối tượng, đúng pháp luật.
Các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế; các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và cơ quan bảo vệ pháp luật; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà nước.
Về quản lý chi ngân sách
1. Tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, kể cả các khoản chi cho các chế độ, chính sách, nhiệm vụ, đề án theo các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia.
Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung tối đa nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thi công và thanh toán vốn đầu tư công năm 2018 theo chỉ đạo tại Văn bản số 6609/VPCP-KTTH ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 994/UBND-XD ngày 21/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018.
Thực hiện rà soát các nhiệm vụ, dự toán kinh phí thường xuyên còn lại và các khoản bổ sung trong năm 2018 để có biện pháp tổ chức triển khai thực hiện ngay trong năm 2018, giảm chi chuyển nguồn sang năm sau.
Tổ chức rà soát chi trả dứt điểm các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, an sinh xã hội cho các đối tượng được hưởng theo đúng chế độ quy định, không được để xảy ra tình trạng nợ đọng chính sách. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, chậm chễ trong công tác rà soát, phê duyệt, báo cáo đối tượng dẫn đến nợ đọng chế độ, chính sách.
Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về việc điều chỉnh dự toán chi đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong trường hợp cần thiết. Sau ngày 15/11/2018, các sở, ngành, các cấp ngân sách không quyết định điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán theo quy định tại Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước).
Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chi ngân sách theo dự toán, khả năng thu ngân sách huyện; trường hợp thu ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã dự kiến giảm so dự toán được cấp có thẩm quyền giao, phải chủ động xây dựng phương án điều hành để đảm bảo cân đối ngân sách cấp huyện, cấp xã, ưu tiên thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến con người, an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo theo Văn bản số 2271/UBND-TC ngày 26/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong những tháng cuối năm 2018.
Hết năm ngân sách năm 2018 chỉ những khoản dự toán chi chưa thực hiện hoặc chưa chi hết theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ mới được chuyển nguồn sang năm sau thực hiện; số còn lại sẽ bị hủy dự toán theo quy định. Không xem xét chuyển nguồn hay bổ sung dự toán ngân sách năm sau để đảm bảo cho các khoản chi này.
2. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý điều hành chi ngân sách, thực hiện phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước đúng thời hạn, nội dung, đối tượng, lĩnh vực theo quy định; đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách và chủ động bố trí kinh phí để hoàn trả kinh phí đã ứng trước (nếu có), xử lý nợ đọng theo quy định.
Trước mắt, cần chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để triển khai khoán chi quản lý hành chính; khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố; đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công; đấu thầu, đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích từ năm ngân sách 2019 theo quy định hiện hành và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thực hiện điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, hạn chế việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước, giảm số chi chuyển nguồn sang năm sau. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục triệt để, không để xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản.
Nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định theo đúng Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 8/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.
Chấp hành nghiêm quy định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), bảo đảm giá trị tài sản thanh toán sát giá thị trường, đúng quy định của pháp luật, chống thất thoát tài sản công.
Khai thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chấm dứt việc sử dụng tài sản cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, kinh doanh không đúng quy định.
Đầu tư xây dựng, mua sắm ô tô, tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch; không mua sắm xe ô tô, trang thiết bị đắt tiền không đúng quy định.
4. Về công tác quyết toán ngân sách nhà nước: Các sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện xét duyệt, thẩm định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới, tổng hợp báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định. Chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với dự án, tiểu dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước. Không để xảy ra tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư sử dụng vốn nguồn ngân sách nhà nước đã hoàn thành, nhưng chậm lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn về phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của cấp mình theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Về tăng cường đôn đốc, kiểm tra, xử lý, báo cáo, công khai
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công.
Tổ chức thực hiện kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công; chậm thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán đối với các vi phạm xảy ra trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm được giao quản lý. Việc báo cáo kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiển toán, thanh tra. Định kỳ cuối năm, tổng hợp kết quả xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân, gửi Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp việc thực hiện xử lý kỷ luật, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chậm thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán đối với các sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, tài sản công thuộc trách nhiệm được giao quản lý.
Tổ chức đôn đốc, chỉ đạo thực hiện việc báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán và những nội dung thực hiện theo quy định của Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg và chỉ đạo tại văn bản này, gửi Sở Tài chính cùng thời điểm gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng hàng năm. Riêng đối với phần báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong báo cáo gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải nêu rõ những tồn tại về quản lý tài chính - ngân sách đã được khắc phục, những tồn tại chưa khắc phục và thời gian, biện pháp để khắc phục trong thời gian tới. Trường hợp các Sở, ngành và địa phương không chấp hành chế độ báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán theo yêu cầu tại văn bản này hoặc tiến độ xử lý các sai phạm chậm, Sở Tài chính tạm dừng cấp kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
1709 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước; Văn bản số 14060/BTC-NSNN ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính về điều hành thực hiện ngân sách năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, triển khai thực hiện ngay một số nội dung trong công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước như sau:Về quản lý thu ngân sách
1. Từ nay đến hết năm 2018 cần tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định, khẩn trương xử lý theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai nhưng chậm nộp và các khoản thuế ẩn lậu được các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị thu vào ngân sách nhà nước, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2018 là 2.900 tỷ đồng đã được thông báo tại Văn bản số 2073/UBND-TC ngày 5/9/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
2. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tập trung vào những doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá; đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách nhà nước, nhất là các khoản thu theo hình thức khoán; kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan.
Nghiêm cấm thu sai quy định của Luật Thuế và các quy định pháp luật liên quan; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật; để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái với quy định.
Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể và đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện cho từng Chi cục Thuế, hạn chế phát sinh nợ thuế mới; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế, đảm bảo đúng đối tượng, đúng pháp luật.
Các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế; các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và cơ quan bảo vệ pháp luật; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà nước.
Về quản lý chi ngân sách
1. Tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, kể cả các khoản chi cho các chế độ, chính sách, nhiệm vụ, đề án theo các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia.
Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung tối đa nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thi công và thanh toán vốn đầu tư công năm 2018 theo chỉ đạo tại Văn bản số 6609/VPCP-KTTH ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 994/UBND-XD ngày 21/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018.
Thực hiện rà soát các nhiệm vụ, dự toán kinh phí thường xuyên còn lại và các khoản bổ sung trong năm 2018 để có biện pháp tổ chức triển khai thực hiện ngay trong năm 2018, giảm chi chuyển nguồn sang năm sau.
Tổ chức rà soát chi trả dứt điểm các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, an sinh xã hội cho các đối tượng được hưởng theo đúng chế độ quy định, không được để xảy ra tình trạng nợ đọng chính sách. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, chậm chễ trong công tác rà soát, phê duyệt, báo cáo đối tượng dẫn đến nợ đọng chế độ, chính sách.
Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về việc điều chỉnh dự toán chi đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong trường hợp cần thiết. Sau ngày 15/11/2018, các sở, ngành, các cấp ngân sách không quyết định điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán theo quy định tại Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước).
Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chi ngân sách theo dự toán, khả năng thu ngân sách huyện; trường hợp thu ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã dự kiến giảm so dự toán được cấp có thẩm quyền giao, phải chủ động xây dựng phương án điều hành để đảm bảo cân đối ngân sách cấp huyện, cấp xã, ưu tiên thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến con người, an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo theo Văn bản số 2271/UBND-TC ngày 26/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong những tháng cuối năm 2018.
Hết năm ngân sách năm 2018 chỉ những khoản dự toán chi chưa thực hiện hoặc chưa chi hết theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ mới được chuyển nguồn sang năm sau thực hiện; số còn lại sẽ bị hủy dự toán theo quy định. Không xem xét chuyển nguồn hay bổ sung dự toán ngân sách năm sau để đảm bảo cho các khoản chi này.
2. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý điều hành chi ngân sách, thực hiện phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước đúng thời hạn, nội dung, đối tượng, lĩnh vực theo quy định; đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách và chủ động bố trí kinh phí để hoàn trả kinh phí đã ứng trước (nếu có), xử lý nợ đọng theo quy định.
Trước mắt, cần chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để triển khai khoán chi quản lý hành chính; khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố; đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công; đấu thầu, đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích từ năm ngân sách 2019 theo quy định hiện hành và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thực hiện điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, hạn chế việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước, giảm số chi chuyển nguồn sang năm sau. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục triệt để, không để xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản.
Nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định theo đúng Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 8/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.
Chấp hành nghiêm quy định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), bảo đảm giá trị tài sản thanh toán sát giá thị trường, đúng quy định của pháp luật, chống thất thoát tài sản công.
Khai thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chấm dứt việc sử dụng tài sản cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, kinh doanh không đúng quy định.
Đầu tư xây dựng, mua sắm ô tô, tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch; không mua sắm xe ô tô, trang thiết bị đắt tiền không đúng quy định.
4. Về công tác quyết toán ngân sách nhà nước: Các sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện xét duyệt, thẩm định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới, tổng hợp báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định. Chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với dự án, tiểu dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước. Không để xảy ra tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư sử dụng vốn nguồn ngân sách nhà nước đã hoàn thành, nhưng chậm lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn về phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của cấp mình theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Về tăng cường đôn đốc, kiểm tra, xử lý, báo cáo, công khai
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công.
Tổ chức thực hiện kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công; chậm thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán đối với các vi phạm xảy ra trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm được giao quản lý. Việc báo cáo kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiển toán, thanh tra. Định kỳ cuối năm, tổng hợp kết quả xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân, gửi Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp việc thực hiện xử lý kỷ luật, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chậm thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán đối với các sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, tài sản công thuộc trách nhiệm được giao quản lý.
Tổ chức đôn đốc, chỉ đạo thực hiện việc báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán và những nội dung thực hiện theo quy định của Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg và chỉ đạo tại văn bản này, gửi Sở Tài chính cùng thời điểm gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng hàng năm. Riêng đối với phần báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong báo cáo gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải nêu rõ những tồn tại về quản lý tài chính - ngân sách đã được khắc phục, những tồn tại chưa khắc phục và thời gian, biện pháp để khắc phục trong thời gian tới. Trường hợp các Sở, ngành và địa phương không chấp hành chế độ báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán theo yêu cầu tại văn bản này hoặc tiến độ xử lý các sai phạm chậm, Sở Tài chính tạm dừng cấp kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.