CTTĐT – Với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, những năm qua tỉnh Yên Bái đã chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thông qua nhiều mô hình phát triển sản xuất, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao
Trên cơ sở đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, các xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Trong 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tỉnh Yên Bái đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất lúa chất lượng quy mô 50 ha tại huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình dâu tằm tơ tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên... Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được các mô hình phát triển sản xuất có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn như: Mô hình trồng tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên; Mô hình trồng ớt tại xã Tuy Lộc - thành phố Yên Bái...
Đặc biệt, với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng, miền; duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng, tỉnh Yên Bái đã triển khai các nội dung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến việc tiến hành tổ chức xây dựng các đề án sản xuất hàng hóa tập trung chi tiết đối với những cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài các chính sách hỗ trợ hàng năm của Trung ương, hàng năm tỉnh Yên Bái đã bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 35 - 45 tỷ đồng cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thông qua những chủ trương, chính sách đó, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nông dân từng bước nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh không ngừng tăng lên trong những năm trở lại đây. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2015 ước đạt còn 16,5% hộ nghèo. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm giảm khoảng 2-3%. Hiện nay tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khoảng 76%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm thường xuyên bình quân đạt 85%. Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề đến hết năm 2015 đạt 45%.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, tỉnh sẽ gắn việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Tạo chuyển biến một bước phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh và các chương trình, dự án, đề án được xây dựng, xác định trong nội dung Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
711 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, những năm qua tỉnh Yên Bái đã chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trên cơ sở đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, các xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Trong 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tỉnh Yên Bái đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất lúa chất lượng quy mô 50 ha tại huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình dâu tằm tơ tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên... Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được các mô hình phát triển sản xuất có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn như: Mô hình trồng tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên; Mô hình trồng ớt tại xã Tuy Lộc - thành phố Yên Bái...
Đặc biệt, với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng, miền; duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng, tỉnh Yên Bái đã triển khai các nội dung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến việc tiến hành tổ chức xây dựng các đề án sản xuất hàng hóa tập trung chi tiết đối với những cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài các chính sách hỗ trợ hàng năm của Trung ương, hàng năm tỉnh Yên Bái đã bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 35 - 45 tỷ đồng cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thông qua những chủ trương, chính sách đó, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nông dân từng bước nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh không ngừng tăng lên trong những năm trở lại đây. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2015 ước đạt còn 16,5% hộ nghèo. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm giảm khoảng 2-3%. Hiện nay tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khoảng 76%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm thường xuyên bình quân đạt 85%. Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề đến hết năm 2015 đạt 45%.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, tỉnh sẽ gắn việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Tạo chuyển biến một bước phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh và các chương trình, dự án, đề án được xây dựng, xác định trong nội dung Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.