Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến hết năm 2014, Yên Bái có tổng số 1.349 doanh nghiệp tham gia hoạt động trên địa bàn; trong đó, ngành xây dựng có trên 400 doanh nghiệp (chiếm 34%), ngành thương mại - dịch vụ có khoảng 370 doanh nghiệp (chiếm 31,5%), ngành công nghiệp có 364 doanh nghiệp (chiếm 30%), ngành nông - lâm nghiệp có khoảng 40 doanh nghiệp (chiếm 3,5%).
Công nhân Ấn Độ làm việc tại Nhà máy xẻ đá ốp lát Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam.
Mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn nhưng các thành phần kinh tế trên địa bàn đã nỗ lực để
từng bước bắt nhịp và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp,
doanh nhân trong tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc ổn định các vấn đề xã
hội, phát triển của nền kinh tế, tạo nguồn thu lâu dài và tăng thu cho ngân
sách của tỉnh. Tổng số tiền thuế các doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước
năm 2014 trên 723 tỷ đồng, chiếm 56% tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh. Các
doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho trên 23 nghìn lao động với mức thu nhập
bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Tại Hội
nghị gặp mặt các doanh nghiệp do UBND tỉnh tổ chức vừa qua, các doanh nghiệp
Yên Bái cũng thừa nhận tuy đã trưởng thành và phát triển hơn rất nhiều nhưng
vẫn còn những vấn đề cần khắc phục như: đa số đều có quy mô kinh doanh nhỏ, yếu
về năng lực tài chính; thiếu lao động kỹ thuật; năng lực quản lý điều hành còn
nhiều hạn chế... nên chưa có sự cạnh tranh cao và luôn bị động trước biến động
của thị trường.
Sự liên
kết “4 nhà” trong sản xuất còn lỏng lẻo, sự gắn kết lợi ích giữa các bên thiếu
sự đầu tư chiều sâu nên vẫn gặp khó khăn về nguyên liệu, giá và tiêu thụ sản
phẩm. Một số doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư có năng lực tài chính yếu,
công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, đầu tư dàn trải dẫn đến chậm hoàn thành hoặc
ngừng đầu tư. Hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu sự gắn kết giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người lao động và doanh nghiệp với
địa phương.
Để giúp
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và ổn định sản xuất cùng với những giải
pháp, chính sách của Chính phủ, tỉnh đã triển khai tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 3/1/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà
nước năm 2015 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia.
Tỉnh đã
tích cực triển khai các giải pháp về giảm lãi suất cho vay, cho vay ngắn hạn
tối đa bằng đồng Việt Nam đối với sản xuất, kinh doanh hàng xuất, nhập khẩu;
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao và ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời xử lý các tồn đọng về tài
chính như khoanh nợ, giãn nợ các khoản phải nộp ngân sách đối với các doanh
nghiệp nợ thuế do nguyên nhân bất khả kháng…
Nhờ đó,
năm 2014, tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 1.279 tỷ đồng
(bằng 126% dự toán trung ương giao và 120% dự toán phấn đấu). Tính đến ngày
23/12/2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.608 tỷ đồng (bằng 120%
kế hoạch trung ương giao, 107% kế hoạch HĐND tỉnh giao); trong đó, có sự đóng
góp lớn từ khối doanh nghiệp, doanh nhân, hộ kinh doanh luôn có số thu chiếm từ
58% - 61% trên tổng số thu ngân sách của toàn tỉnh.
Ông Vũ
Minh Nghĩa - Phó giám đốc Viễn thông (VNPT) Yên Bái cho biết: “Thời gian qua,
ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh nói riêng đã có nhiều bước tiến trong cải
cách thủ tục hành chính như qui định "một cửa", hóa đơn tự in, kê
khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử... mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho
doanh nghiệp, tạo sự chủ động hơn trong kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi
phí cho doanh nghiệp.
Bên
cạnh đó, VNPT Yên Bái đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ Cục Thuế tỉnh
trong việc áp dụng chính sách thuế, nhất là các chính sách thuế mới tại đơn vị.
Những năm qua, VNPT Yên Bái luôn chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế và
hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách Nhà nước. Năm 2011, đơn vị nộp
ngân sách Nhà nước 5,3 tỷ đồng; năm 2012 nộp 8,5 tỷ đồng; năm 2013 nộp 11,5 tỷ
đồng; năm 2014 nộp 14,3 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2015 nộp ước đạt 8,4 tỷ đồng”.
Với
những đóng góp trên, những năm qua, đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã
được nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của mình. Đây là nguồn động lực cho
doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tiếp thêm động lực
cho các doanh nhân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, phát
triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
696 lượt xem
Theo Quang Thiều/Báo Yên Bái
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến hết năm 2014, Yên Bái có tổng số 1.349 doanh nghiệp tham gia hoạt động trên địa bàn; trong đó, ngành xây dựng có trên 400 doanh nghiệp (chiếm 34%), ngành thương mại - dịch vụ có khoảng 370 doanh nghiệp (chiếm 31,5%), ngành công nghiệp có 364 doanh nghiệp (chiếm 30%), ngành nông - lâm nghiệp có khoảng 40 doanh nghiệp (chiếm 3,5%).
Mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn nhưng các thành phần kinh tế trên địa bàn đã nỗ lực để
từng bước bắt nhịp và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp,
doanh nhân trong tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc ổn định các vấn đề xã
hội, phát triển của nền kinh tế, tạo nguồn thu lâu dài và tăng thu cho ngân
sách của tỉnh. Tổng số tiền thuế các doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước
năm 2014 trên 723 tỷ đồng, chiếm 56% tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh. Các
doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho trên 23 nghìn lao động với mức thu nhập
bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Tại Hội
nghị gặp mặt các doanh nghiệp do UBND tỉnh tổ chức vừa qua, các doanh nghiệp
Yên Bái cũng thừa nhận tuy đã trưởng thành và phát triển hơn rất nhiều nhưng
vẫn còn những vấn đề cần khắc phục như: đa số đều có quy mô kinh doanh nhỏ, yếu
về năng lực tài chính; thiếu lao động kỹ thuật; năng lực quản lý điều hành còn
nhiều hạn chế... nên chưa có sự cạnh tranh cao và luôn bị động trước biến động
của thị trường.
Sự liên
kết “4 nhà” trong sản xuất còn lỏng lẻo, sự gắn kết lợi ích giữa các bên thiếu
sự đầu tư chiều sâu nên vẫn gặp khó khăn về nguyên liệu, giá và tiêu thụ sản
phẩm. Một số doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư có năng lực tài chính yếu,
công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, đầu tư dàn trải dẫn đến chậm hoàn thành hoặc
ngừng đầu tư. Hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu sự gắn kết giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người lao động và doanh nghiệp với
địa phương.
Để giúp
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và ổn định sản xuất cùng với những giải
pháp, chính sách của Chính phủ, tỉnh đã triển khai tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 3/1/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà
nước năm 2015 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia.
Tỉnh đã
tích cực triển khai các giải pháp về giảm lãi suất cho vay, cho vay ngắn hạn
tối đa bằng đồng Việt Nam đối với sản xuất, kinh doanh hàng xuất, nhập khẩu;
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao và ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời xử lý các tồn đọng về tài
chính như khoanh nợ, giãn nợ các khoản phải nộp ngân sách đối với các doanh
nghiệp nợ thuế do nguyên nhân bất khả kháng…
Nhờ đó,
năm 2014, tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 1.279 tỷ đồng
(bằng 126% dự toán trung ương giao và 120% dự toán phấn đấu). Tính đến ngày
23/12/2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.608 tỷ đồng (bằng 120%
kế hoạch trung ương giao, 107% kế hoạch HĐND tỉnh giao); trong đó, có sự đóng
góp lớn từ khối doanh nghiệp, doanh nhân, hộ kinh doanh luôn có số thu chiếm từ
58% - 61% trên tổng số thu ngân sách của toàn tỉnh.
Ông Vũ
Minh Nghĩa - Phó giám đốc Viễn thông (VNPT) Yên Bái cho biết: “Thời gian qua,
ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh nói riêng đã có nhiều bước tiến trong cải
cách thủ tục hành chính như qui định "một cửa", hóa đơn tự in, kê
khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử... mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho
doanh nghiệp, tạo sự chủ động hơn trong kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi
phí cho doanh nghiệp.
Bên
cạnh đó, VNPT Yên Bái đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ Cục Thuế tỉnh
trong việc áp dụng chính sách thuế, nhất là các chính sách thuế mới tại đơn vị.
Những năm qua, VNPT Yên Bái luôn chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế và
hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách Nhà nước. Năm 2011, đơn vị nộp
ngân sách Nhà nước 5,3 tỷ đồng; năm 2012 nộp 8,5 tỷ đồng; năm 2013 nộp 11,5 tỷ
đồng; năm 2014 nộp 14,3 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2015 nộp ước đạt 8,4 tỷ đồng”.
Với
những đóng góp trên, những năm qua, đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã
được nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của mình. Đây là nguồn động lực cho
doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tiếp thêm động lực
cho các doanh nhân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, phát
triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.