La Pán
Tấn là xã duy nhất của huyện được chọn làm điểm để triển khai thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương,
Đảng ủy, chính quyền địa phương đã cùng tham gia đẩy mạnh, tuyên truyền vận
động về XDNTM cho nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của Chương trình và vận
động nhân dân tổ chức thực hiện. Tuy mới đạt 11/19 tiêu chí, song có thể khẳng
định chương trình XDNTM đã giúp bộ mặt nông thôn của xã có nhiều đổi thay, tỷ
lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 56,95%.
Ông
Hảng Sáy Chông - Chủ tịch UBND xã tâm sự: “Thời điểm xã được chọn làm điểm
XDNTM, tỷ lệ hộ đói nghèo ở đây chiếm tới trên 90%, số hộ cần cứu đói hàng năm
lên tới hơn 200 hộ. Nhưng với sự nỗ lực của người dân và quyết tâm cao của cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương, sau 5 năm thực hiện Chương trình, bộ mặt nông
thôn của xã đã thay đổi đáng kể, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, toàn xã
mở mới 32,5 km đường giao thông; đã bê tông hóa 26,2 km kênh mương, làm 6 nhà
cộng đồng thôn bản; xây dựng được 2 mô hình kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, diện tích sản xuất vụ đông xuân hàng
năm tăng từ 20 ha lên 95 ha”… Dù vậy, qua 5 năm thực hiện Chương trình, La Pán
Tẩn cũng bộc lộ một số khó khăn như: tỷ lệ hộ nghèo còn cao; việc huy động các
nguồn vốn khác vào XDNTM còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, sự
trông chờ ỷ lại của người dân còn lớn…
Khác
với La Pán Tẩn, xã Khao Mang không được thiên nhiên ban tặng cho những thửa
ruộng bậc thang màu mỡ, lại không nằm trong diện xã được huyện chọn làm điểm để
XDNTM. Vì thế, Khao Mang đã chọn cho mình hướng đi riêng, với phương châm “chậm
mà chắc”. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, xã đạt được 9/19 tiêu
chí; đã mở mới 25,262 km đường giao thông; kiên cố hóa 10 km kênh mương thủy
lợi, làm được 3 nhà cộng đồng thôn bản; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất cũng đạt kết quả khả quan góp phần quan trọng trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Tuy
nhiên, quá trình thực hiện Khao Mang cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như:
công tác chỉ đạo, điều hành, tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động còn
chậm, lúng túng; người dân chưa nhận thức được mình làm chủ thể trong việc tham
gia XDNTM; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, gần 60%; việc huy động từ các nguồn vốn
khác vào công trình XDNTM còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách
Nhà nước; các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến, việc xử
lý rác thải, nước thải chưa được quan tâm...
Theo
đánh giá của UBND huyện, sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, diện mạo nông thôn Mù Cang Chải đã từng bước đổi
thay, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp; kinh tế nông
thôn phát triển tích cực, đời sống nhân dân ổn định, thu nhập bình quân đầu
người tăng qua các năm, sản xuất nông nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo
hướng sản xuất hàng hoá…
Toàn
huyện mở mới được 315 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa nâng cấp, làm mới
44 công trình thuỷ lợi; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 13 triệu
đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%. Trong 5
năm, tổng nguồn vốn lồng ghép thực hiện Chương trình đạt trên 542 tỷ đồng. Kết
quả, có 2 xã đạt 11 tiêu chí, 1 xã đạt 10 tiêu chí, 5 xã đạt 9 tiêu chí, 3 xã
đạt 8 tiêu chí, 1 xã đạt 7 tiêu chí, 1 xã đạt 5 tiêu chí.
Thực
hiện kiên cố hóa công trình thủy lợi ở xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải)
Theo
ông Lê Trọng Khang - Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải thì thành công lớn
nhất của Chương trình là nhân dân trên địa bàn huyện đã dần thay đổi tư duy sản
xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã được chuyển giao, ứng dụng, từ đó
một số hộ đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn giống địa phương, nuôi gà đen có
giá trị kinh tế cao, diện tích lúa toàn huyện đã tăng lên 4.260 ha; đào tạo
2.600 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 16,2% lên 27%; huy động các
nguồn lực đầu tư với tổng kinh phí 2.680 tỷ đồng để cải tạo, xây mới các công
trình cầu, cống, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng, sửa chữa trường
học, công trình nước sinh hoạt, mở mới, nâng cấp đường giao thông… đến nay,
100% thôn, bản có đường đi được xe máy.
Tuy
nhiên, ông Lê Trọng Khang cũng cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo việc thực
hiện thành công XDNTM trên địa bàn huyện theo đúng lộ trình sẽ còn rất nan
giải. Ngoài việc do điều kiện tự nhiên và xã hội vùng cao còn khó khăn, giao
thông cách trở, nơi đây vẫn tồn tại nhiều tập quán lạc hậu trong sản xuất và
sinh hoạt thì nhận thức về trách nhiệm thực hiện các tiêu chí của người dân,
thậm chí kể cả cán bộ xã còn rất hạn chế. Có rất nhiều tiêu chí nông thôn mới
đang là thách thức lớn với địa phương, trong đó, tiêu chí khó thực hiện nhất là
môi trường, thu nhập và giao thông.
Chẳng
hạn, huyện chủ trương khuyến khích người dân xây nhà vệ sinh nhưng do địa bàn
đồi núi không có nước, nên chỉ sau một thời gian, bà con lại đổ đất vào bồn cầu
để nuôi lợn. Mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhưng cơ cấu kinh tế
nông nghiệp hiệu quả chưa cao, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất nhỏ, phân tán.
Mặt khác, chính sách đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cho Chương trình NTM còn quá
ít so với nhu cầu thực tế, số vốn đầu tư ít nhưng lại phải chia nhỏ ra cho 13
xã dẫn đến hiệu quả không cao.
Để đạt
mục tiêu đến năm 2020 có 3/13 xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới, các xã
còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên, tỷ lệ đường đến trung tâm xã, liên xã cứng
hóa 100%; thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,5 đến 2 lần so với năm 2015,
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 7%, địa phương đề nghị trung ương xem xét, ưu tiên
phân bổ thêm nguồn vốn cho các xã; đồng thời điều chỉnh một số tiêu chí phù hợp
với các xã miền núi như cơ sở vật chất, văn hóa, giao thông, nhà ở dân cư…