Ngày 28/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 701/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa - Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
.
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 701/QĐ-UBND Ngày 28/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích lịch sử văn hóa Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn thuộc xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Mường Lai là một xã vùng núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Lục Yên, có diện tích tự nhiên 4.521 ha nằm trong một địa hình lớn bởi các dãy núi cao bao bọc, phía Đông Bắc giáp xã Yên Lâm, Yên Phú huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Phía Tây có dãy núi Tam Đỉnh tiếp giáp với các huyện Bắc Quang, Hà Giang và một phần huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp xã Vĩnh Lạc nằm trong vùng hồ Thác Bà.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Địa danh Mường Lai đã đi vào lịch sử cách mạng của dân tộc với mốc son chói lọi là sự kiện thành lập “Căn cứ kháng Nhật Lê Lợi” và sự ra đời của “Đội du kích Cổ Văn” - lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên được thành lập ở huyện Lục Yên.
Mường Lai ngày ấy là hai xã Cổ Văn và Từ Hiếu, toàn là rừng già hiểm trở lại được bao bọc bởi các dãy núi đá thuận lợi cho hoạt động cách mạng bí mật. Nhận thấy đây là điểm mấu chốt để phát triển cao trào cách mạng, đồng chí Phạm Văn Đồng được giao trọng trách thành lập một đội quân Tây Tiến về xã Cổ Văn và Từ Hiếu. Hoàng Triều Cống trong một lần đi tham dự cuộc hát, ngẫu nhiên được tiếp xúc với đội công tác của Việt Minh. Gặp được lý tưởng, ngay tối hôm đó Hoàng Triều Cống đã tập hợp, vận động thanh niên trong làng cùng đi theo cách mạng Việt Minh, đồng lòng phá kho thóc Nhật chia cho dân, không đi phu đi lính cho giặc Pháp, giặc Nhật, chống không trồng đay, không trồng thầu dầu cho Nhật và Pháp.
Đêm mùng 9/5/1945, trên đồi sim Cổ Văn, Đội du kích Cổ Văn được thành lập, gồm 7 người, trong đó có Hoàng Triều Cống. Nhân dân phấn khởi ủng hộ Đội du kích. Khí thế cách mạng dâng cao, Đội du kích tăng lên 17 rồi 24 người, được biên chế thành 2 tiểu đội. Hoàng Triều Cống làm tiểu đội trưởng Tiểu đội 1. Đội du kích vừa luyện tập xây dựng lực lượng vừa vận động quần chúng nhân dân ủng hộ cách mạng Việt Minh, lập dân phòng, lập các điếm canh kiểm soát người ra vào căn cứ, tổ chức mai phục đánh tan các đội quân của Quản Ván, Quản Lộc và Vàng Xập. Thanh thế Đội du kích Cổ Văn lan rộng khắp vùng.
Ngày 4/7/1945, sau khi nắm tình hình địch, Đội du kích được lệnh lên đường giải phóng châu Lục Yên. Ngày 5/7/1945, Đội du kích xuất phát từ Cổ Văn xuống Làng Giàng, xã Xuân Long rồi ngược theo sông Chảy tiến lên Lục Yên. Khi tiến đến gần Tân Lập thì trời tối, Đội du kích tìm chỗ nghỉ ngơi bên bờ sông thì phát hiện quan châu Lục Yên - Trần Lê Nghiêm đang cùng vợ con đi mảng xuôi về Yên Bái để chạy trốn trước khí thế cách mạng hừng hực dâng cao của nhân dân trên cả nước. Lúc đó trời đã tối, quan châu Trần Lê Nghiêm cũng rẽ mảng vào ngủ trên một lều canh nương ngô của người dân bỏ hoang gần đó. Ngay lập tức, Hoàng Triều Cống cùng các chiến sỹ Cổ Văn áp sát lều nương, bắt sống quan châu Lục Yên, cảm hóa và buộc hắn viết thư yêu cầu binh sỹ Lục Yên đầu hàng.
Ngày 8/7/1945, Hoàng Triều Cống cùng 26 chiến sỹ du kích bao vây đồn Lục Yên. Đội du kích Cổ Văn áp sát, khép chặt vòng vây, nín thở chờ đợi bên ngoài, còn Tiểu đội trưởng Hoàng Triều Cống một mình tay không tiến thẳng về phía những nòng súng địch, cầm thư của Trần Lê Nghiêm và tối hậu thư của Việt Minh vào dụ hàng địch trong đồn. Một phút…hai phút…ba phút… Hoàng Triều Cống mất hút trong đồn giặc. Vẫn im lặng. Đội du kích đang sẵn sàng xông lên thì trong đồn bỗng vang lên ba tiếng súng ám hiệu xin hàng của địch.
Trước khí thế cách mạng của nhân dân, lại hoang mang vì quan châu đã bỏ đồn về xuôi, nay nhận được thư của chính quan châu và thư dụ hàng của Việt Minh do Hoàng Triều Cống cầm vào, quan quản đồn Nguyễn Văn Thi đã lệnh cho binh lính hạ vũ khí, trao đồn cho quân cách mạng. Đội du kích nhất tề xông lên tước vũ khí của địch, châu Lục Yên được giải phóng. Giải phóng xong châu Lục Yên, Đội du kích Cổ Văn tiếp tục tiến đến giải phóng cho các xã thoát khỏi ách nô lệ chiếm đóng của Quản Ván, Quản Lộc, đội quân tay chân của Nhật chiếm đóng ở các xã của huyện Lục Yên.
Ngày 10/7/1945, Ủy ban kháng chiến lâm thời huyện Lục Yên ra mắt nhân dân. Chủ tịch là ông Quản Đoàn, Phó Chủ tịch là ông Hoàng Văn Lợi, Ủy ban lâm thời châu lỵ (xã Trần Phú) cũng được thành lập do ông Trường Cừ là Chủ tịch, ông cả Mỵ làm Phó Chủ tịch. Sau khi giải phóng Châu Lục Yên, tham gia thành lập Ủy ban kháng chiến lâm thời huyện và xã, đội du kích Cổ Văn trở về căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới tại vùng chiến khu. Tại đây diễn ra cuộc mít tinh lớn của đông đảo đồng bào chào mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Lúc này quân số của dội du kích đã lên đến 200 người. Sau hơn 3 tháng học tập, huấn luyện, đội du kích Cổ Văn được lệnh chia làm 3 bộ phận: Một bộ phận hướng tiến đánh bọn phỉ, quản ván ở Mường Lèng, Tân Yên, Bắc Quang. Một bộ phận hướng ngược dòng sông Chảy sang phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóng Phố Ràng - Bảo Yên, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Bàn, Than Uyên. Một bộ phận ở lại phát triển khu căn cứ, mở rộng địa bàn hoạt động xuống vùng chợ Ngọc (Yên Bình), thông tiến xuống Yên Bái. Đội du kích Cổ Văn sau hợp với bộ đội chủ lực đi khắp các chiến trường tham gia nhiều chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Nhiều chiến sĩ trong đội do có lòng dũng cảm, thông minh mưu trí nên được anh em trong đơn vị suy tôn bằng những cái tên trìu mến như: ông tướng cầm cờ Nông Văn Liên, có người bọn giặc nghe thấy tên đã hoảng sợ như Cai Thiết, Cai Bộ, có người được truyền tụng như một nữ tướng Nguyễn Thị Tuyết Mai, ông Hoàng Triều Cống được ca ngợi tay không cướp đồn giặc.
Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta, dân tộc ta đã đi vào lịch sử. Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu cao quý: "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho Đảng bộ và nhân dân xã Mường Lai. Chúng ta tự hào về những chiến sĩ áo Chàm, những con người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh, cầm súng chiến đấu góp phần giải phóng quê hương, những người đã từng làm cho kẻ thù phải khiếp vía kinh hồn, những người đã góp công lao không nhỏ vào cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam giành lại độc lập tự do cho đất nước, ngày hòa bình họ lại là những người nông dân cần cù hai sương một nắng lao động sản xuất xây dựng làng bản quê hương. Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5801 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 28/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 701/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa - Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
Di tích lịch sử văn hóa Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 701/QĐ-UBND Ngày 28/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích lịch sử văn hóa Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn thuộc xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Mường Lai là một xã vùng núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Lục Yên, có diện tích tự nhiên 4.521 ha nằm trong một địa hình lớn bởi các dãy núi cao bao bọc, phía Đông Bắc giáp xã Yên Lâm, Yên Phú huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Phía Tây có dãy núi Tam Đỉnh tiếp giáp với các huyện Bắc Quang, Hà Giang và một phần huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp xã Vĩnh Lạc nằm trong vùng hồ Thác Bà.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Địa danh Mường Lai đã đi vào lịch sử cách mạng của dân tộc với mốc son chói lọi là sự kiện thành lập “Căn cứ kháng Nhật Lê Lợi” và sự ra đời của “Đội du kích Cổ Văn” - lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên được thành lập ở huyện Lục Yên.
Mường Lai ngày ấy là hai xã Cổ Văn và Từ Hiếu, toàn là rừng già hiểm trở lại được bao bọc bởi các dãy núi đá thuận lợi cho hoạt động cách mạng bí mật. Nhận thấy đây là điểm mấu chốt để phát triển cao trào cách mạng, đồng chí Phạm Văn Đồng được giao trọng trách thành lập một đội quân Tây Tiến về xã Cổ Văn và Từ Hiếu. Hoàng Triều Cống trong một lần đi tham dự cuộc hát, ngẫu nhiên được tiếp xúc với đội công tác của Việt Minh. Gặp được lý tưởng, ngay tối hôm đó Hoàng Triều Cống đã tập hợp, vận động thanh niên trong làng cùng đi theo cách mạng Việt Minh, đồng lòng phá kho thóc Nhật chia cho dân, không đi phu đi lính cho giặc Pháp, giặc Nhật, chống không trồng đay, không trồng thầu dầu cho Nhật và Pháp.
Đêm mùng 9/5/1945, trên đồi sim Cổ Văn, Đội du kích Cổ Văn được thành lập, gồm 7 người, trong đó có Hoàng Triều Cống. Nhân dân phấn khởi ủng hộ Đội du kích. Khí thế cách mạng dâng cao, Đội du kích tăng lên 17 rồi 24 người, được biên chế thành 2 tiểu đội. Hoàng Triều Cống làm tiểu đội trưởng Tiểu đội 1. Đội du kích vừa luyện tập xây dựng lực lượng vừa vận động quần chúng nhân dân ủng hộ cách mạng Việt Minh, lập dân phòng, lập các điếm canh kiểm soát người ra vào căn cứ, tổ chức mai phục đánh tan các đội quân của Quản Ván, Quản Lộc và Vàng Xập. Thanh thế Đội du kích Cổ Văn lan rộng khắp vùng.
Ngày 4/7/1945, sau khi nắm tình hình địch, Đội du kích được lệnh lên đường giải phóng châu Lục Yên. Ngày 5/7/1945, Đội du kích xuất phát từ Cổ Văn xuống Làng Giàng, xã Xuân Long rồi ngược theo sông Chảy tiến lên Lục Yên. Khi tiến đến gần Tân Lập thì trời tối, Đội du kích tìm chỗ nghỉ ngơi bên bờ sông thì phát hiện quan châu Lục Yên - Trần Lê Nghiêm đang cùng vợ con đi mảng xuôi về Yên Bái để chạy trốn trước khí thế cách mạng hừng hực dâng cao của nhân dân trên cả nước. Lúc đó trời đã tối, quan châu Trần Lê Nghiêm cũng rẽ mảng vào ngủ trên một lều canh nương ngô của người dân bỏ hoang gần đó. Ngay lập tức, Hoàng Triều Cống cùng các chiến sỹ Cổ Văn áp sát lều nương, bắt sống quan châu Lục Yên, cảm hóa và buộc hắn viết thư yêu cầu binh sỹ Lục Yên đầu hàng.
Ngày 8/7/1945, Hoàng Triều Cống cùng 26 chiến sỹ du kích bao vây đồn Lục Yên. Đội du kích Cổ Văn áp sát, khép chặt vòng vây, nín thở chờ đợi bên ngoài, còn Tiểu đội trưởng Hoàng Triều Cống một mình tay không tiến thẳng về phía những nòng súng địch, cầm thư của Trần Lê Nghiêm và tối hậu thư của Việt Minh vào dụ hàng địch trong đồn. Một phút…hai phút…ba phút… Hoàng Triều Cống mất hút trong đồn giặc. Vẫn im lặng. Đội du kích đang sẵn sàng xông lên thì trong đồn bỗng vang lên ba tiếng súng ám hiệu xin hàng của địch.
Trước khí thế cách mạng của nhân dân, lại hoang mang vì quan châu đã bỏ đồn về xuôi, nay nhận được thư của chính quan châu và thư dụ hàng của Việt Minh do Hoàng Triều Cống cầm vào, quan quản đồn Nguyễn Văn Thi đã lệnh cho binh lính hạ vũ khí, trao đồn cho quân cách mạng. Đội du kích nhất tề xông lên tước vũ khí của địch, châu Lục Yên được giải phóng. Giải phóng xong châu Lục Yên, Đội du kích Cổ Văn tiếp tục tiến đến giải phóng cho các xã thoát khỏi ách nô lệ chiếm đóng của Quản Ván, Quản Lộc, đội quân tay chân của Nhật chiếm đóng ở các xã của huyện Lục Yên.
Ngày 10/7/1945, Ủy ban kháng chiến lâm thời huyện Lục Yên ra mắt nhân dân. Chủ tịch là ông Quản Đoàn, Phó Chủ tịch là ông Hoàng Văn Lợi, Ủy ban lâm thời châu lỵ (xã Trần Phú) cũng được thành lập do ông Trường Cừ là Chủ tịch, ông cả Mỵ làm Phó Chủ tịch. Sau khi giải phóng Châu Lục Yên, tham gia thành lập Ủy ban kháng chiến lâm thời huyện và xã, đội du kích Cổ Văn trở về căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới tại vùng chiến khu. Tại đây diễn ra cuộc mít tinh lớn của đông đảo đồng bào chào mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Lúc này quân số của dội du kích đã lên đến 200 người. Sau hơn 3 tháng học tập, huấn luyện, đội du kích Cổ Văn được lệnh chia làm 3 bộ phận: Một bộ phận hướng tiến đánh bọn phỉ, quản ván ở Mường Lèng, Tân Yên, Bắc Quang. Một bộ phận hướng ngược dòng sông Chảy sang phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóng Phố Ràng - Bảo Yên, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Bàn, Than Uyên. Một bộ phận ở lại phát triển khu căn cứ, mở rộng địa bàn hoạt động xuống vùng chợ Ngọc (Yên Bình), thông tiến xuống Yên Bái. Đội du kích Cổ Văn sau hợp với bộ đội chủ lực đi khắp các chiến trường tham gia nhiều chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Nhiều chiến sĩ trong đội do có lòng dũng cảm, thông minh mưu trí nên được anh em trong đơn vị suy tôn bằng những cái tên trìu mến như: ông tướng cầm cờ Nông Văn Liên, có người bọn giặc nghe thấy tên đã hoảng sợ như Cai Thiết, Cai Bộ, có người được truyền tụng như một nữ tướng Nguyễn Thị Tuyết Mai, ông Hoàng Triều Cống được ca ngợi tay không cướp đồn giặc.
Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta, dân tộc ta đã đi vào lịch sử. Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu cao quý: "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho Đảng bộ và nhân dân xã Mường Lai. Chúng ta tự hào về những chiến sĩ áo Chàm, những con người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh, cầm súng chiến đấu góp phần giải phóng quê hương, những người đã từng làm cho kẻ thù phải khiếp vía kinh hồn, những người đã góp công lao không nhỏ vào cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam giành lại độc lập tự do cho đất nước, ngày hòa bình họ lại là những người nông dân cần cù hai sương một nắng lao động sản xuất xây dựng làng bản quê hương. Nơi thành lập Đội du kích Cổ Văn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Yên Lương, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Chùa Hang São, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Đền Việt Thành, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Di tích Đồi dân quân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
Xem thêm »